Cá chết ở Kỳ Anh có thể do đánh mìn?
Vừa qua tại thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng cá bị chết trôi dạt vào bờ biển. Tuy nhiên theo những người có kinh nghiệm trong nghề đi biển, hiện tượng trên có thể là do đánh mìn.
Trước đó, cách đây khoảng 10 ngày, trên bãi biển thuộc thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết rải rác trôi dạt vào bờ biển. Người dân sau đó đã tiến hành thu gom lại được tổng trọng lượng khoảng 80kg.
Theo người dân, cá chết trôi vào bờ có thể do đánh mìn ngoài khơi. (Ảnh: P.T)
Một ngư dân có nhiều năm gắn bó với nghề đi biển cho biết, số lượng cá chết chủ yếu là cá Chang.
“Cá này chủ yếu sống ở ngoài khơi xa. Đây có thể là do ngư dân dùng mìn đánh bắt. Số cá bị trôi dạt vào bờ là do họ bắt không hết”, người dân này nhận định.
Khi nhận được tin, các cơ quan chức năng đã xuống hiện trường, xác minh sự việc.
Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết, đơn vị này phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Phòng cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Hà Tĩnh) và Viện Công nghệ Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) xuống lấy mẫu xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân cá chết.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cũng cho biết thêm: “Sáng nay (14/4) anh em đang tiếp tục cho người xuống kiểm tra, theo dõi xem còn tình trạng cá chết trôi vào bờ hay không. Đồng thời lấy mẫu để xác định nguyên nhân cá chết”.
Video đang HOT
Xuân Sinh
Theo Dantri
Giáp năm con cá miền Trung
Thế là tròn một năm con cá biển 4 tỉnh miền Trung bị chết bởi cú xả độc của Formosa Hà Tĩnh.
Thế là tròn một năm con cá biển 4 tỉnh miền Trung bị chết bởi cú xả độc của Formosa Hà Tĩnh.
Làng tôi một làng biển bãi ngang đau niềm đau chung đó. Người phía biển gọi là giáp năm một cách nhớ thương và tôn kính những linh hồn cá đã qua đời để con người được biết môi trường biển khơi trong vòng cung Formosa.
Những ai sống ở biển hay yêu biển mới nhớ những tháng ngày cá tấp vào bờ đó. 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế chưa bao giờ trải qua một bi kịch môi trường đầy đau thương như thế.Ai mất tròn năm thì người làng gọi tên là giáp năm bằng lòng trọng thị. Con cá qua đời một năm người làng biển vẫn không quên.
Nhiều tàu thuyền ngư dân đã phải nằm bờ do Formosa xả thải. Ảnh: Ngọc Vũ
Món biển phổ biến tận mọi ngóc ngách tâm hồn, gác nhà ai dù giàu hay nghèo đều có khúc cá biển tươi rói, không có đồ biển, bữa cơm thật sự nhạt và thiếu thốn vì thèm mặn mòi ngay trong từng suy nghĩ.
Cả mảnh làng nhỏ của tôi, nhiều tháng, thậm chí cả năm rồi, không ít nhà nhớ da diết với nỗi lòng đau đáu làm sao có một bữa cơm tự nhiên như khi chưa có cú xả của Formosa.
Tự nhiên ở làng cát vào bữa ăn đơn giản thôi, đó là có canh cá, con nục kho mặn, hay bữa mực nấu dứa chan với cơm nguội, ngào lên bao ký ức bản quán thiết thân. Ngon hơn là con cá hố kho xổi, hay bát nước mắt cốt chượp thủ công.
Đặc sản hơn thì con cá thu hay cá ngứa trong bữa cỗ linh đình của dòng họ hay hội làng kho với ớt xanh đậm màu quê nhà luôn níu giữ nghĩa xóm làng trong mỗi con người.
Nhưng những bữa cơm như thế bỗng dưng vỡ vụn bởi cá chết. Cái cảm giác ở ngay chính biển lại thèm đến xót xa mùi vị biển ngon trong những ngày đó thật sự là khó khăn với người làng cát. 3 tỉnh cá chết 2 đợt, Quảng Bình cá chết đến 3 đợt mới là điều cay đắng.
Cay đắng hơn nữa, người phía làng tôi, cả một năm trời cúng cỗ không dám đưa món cá biển lên trang thờ, điều mà mấy trăm năm lập làng chưa hề có.
Với người phía cát, đó là nỗi buồn bất kính tổ tiên. Bởi đi lên từ mặn mòi của biển, cha ông khai canh lập làng từ cá biển, người đi trước dặn người đi sau lúc thác xuống, bát cơm cúng sau khi nhắm mắt là khúc cá biển dù giàu hay nghèo. Đó là cách ơn nhớ cho hậu thế làng biển biết mình từ đâu mà sống ở bản quán này.
Rồi thì Formosa Hà Tĩnh cũng cúi mặt nhận tội bởi vệt nước đỏ gạch xuất hiện ở xã biển bãi ngang Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình khi các nhà khoa học vào cuộc, xác minh nguồn thải từ công ty này.
Những diễn biến trên báo chí hay mạng xã hội liên quan người dân đều đã được biết, nhưng bên trong những làng cát bên bờ biển Đông thật sự vẫn còn quá nhiều khó khăn sau cú giết hại biển bạc này.
Dù người dân đang nhận tiền đền bù của Formosa nhưng mọi hoạt động sản xuất vẫn chưa thể khôi phục lại bình thường như hồi năm 2015, và thật sự để có hình ảnh đó nó cần một thời gian dài chứ không thể tính một vài năm.
Ngư dân đã bắt đầu ra khơi và buôn bán hải sản trở lại. Ảnh: Ngọc Thọ
Không khí làng biển hay các bãi biển cũng mới chỉ ấm dần lên khi các chỉ tiêu quan trắc nước biển gần bờ đã phù hợp các quy chuẩn Việt Nam nhưng Bộ Y tế từng khuyến cáo 154 loài thủy sản tầng đáy chưa được ăn từ mấy tháng thảm họa vào năm 2016 hiện không có dấu hiệu gỡ bỏ thì người dân vẫn khó khăn lựa chọn món biển để xua tan đi sự thèm nhớ cồn cào vô biên.
Cô bạn đồng nghiệp của tôi kể rằng, ngày xưa nhỏ nhà nghèo mơ ước con cá nục nhỏ bé bắc qua chén cơm trắng, ngày hôm nay con cái của cô ấy lại thèm y hệt như vậy nhưng với lý do một năm rồi nhà cô ấy không dám mua lại con cá nục ở chợ.
Bởi hội chứng Formosa đang là vấn đề đau đầu cho nhiều người quyết định đến bữa ăn gia đình mà con cái là đối tượng cần đảm bảo sức khỏe trước nhất vì tương lai của chúng còn dài và trách nhiệm duy trì giống nòi khi lớn lên do chúng lãnh nhiệm là câu chuyện không hề đơn giản.
Bữa ăn của nhiều gia đình đang dần có con cá trở lại, bát cơm như ấm dần lên không chỉ người làng biển mà người đồng bằng, miền núi cũng thế.
Nhưng để tự tin như trước thì thật khó để có một phong vũ biểu đo đếm chính xác. Một năm linh hồn cá qua đời, bãi biển không như cô đơn nữa, đường cát bên chân sóng không như nghĩa địa cá mỗi sớm mai người làng chứng kiến của một năm trước, nhưng vô số hình ảnh của năm trước vẫn còn ám ảnh.
Người ta nói đó là hội chứng cú xả độc của Formosa tạo cơn sang chấn tinh thần với nhiều người và môi trường biển mà còn lâu nữa mới phai nhòa trong tâm trí. Giáp năm con cá miền Trung nhớ về nó để tưởng nhớ về một giai đoạn đau thương mà biết ơn nó đã chết cho con người được sống trong cảnh báo phải coi trọng môi trường mới có thể sinh tồn cùng nhau.
Theo Danviet
Phát hiện doanh nghiệp chôn ống ngầm xả thải ra sông Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện và chính quyền địa phương đã kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Bãi Bùi, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh có chôn ngầm đường ống nhựa, xả nước thải từ đáy bể phản...