Cả chục Bộ, ngành bị nhắc chưa làm tròn trách nhiệm trả lời cử tri
Cùng với gần chục Bộ, ngành được liệt kê, nhắc nhở về việc chưa làm tròn trách nhiệm trả lời kiến nghị của cử tri, nhiều Bộ trưởng cũng bị “phê” chưa thể hiện hết trách nhiệm được quy định khi không trực tiếp trả lời kiến nghị cử tri mà lại giao cho cấp phó trả lời…
Chiều 5/10, báo cáo UB Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá 13, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải khái quát, toàn bộ 856 kiến nghị gửi đến Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đều đã được các cơ quan trả lời bằng văn bản tới cử tri.
Tỷ lệ các kiến nghị được tiếp thu để xử lý, giải quyết dứt điểm dưới dạng ban hành sửa đổi bổ sung các chính sách pháp luật hoặc tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chiếm 20,56 % cũng được cho là cao so với kỳ họp trước.
Tuy nhiên, hạn chế là vẫn còn hiện tượng chưa chú trọng, quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, một số Bộ trưởng chưa thể hiện hết trách nhiệm được quy định về việc trả lời kiến nghị của cử tri.
Nhiều kiến nghị của cử tri yêu cầu các cơ quan nhà nước phải giải quyết các vấn đề dân sinh, bức xúc, nhưng nội dung trả lời các kiến nghị này lại chưa thật sự rõ ràng, thiếu lộ trình cụ thể hoặc chỉ viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật đã cũ, không còn phù hợp nên không giải quyết được vấn đề, chưa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của cử tri.
Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng dẫn chứng cụ thể những cơ quan chưa làm tròn trách nhiệm trong việc này như, các Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài Nguyên & Môi trường, Nội vụ và một số bộ, ngành khác…
Cụ thể, báo cáo nêu trường hợp cử tri TPHCM hỏi về cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ trí thức thì ở văn bản trả lời Bộ Nội vụ chỉ nêu, Bộ này hiện đang xây dựng chiến lược phát triển thanh niên và luật thanh niên.
Kết quả giám sát cũng cho thấy có những văn bản không trả lời thẳng vào nội dung kiến nghị của cử tri mà lại trả lời chung chung, trả lời không đúng kiến nghị cần giải quyết, không đưa ra lộ trình và biện pháp giải quyết. Vì vậy, cử tri lại tiếp tục có kiến nghị.
Trưởng Ban Dân nguyện nêu ví dụ, nội dung trả lời của Bộ Kế hoạch và đầu tư về bố trí vốn từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án bị đình hoãn còn dang dở. Trả lời của Bộ Công Thương về quản lý thị trường, phòng chống hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại, về trách nhiệm trong triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng khu gang thép Thái Nguyên.
Ví dụ khác, trả lời của Bộ Y tế về nội dung quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý vi phạm về phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản, khai thác cát, đá, sỏi…
Video đang HOT
Một điểm hạn chế khác được nêu là, việc ban hành văn bản trả lời kiến nghị cử tri là trách nhiệm của Bộ trưởng, Trưởng ngành nhưng vẫn còn hiện tượng ở một số bộ, ngành, Bộ trưởng, Trưởng ngành không trực tiếp trả lời kiến nghị cử tri mà lại giao cho cấp phó trả lời là chưa thể hiện hết trách nhiệm của Bộ trưởng, Trưởng ngành đối với cử tri và nhân dân cả nước như: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc..
Báo cáo giám sát của Ban Dân nguyện nêu đề nghị, các bộ, ngành có kế hoạch và lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm 142 kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp thứ 9, thứ 10 của Quốc hội khoá 13, trong đó đặc biệt quan tâm tới 4 vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm.
Đó là các vấn đề: tính ổn định của các phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học, Cao đẳng; vấn đề vi phạm pháp luật và các biến tướng trong hoạt động bán hàng đa cấp; vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có chính sách đột phá trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; vấn đề quản lý và xử lý các sai phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, chặt phá rừng trái phép.
P.Thảo
Theo Dantri
Tính nhầm giá xăng: Một năm hai cú sai chết người
Xảy ra việc tính nhầm giá xăng, Bộ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng của hai Bộ Công Thương - Tài chính phải chịu trách nhiệm, xin lỗi dân và sửa sai, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệ chia sẻ với Góc nhìn thẳng.
Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳngThông tin tính nhầm giá xăng đang khiến cho dư luận không khỏi hoang mang và bức xúc. Kể từ Nghị định 100 hướng dẫn các điều sửa đổi về thuế có hiệu lực (1/7), ba kỳ điều hành giá xăng đầu tiên đã tính thiếu khoảng 185 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt và ba kỳ điều hành giá gần đây cho thấy tình trạng thuế "chồng" thuế, khi thuế đánh cả vào khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vốn là Quỹ của người tiêu dùng.
Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân do đâu và cần phải khắc phục những hạn chế trên như thế nào?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Nhà báo Phạm Huyền: Ông đánh giá ra sao về tình trạng "tính nhầm" giá xăng của Liên Bộ Công Thương- Tài chính?
Ông Phan Thế Ruệ: Tôi cho là việc "tính nhầm" thuế tiêu thụ đặc biệt xăng theo Nghị định 100 là sự chủ quan nhầm lẫn của Liên Bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài chính. Bởi trước khi điều chỉnh giá xăng, hai "anh" này phải gặp nhau, anh Bộ Tài chính phải đưa ra giá cơ sở, phải thảo luận và người quyết định điều chỉnh giá cuối cùng là Bộ Công Thương.
Đây là một sai lầm, một sự chủ quan và nó không phù hợp với Nghị định mới. Lần sau, đừng có nhầm lẫn như vậy, đừng có quên những chuyện như vậy.
Nghị định 100 là do Bộ Tài chính soạn thảo, trình lên Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn là do Bộ chịu trách nhiệm mà các cán bộ điều hành giá lại không để ý tới. Đây là một cái sai lầm chết người, dẫn đến chuyện, không cẩn thận làm cho người tiêu dùng thiệt thòi và đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phạm Huyền: Trả lời báo chí mới đây, Bộ Tài chính có cho rằng, đối với việc tính thiếu thuế tiêu thụ đặc biệt 3 kỳ điều hành giá đầu tiên thì doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, bù đắp lại để kê khai nộp thuế đúng quy định của Luật. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra là vin vào việc anh (Petrolimex) là doanh nghiệp Nhà nước, nên phải tiết giảm chi phí. Nhưng các đầu mối xăng dầu bây giờ đâu chỉ có mỗi doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Anh cứ bảo lấy cái danh DNNN như thế để áp vào như vậy thì rõ ràng, tư duy của người làm chính sách là không phù hợp với tình hình hiện nay.
Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ)
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, theo Nghị định 100, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra (trước VAT, thuế bảo vệ môi trường), nhưng đối với mặt hàng xăng, hiện nay, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã được tính bao cả Quỹ bình ổn giá, vốn là Quỹ của người tiêu dùng. Điều này có phù hợp hay không?
Ông Phan Thế Ruệ: Trên thế giới, người ta tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở đầu ra là đúng. Nhưng tính như thế nào để cho phù hợp, để không bị thuế chồng thuế là việc mà các cơ quan thuế, Bộ Tài chính phải tính toán.
Ví dụ, rõ ràng là anh tính trên cơ sở giá đầu ra nhưng không được để có sự trùng lặp, chỉ chọn ra những khoản nào được tính và những khoản nào không được tính làm giá tính thuế.
Chẳng hạn ở giá xăng, Quỹ bình ổn chẳng hạn, bản thân Quỹ này đã là có sự bất hợp lý. Trong Nghị định 83, 11 yếu tố tạo ra giá cơ sở, trong đó có Quỹ bình ổn và đặc biệt còn có lợi nhuận định mức. Thế thì, ông tính giá tính thuế lại gộp tất cả lại như vậy thì thành ra, lợi nhuận định mức không còn là 300 đồng/lít (theo quy định) nữa mà lại được cộng thêm thuế (10%), Quỹ bình ổn trích ra cũng do tính thuế như vậy lại được cộng thêm.
Thực chất, Quỹ bình ổn đã chính là tiền người tiêu dùng ứng ra cho thị trường rồi. Thế thì bây giờ, các ông tính như thế là đã là vô lý.
Ở đây, có cái là tính theo giá đầu ra là đúng rồi, Nghị định 100, tôi cho là phương pháp tính là đúng, nhưng phải trừ các khoản không hợp lý ra sao. Không phải anh cứ cộng gộp tất cả các khoản lại rồi nhân lên.
Thuế chồng thuế là không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể, Nhà nước sẽ thu được một khoản nào đó. Doanh nghiệp phải hi sinh quyền lợi của mình để đưa thuế vào. Nhưng rõ ràng, thuế chồng thuế thì giá bán ra tăng. Giá bán ra tăng thì người tiêu dùng bị thiệt. Nghĩa là, nó không bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số người tiêu dùng.
Nhà báo Phạm Huyền: Bộ Công Thương có cho rằng, tất cả các câu chuyện liên quan đến thuế, phí Quỹ xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Trước kỳ điều hành, Bộ Tài chính gửi thông báo áp dụng thuế, Quỹ ra sao thì Bộ Công Thương sẽ làm theo và không quan tâm đến việc Luật, Nghị định đã có hiệu lực từ lâu (1/7). Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Trong quy định của Nghị định 83 và trong hướng dẫn của Thông tư Liên Bộ đã nói, mỗi lần điều chỉnh, hai bộ phải thống nhất với nhau. Bộ Tài chính đưa ra giá cơ sở, Bộ Công Thương phải xem xét. Hai Bộ phải trao đổi với nhau, lần này điều chỉnh thì giảm bao nhiêu, tăng bao nhiêu?
Bây giờ việc xảy ra rồi, Bộ nọ đổ lỗi cho bộ kia là không đúng, không khách quan. Khuyết điểm này là của Liên Bộ, của Tổ điều hành giá.
Trước hết, ông Cục Quản lý giá phải chịu trách nhiệm, cao hơn là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm, hay ông Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm và cao hơn nữa là Bộ trưởng Công Thương cũng phải chịu trách nhiệm. Thế mới đúng luật pháp.
Tôi cho rằng, cái tối thiểu nhất, trước hết ông phải xin lỗi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ông sai ông phải nhận: Tôi xin lỗi, tôi sai, a, b, c thế này. Sau đó, ông phải họp lại, quy trách nhiệm, sửa sai.
Đồng chí Thủ tướng vào Hội An, còn phải xin lỗi dân vì chuyện xe kéo hàng đàn vào phố đi bộ. Thế thì, mấy ông Bộ trưởng phải xin lỗi đồng báo, Cục trưởng phải xin lỗi quốc dân đồng bào, doanh nghiệp rồi sau đó, nhận khuyết điểm và tự phê bình.
Nhà báo Phạm Huyền: Với những thiếu sót như vậy, theo ông, cần phải khắc phục như thế nào?
Ông Phan Thế Ruệ: Từ đầu năm đến giờ, tôi cho trong điều hành giá xăng dầu là 2 cú sai rồi. Mà hai cú này đều sai chết người. Toàn là liên quan đến trăm tỷ, thậm chí là nghìn tỷ. Ví dụ như "cú" tính thuế nhập khẩu chênh lệch giữa thuế từ Hàn Quốc vào là 10% mà lại tính là 20% vào giá cơ sở.
Đây là việc cần phải rút kinh nghiệm.
Từ đây trở đi, cơ quan điều hành giá hai bộ phải hết sức hợp tác với nhau. Ở các nước phát triển, ông làm sai là trước hết ông phải xin lỗi dân, thậm chí phải từ chức, rồi bù đắp vào bằng tiền của mình.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Giờ lấy ngân sách ra bù thì cũng là ngân sách, của dân, lấy Quỹ bình ổn ra bù theo ý kiến của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thì là tiền của dân. Trong khi đó, công chức Nhà nước làm gì có tiền mà đền bù. Ông Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Vụ trưởng Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm về việc này.
Kỷ luật kỷ cương phải nghiêm túc, không thì cuối cùng hoà cả làng thì lần sau lại mắc thôi. Tôi cho là, vụ này mà hoà cả làng thì lần sau công tác điều hành giá xăng dầu sẽ vẫn mắc thôi.
Theo VietNamNet
Họp quá nhiều do bộ trưởng, chủ tịch tỉnh "đẩy" việc lên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng và Chính phủ thời gian qua phải họp nhiều do bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không làm tròn trách nhiệm, "đẩy" việc lên. Sáng nay 22-9, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra tại Văn phòng Chính phủ (VPCP) về việc thực hiện nhiệm vụ do Chính...