Cá bống trứng mùa nước son
Ảnh: Phương Kiều
Cuối tháng 6 âm lịch, nước sông Hậu dần nhuốm đỏ. Đứng trên cầu Cái Răng (Cần Thơ) nhìn xuống, ta thấy một dải nước đỏ như tấm lụa đào giữa hai làn nước bạc lấp lánh trong nắng.
Phải thêm nhiều ngày, nhiều tuần nữa, mưa già hơn, con nước đỏ mới nhuộm hết cả mặt sông, mới tiến sâu vào các kinh, rạch xa xôi. Bấy giờ, người ta gọi một cách chính danh: mùa nước son – mùa cá bống trứng.
Mới đầu mùa, các chợ đã thấy bày bán khá nhiều cá bống trứng. Những con cá nhỏ bằng ngón tay út, bụng căng cứng trứng vàng hượm, nổi rõ dưới làn da nâu nhạt, mỏng tang. Không lệ thuộc thời vụ, không cần đợi lúc nông nhàn, hớt cá bống trứng chỉ đợi con nước son đổ về, và thường hớt về đêm. Chỉ cần một ngọn đèn chong, một chiếc xuồng tam bản và một cái rổ xúc là người ta “khoèo” dầm tách bến, tiến về phía mấy giề lục bình trôi. Và, mặt rổ cắt xéo góc 45 độ so với mặt nước, phía dưới bộ rễ lục bình. Vục sâu rổ vào, lật ngang, nhanh tay giở lên khỏi mặt nước. Gạt lục bình ra. Những con cá bống trứng lẫn tép bạc nhảy xoi xói trong lòng rổ.
Nhưng, đầu mùa, lượng cá bống trứng chẳng mùi mẽ gì so với “chính vụ”. Đó là rằm tháng tám âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm Trung thu, thường là dưới những cơn mưa rỉ rả, cá bống trứng ở đâu không biết, quần tụ, bám đầy rễ các giề lục bình làm ổ đẻ. Với duy nhất một đêm “chính vụ”, dòng kinh, con rạch như đêm hội hoa đăng. Đèn chong chấp chới, lập lòe trên sông nước. Những cái rổ khi giở lên, lúc lại “chém” xuống nước khiến đêm thôn quê xao động.
Về nhà. Đổ cá ra, hớt mang, đuôi, làm sạch vảy bằng cách chà mớ cá trong chiếc rổ tre. Rửa sạch, cho vào ơ, kho khô, chế chút mỡ, rắc tiêu xay. Nồi cháo trắng chín nhừ trên bếp kế bên, sẵn tay cho vào thêm một ít tép bạc đã bóc vỏ. Nồi cháo mới ngon làm sao khi cắn một nửa con cá bống cứng săn trong răng. Bao nhiêu sức lực hao phí vừa qua, cái lạnh của đêm mưa dầm nhanh chóng biến mất…
Video đang HOT
Ở Bến Tre còn có món cá bống trứng kho sả. Cá kho bằng ơ đất, chế nước cốt dừa đặc sánh, béo ngậy, ăn cùng bắp chuối đập và đọt lục bình.
Theo VNE
[Chế biến]-Tép bạc rim dứa
Tép tươi ngọt mềm rim cùng với dứa cho vị chua mặn ngọt ăn rất hao cơm.
Nguyên liệu:
- 200g tép bạc tươi (loại tôm nhỏ bé bằng cỡ ngón tay, còn cả đầu)
- 1 miếng dứa
- Nước mắm, đường, hạt tiêu, dầu ăn, hành lá.
Cách làm:
- Tép cắt bỏ phần đầu nhọn có râu, đuôi và chân rồi rửa sạch với chút muối sau đó để ra rổ cho ráo nước.
- Dứa cắt miếng nhỏ bằng với cỡ tép. Hành lá cắt khúc ngắn.
- Bắc chảo lên bếp để lửa to vừa, cho vào chảo khoảng một thìa canh dầu ăn cùng với một thìa canh đường đun cho đến khi đường vừa bắt đầu chuyển màu thì cho tép vào đảo đều tay, tiếp theo cho nước mắm vào, đảo đều cho tép thấm mắm và đường.
- Sau đó cho tiếp dứa vào rim cùng. Cả tép và dứa sẽ ra nhiều nước, bạn đảo đều và vặn lửa nhỏ hơn để rim cho đến khi nước rim cạn còn một ít là được, nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Cuối cùng tắt bếp, rắc hành lá và tiêu vào đảo đều rồi cho ra đĩa. Dùng với cơm trắng làm món ăn mặn.
Chọn mua tép bạc tươi còn cả đầu.
Chuẩn bị nguyên liệu.
Xào tép với nước mắm, đường.
Cho dứa vào rim cùng.
Hà Linh
Theo ngôi sao
Về Sóc Trăng thưởng thức đặc sản cá bống sao Có rất nhiều món ăn dân dã đậm chất hương đồng cỏ nội đã đi vào ký ức người dân Nam Bộ như cá kèo kho tiêu, cá linh kho mía, cá lòng tong kho mỡ hành, cá bống trứng kho nước cốt dừa... nhưng ít ai nhắc đến con cá bống sao. Đó là một loài cá mình tròn và dài như...