Cá chết hàng loạt trên rạch Tây Ninh
Từ sáng sớm 26.12, đông đảo người dân sống ven rạch Tây Ninh, nối ra sông Vàm Cỏ Đông, thuộc khu vực ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã vớt được hàng tấn cá chết bất thường trên khúc sông này.
Cá chết nổi trên mặt rạch Tây Ninh
Theo người dân địa phương, cá bắt đầu có hiện tượng ngợp nước từ 21 giờ tối 25.12. Đến sáng 26.12, cá bắt đầu nổi trắng mặt sông Vàm Cỏ Đông.
Bà Nguyễn Thị Thương ngụ ấp Thanh Phước cho biết mới chỉ trong buổi sáng, gia đình bà đã vớt được gần 300 kg cá (gồm các loại cá mè, rô phi, cá lăng). Do số lượng cá quá nhiều nên bà bán bớt, số còn lại ủ làm mắm mà chẳng còn chỗ chứa.
Gần đó, bà Nguyễn Thị Vui lo lắng cho bè cá của gia đình, với số tiền vay ngân hàng hơn 20 triệu đồng: “Sau khi nước có mùi bất thường, đàn cá lóc, cá thác lác cườm trong bè nuôi bắt đầu tung nhảy rầm rầm, đến sáng này thì vừa chết, vừa bỏ ăn gần hết”.
Gia đình bà Vui cũng vớt cá ngợp gần khu vực mé sông được hơn 50 kg. Bà Vui nói: “Nếu như ngày thường chỉ đánh bắt được 3 – 5 kg thì chỉ trong buổi sáng nay, trung bình mỗi hộ dân ở đây vớt được từ 50 – 300 kg”.
Video đang HOT
Người dân xử lý số cá vớt được sáng 26.12
Trao đổi thêm với phóng viên Thanh Niên Online, ông Đặng Văn Nghĩa, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi cá bè ấp Thanh Phước rầu rĩ: “Cá sông chết trắng như vậy thì cá bè của 40 hộ dân trong xã này khó lòng mà qua khỏi rồi”.
Theo ông Nghĩa: “Mới đây, sông Vàm Cỏ Đông bắt đầu cải thiện nguồn nước, bằng chứng là sông đã xuất hiện tôm cá trở lại sau nhiều năm. Chúng tôi chưa kịp mừng thì bây giờ lại ra thế này. Nước ô nhiễm đến mức tôm, cua leo lên bờ mà chết, ốc thì cũng nổi đen mặt nước thì cá làm sao mà sống nổi”.
Theo người dân nhận định, tối qua xuất hiện một cơn mưa lớn trên diện rộng kéo dài hơn 20 phút. Có thể, một nhà máy nào đó ở khu vực này đã cố tình xả thải ra môi trường.
Sau khi xảy ra vụ việc, người dân đã báo lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh. Trong đêm, cán bộ chuyên môn Sở đã có mặt tại hiện trường để lấy mẫu xét nghiệm nhưng chưa có kết quả.
Trả lời phóng viên Thanh Niên Online, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Tây Ninh cho rằng trong nước có mùi đường nên khả năng là do một nhà máy đường trên địa bàn xả thải gây ra.
Tin, ảnh: Giang Phương
Theo Thanhnien
TP HCM lên đề án dọn sạch lục bình trên kênh, rạch
Gần 700 km kênh, rạch ở TP HCM đang bị lục bình tấn công, ngăn cản dòng chảy, gia tăng ô nhiễm, dịch bệch khu vực nội thành.
Để xử lý lục bình ngăn dòng chảy các kênh, rạch trên địa bàn, TP HCM đã xây dựng đề án "cắt, vớt cỏ rong, lục bình" với mục tiêu trong năm 2015 hệ thống kênh rạch trên địa bàn sẽ không còn bị loại thực vật này ngăn dòng chảy.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm vừa giao Sở Tài Nguyên - Môi trường phối hợp với các sở, ngành và quận huyện liên quan nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và ban hành quy trình kỹ thuật vớt lục bình, rong cỏ và rác thải tại các sông và kênh, rạch. Trước mắt, ưu tiên thực hiện các yêu cầu này đối với máy cắt, vớt lục bình.
Mỗi năm TP HCM chi hàng tỷ đồng cho việc vớt lục bình và rác trên sông và các kênh rạch. Ảnh: H.C
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị được giao hoàn thiện phương án cụ thể thực hiện việc vớt lục bình trên thượng nguồn sông Sài Gòn để trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì đề xuất đầu tư thêm máy cắt, vớt lục bình để sớm giải quyết tình trạng lục bình ngăn dòng chảy tại các tuyến sông, kênh, rạch. Mục tiêu trong năm 2015, sẽ xử lý xong cơ bản loại thực vật này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, thành phố có khoảng 2.000 km kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước. Thế nhưng, hiện có 170 kênh rạch với gần 700 km bị lục bình, cỏ dại phát triển ngăn cản dòng chảy, gia tăng ô nhiễm khu vực nội thành và tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Để khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm, Sở Tài Nguyên - Môi trường đã giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị trục vớt lục bình phía thượng nguồn, phần còn lại giao các quận, huyện. Tuy nhiên, phương pháp vớt loại thực vật này vẫn làm theo kiểu chèo xuồng ra vớt rồi vận chuyển lục bình bằng đường bộ đi xử lý theo diện rác sinh hoạt. Việc xử lý theo kiểu thủ công vừa không mang lại hiệu quả cao lại khiến mỗi năm TP HCM phải bỏ ra hơn 2,7 tỷ đồng.
Giữa năm 2013, sau chuyến thực địa tại huyện Bình Chánh, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã thống nhất chủ trương thử nghiệm hệ thống máy cắt, vớt do ĐH Công nghiệp nghiên cứu chế tạo tại một số kênh rạch của quận Bình Thạnh, đồng thời giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn phối hợp với trường nghiên cứu cải tiến thêm chức năng của máy, giao Trung tâm Công nghệ sinh học tổ chức chuyển giao công nghệ xử lý ủ hoai, sản xuất nguyên vật liệu phân bón hữu cơ, vi sinh từ cây lục bình... Tuy nhiên, đến nay lục bình vẫn đang là một vấn nạn mà thành phố chưa thể xử lý triệt để.
Trung Sơn
Theo VNE
Xa quê, nhớ món canh dưa môn muối của mẹ Mỗi một vùng miền thôn quê Việt Nam đều có những món ăn đặc trưng của từng vùng miền đó. Nhưng với món dưa môn thì không có gì xa lạ với bất cứ ai đã từng sinh ra và lớn lên nơi làng quê nghèo khó. Cây môn gần gũi, thân thương đậm tình quê và là nguồn thực phâm lành tính,...