Ca Covid-19 gần 62 triệu, WHO khuyên các nước cảnh giác
Gần 62 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, trong đó gần 1,5 triệu người chết, WHO khuyên các nước vẫn cần cảnh giác ngay cả khi ca nhiễm mới giảm.
Toàn cầu ghi nhận 61.908.045 ca nhiễm và 1.447.158 người đã tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 637.696 và 10.453, trong khi 42.717.697 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Y tá mặc đồ bảo hộ trước khi vào khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 24/11. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 146.893 ca nhiễm, 1.206 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca lên 13.433.102, trong đó 270.833 người đã chết.
Một ngày sau khi Mỹ đón Lễ Tạ ơn bị tắt tiếng, các trung tâm mua sắm và nhà bán lẻ áp đặt các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt, khiến ít người Mỹ đến cửa hàng hơn trong ngày Black Friday. “Hãy nhớ rằng nên tránh đám đông và mua sắm từ xa vào Black Friday”, Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear viết trên Twitter. Nhiều quan chức bang và địa phương đưa ra khuyến cáo tương tự.
Khoảng 90.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại bệnh viện ngày 27/11 – tăng gấp đôi so với tháng trước trong bối cảnh ca nhiễm ở Mỹ trong những ngày gần đây gia tăng mạnh.
Một số bang và thành phố trên khắp nước Mỹ ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm với hy vọng ngăn chặn virus lây nhiễm tại các quán bar, bữa tiệc và các sự kiện về đêm khác. Thống đốc California Gavin Newsom áp lệnh giới nghiêm với hầu hết các hạt từ 21/11, yêu cầu mọi người không được rời nhà từ 22h đến 5h sáng hôm sau ngoại trừ vì lý do thiết yếu. Các nhà hàng cũng phải đóng cửa theo khung giờ đó. Trước đó Ohio đã ban hành lệnh tương tự có hiệu lực từ ngày 19/11.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 39.414 ca nhiễm và 438 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.349.285 và 136.190.
Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại New Delhi, nơi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Quan chức New Delhi đã tăng gấp tư tiền phạt với người không đeo khẩu trang lên 2,000 rupee (27 USD).
Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), Một trong những nhà phát triển vaccine Sputnik V của Nga, thông báo rằng hãng thuốc Hetero có trụ sở tại Ấn Độ sẽ sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine này. Ngoài Ấn Độ, RDIF cho biết Sputnik V cũng sẽ được sản xuất ở Brazil, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 477 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 171.974. Số người nhiễm nCoV tăng 33.780 ca trong 24 giờ qua, lên 6.238.350.
Video đang HOT
Nhiều nơi đã bị đóng cửa sau khi virus bắt đầu xuất hiện ở Brazil vào tháng hai, nhưng cuộc sống ở các thành phố lớn nhất đã trở lại gần với mức bình thường trước đại dịch trong những tuần gần đây, với các quán bar, nhà hàng và cửa hàng đông người, thường không đeo khẩu trang.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc điều trị thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Tại châu Âu, ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại sau một mùa hè “dễ thở”, khiến nhiều nước ở châu lục phải tái áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp. Các biện pháp này dường như đã có tác dụng khi trong vài ngày gần đây, ca nhiễm mới tại một số vùng dịch lớn đã bắt đầu giảm, nhiều quốc gia đang nới dần biện pháp khi mùa Giáng sinh đang đến gần.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo 2.196.119 ca nhiễm và 51.914 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 12.459 ca nhiễm và 581 ca tử vong. Ca nhiễm mới đã giảm mạnh so với cuối tuần trước, khi Pháp báo cáo thêm gần 23.000 ca hôm 20/11.
“Đỉnh điểm của làn sóng thứ hai đã qua”, Tổng thống Macron nói vào tối 24/11, nhưng nhấn mạnh vẫn cần tiếp tục nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ông thông báo cửa hàng sẽ được mở cửa từ 28/11 và lệnh yêu cầu người dân ở nhà toàn quốc sẽ được dỡ bỏ từ ngày 15/12 nếu ca nhiễm mới hàng ở mức dưới 5.000. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn được giữ nguyên và sẽ chỉ được nới lỏng vào dịp Giáng sinh, từ ngày 24/12 đến ngày 31/12.
Anh báo cáo thêm 16.022 ca nhiễm và 521 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.589.301 và 57.551. Chính phủ đã tái áp đặt phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, đánh dấu một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II.
Giới chức Anh dự kiến dỡ bỏ toàn bộ hạn chế đi lại trong dịp Giáng sinh. Hạn chế về tụ tập xã hội cũng dự kiến được nới lỏng trong dịp này để cho phép tối đa ba hộ gia đình đón kỳ nghỉ lễ cùng nhau. Tuy nhiên, chính phủ cho biết hơn 23 triệu người sẽ phải chịu những hạn chế chặt chẽ nhất khi lệnh phong tỏa toàn quốc chấm dứt ngà 2/12.
Đức ghi nhận 22.018 ca nhiễm và 405 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.027.325 và 16.172. Mặc dù đồ thị số liệu Covid-19 đang bằng phẳng hơn, giới chức đánh giá các số liệu hàng ngày vẫn quá cao và khu điều trị tích cực tại các bệnh viện đang sắp hết giường.
Do lo ngại những người châu Âu sẽ băng qua biên giới đến các ngọn núi để trượt tuyết, Đức đã yêu cầu các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) đóng cửa các khu trượt tuyết cho đến tháng một.
Từ ngày 2/11 đến 20/12, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì “mục đích phi du lịch”. Trường học và các cửa hàng vẫn được mở cửa, nhưng tất cả nhà hàng, quán bar, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa.
Thủ tướng Angela Merkel thông báo siết chặt quy định về khẩu trang, bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở tất cả khu vực có lưu lượng người đi bộ qua lại cao cũng như ở các trung tâm thành phố.
16 bang ở Đức dự kiến nới lỏng hạn chế trong dịp Giáng sinh từ 23/12 đến 1/1/2021, cho phép tụ tập tối đa 10 người để gia đình và bạn bè có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ cùng nhau.
Nga , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 27.543 ca nhiễm nCoV và 496 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.215.533 và 38.558. Đây là lần thứ hai Nga ghi nhận ca nhiễm và tử vong hàng ngày cao kỷ lục chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.
Điện Kremlin cho biết hệ thống y tế của nước này đang chịu áp lực lớn, nhưng ngoại trừ một số khu vực, tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nga không áp đặt biện pháp phong tỏa toàn quốc mà tập trung vào các biện pháp hạn chế theo từng khu vực.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/11 cho biết Nga sẵn sàng phân phối vaccine Sputnik V cho các nước khác. Theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, Sputnik V đã đạt hiệu quả 95%. Các nhà phát triển cho biết vaccine hai liều Sputnik V dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế và miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vaccine khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thông báo quân đội Nga đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng hàng loạt với mục tiêu tiêm vaccine cho 400.000 quân nhân.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 47.095 người chết, tăng 406, trong tổng số 922.397 ca nhiễm, tăng 14.051. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Giới chức Iran thừa nhận số liệu chính thức dường như thấp hơn so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở nước này. Từ 21/11, họ áp đặt hạn chế chống dịch mới, bao gồm đóng cửa các hộ kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu tại thủ đô Tehran và khoảng 160 thành phố và thị trấn được xác định nguy cơ ở mức “đỏ”.
Ô tô sẽ không được phép rời khỏi hoặc đi vào các thành phố “đỏ” và các quy định hạn chế lái xe khác sẽ được áp dụng nhằm khuyến khích mọi người ở nhà. Các hạn chế nhẹ hơn sẽ được áp dụng cho các khu vực “cam” và “vàng” có rủi ro thấp hơn. Truyền thông nhà nước cho biết các hạn chế sẽ kéo dài ít nhất hai tuần.
Sau một thời gian ổn định, Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ tháng ba, làm dấy lên lo ngại về một làn sóng lớn thứ ba. Nước này báo cáo thêm 569 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 32.887, trong đó 516 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc hôm 19/11 thắt chặt các hướng dẫn ngăn chặn Covid-19 trước thềm kỳ thi tuyển sinh đại học dự kiến diễn ra vào ngày 3/12. Thủ tướng Chung Sye-kyun hôm qua kêu gọi hủy bỏ tất cả các cuộc tụ tập xã hội, song quán bar, câu lạc bộ đêm, các cơ sở tôn giáo và sự kiện thể thao vẫn được phép hoạt động nhưng phải giới hạn lượng người tham dự.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 522.581 ca nhiễm, tăng 5.828, trong đó người chết là 16.521, tăng 169 ca.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi giữa tháng thông báo nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước quốc hội hôm 18/11, lãnh đạo cơ quan phụ trách thực phẩm và dược phẩm Indonesia cảnh báo họ không thể cấp phép kịp cho hoạt động này đúng thời hạn tháng 12, do dữ liệu lúc đó chưa hoàn thành.
Philippines báo cáo 425.918 ca nhiễm và 8.255 ca tử vong, tăng lần lượt 1.631 và 46 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Tình hình dịch tại Philippines đã cải thiện trong thời gian gần đây. Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 21/11 chấm dứt lệnh cấm nhân viên y tế ra nước ngoài, mở đường cho y tá nước này nhận việc ở nước ngoài. Năm ngoái, gần 17.000 y tá Philippines đã ký hợp đồng làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, để đảm bảo Philippines có đủ nhân viên y tế nhằm tiếp tục chiến đấu với đại dịch, chỉ 5.000 nhân viên y tế được phép rời đi trong năm.
Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO cảnh 27/11 nói rằng ngay cả khi các quốc gia ghi nhận ca Covid-19 mới giảm, họ vẫn cần phải cảnh giác.
“Điều chúng tôi không muốn thấy là tình huống mà các bạn chuyển từ trạng thái phong tỏa để kiểm soát virus rồi lại phải tiến hành một đợt phong tỏa khác”, bà nói.
Có vaccine, dịch COVID-19 sẽ cơ bản được kiểm soát trong năm 2021
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan ngày 26/11 tuyên bố việc cho ra đời một loạt vaccine ngừa COVID-19 sẽ cho phép thế giới kiểm soát được đáng kể dịch bệnh vào năm tới.
Một loại vaccine phòng ngừa COVID-19. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu trên đài truyền hình RTE của Ireland, ông Ryan cho rằng đây là một viễn cảnh khả thi nhưng với điều kiện người dân các nước vẫn phải tuân thủ triệt để việc giữ khoảng cách an toàn và vệ sinh sạch sẽ. Theo ông, tiêm phòng vaccine không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn dịch bệnh COVID-19 mà chỉ là bổ sung thêm biện pháp phòng ngừa nhằm phá vỡ đường cong dịch bệnh, tránh phải tái áp dụng các lệnh phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Theo thống kê, tính đến sáng nay theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận gần 61,3 triệu người mắc COVID-19 và khiến gần 1.437.000 người tử vong. Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 13,2 triệu người mắc bệnh và gần 270.000 người chết.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua nhân dịp Lễ Tạ ơn, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 sẽ được tiến hành trong tuần tới và tuần kế tiếp. Những nhóm đối tượng được ưu tiên là các binh sĩ tuyến đầu, nhân viên y tế và người cao tuổi.
WHO: Cần thêm thời gian chứng minh hiệu quả vaccine Covid-19 của AstraZeneca Đại diện của WHO cho rằng vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược Anh AstraZeneca mới chỉ thử nghiệm trên diện hẹp nên cần có thêm thời gian nữa để chứng minh hiệu quả của nó. Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiến sĩ Soumya Swaminathan hôm 23/11 cho biết cần thêm thời gian để chứng minh tính...