Ca bệnh tăng kỷ lục, Thái Lan “vật lộn” đối phó Covid-19
Thái Lan lần đầu tiên vượt qua mốc 16.000 ca Covid-19 mới trong 24h kể từ khi dịch bùng phát năm ngoái, giữa lúc quốc gia Đông Nam Á đang gồng mình đối phó sự bùng phát dữ dội của Covid-19.
Thái Lan tiến hành chương trình tiêm chủng trong lúc làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang bùng nổ (Ảnh: AP).
Bộ Y tế Thái Lan ngày 28/7 thông báo, nước này ghi nhận 16.533 ca Covid-19 mới, mức tăng cao chưa từng có kể từ khi dịch bùng phát. Kỷ lục trước đó là 15.376, ghi nhận hôm 26/7.
Hôm nay, Thái Lan có thêm 133 người chết vì dịch. Kỷ lục về số ca tử vong hiện là 144 ghi nhận hôm 17/7.
Thái Lan đang “vật lộn” với làn sóng lây nhiễm thứ 3 nghiêm trọng, bắt đầu từ ngày 1/4. Chỉ trong 3 tháng, Thái Lan có thêm 514.498 ca Covid-19 và 4.303 người chết. Tính từ khi dịch bùng phát, Thái Lan có tổng cộng 543.361 ca bệnh và 4.397 người thiệt mạng.
Ngày 27/7, Thái Lan bắt đầu chiến dịch đưa các bệnh nhân dương tính với virus từ Bangkok trở về quê nhà bằng tàu hỏa để cách ly và chữa trị. Đây là phương án được thực thi nhằm giảm tải gánh nặng lên hệ thống y tế đang quá tải ở khu vực thủ đô.
Hôm qua, một đoàn tàu chở 100 bệnh nhân đã rời Bangkok và dừng lần lượt ở 7 tỉnh để cho bệnh nhân xuống. Các nhân viên y tế địa phương được cắt cử ra đón người bệnh ở ga và đưa vào bệnh viện chữa trị.
Video đang HOT
Bangkok hôm 26/7 báo động rằng toàn bộ giường chăm sóc tích cực (ICU) ở bệnh viện công đã không còn chỗ trống. Chính quyền đã đề nghị quân đội cử nhân lực tới hỗ trợ tại các bệnh viện dân sự.
Thái Lan tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện việc đưa bệnh nhân về quê để đảm bảo ai cũng sẽ có giường bệnh và nhận được điều trị. Một quan chức cấp cao cho biết, họ sẽ huy động xe buýt, thậm chí máy bay để gửi bệnh nhân về các tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
“Thiên đường du lịch” Phuket nguy cơ đóng cửa trở lại
Số ca bệnh ở Phuket tăng vọt trong tuần qua (Ảnh: Bloomberg).
Trong khi đó, Phuket, điểm du lịch đầu tiên Thái Lan mở cửa trở lại và miễn cách ly với du khách đã tiêm chủng, đang chứng kiến số ca bệnh tăng vọt trong những ngày qua. Điều này làm dấy lên nguy cơ, hòn đảo có thể bị dừng chương trình thử nghiệm mở cửa du lịch, theo Bloomberg.
Phuket ghi nhận 125 ca Covid-19 trong tuần qua, cao hơn ngưỡng mà chính quyền đặt ra để cân nhắc việc tạm dừng chương trình (90 ca). Hòn đảo hiện đã đóng cửa trường học, trung tâm thương mại và cấm tụ tập hơn 100 người kể từ 27/7 để ngăn virus lây lan mạnh hơn.
Phần lớn ca bệnh ghi nhận là người dân địa phương. Trong 11.800 du khách tới đảo từ 1/7, có 26 người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc Covid-19.
Theo giới quan sát, bất cứ bước lùi nào của mô hình mà Phuket đang áp dụng có thể ảnh hưởng tới kế hoạch của Thái Lan nhằm mở rộng chương trình này ra các điểm du lịch khác trong nỗ lực giải cứu nền du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh trong năm qua.
Phuket hiện đã tiêm chủng đủ số mũi cho 70% dân số và vẫn đang theo dõi tình hình dịch bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ này trên toàn Thái Lan là 5%.
Lời cảnh báo từ lũ lịch sử ở châu Âu
Lũ kỷ lục ở Tây Âu là hiện tượng thời tiết cực đoan mới nhất thế giới chứng kiến và giới chuyên gia cảnh báo nó sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai.
Khung cảnh tan hoang ở Erftstadt-Blessem, Đức sau trận lũ. REUTERS
Trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập niên đã gây thiệt hại nặng nề cho Đức và các nước lân cận vài ngày qua. AFP dẫn lời nhà chức trách hôm qua cho biết ít nhất 150 người thiệt mạng, trong đó 133 nạn nhân ở Đức và số còn lại được ghi nhận ở Bỉ. Chính quyền bang Rhineland-Palatinate của Đức, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, cho biết 1.300 người mất tích ở quận Ahrweiler, CNN đưa tin. Con số thương vong được cho là sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới khi công tác cứu hộ tiếp diễn.
Thiệt hại diện rộng
Dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm nhiều ngôi làng, phá hủy công trình và gây ra hố sụt khổng lồ dọc sông Rhine. Bên cạnh Rhineland-Palatinate, bang North Rhine-Westphalia của Đức cũng có nhiều người chết. Ít nhất 165.000 người ở 2 bang này đang sống trong cảnh mất điện. Mực nước sông ở các nước láng giềng Luxembourg và Hà Lan cũng dâng lên sau nhiều ngày mưa lớn, khiến chính quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh di tản hơn 10.000 người.
Mưa như trút nước ở Tây Âu từ ngày 14 - 15.7 đã gây ra thảm họa lũ quét. Cơ quan thời tiết Đức cho biết một số khu vực chưa từng ghi nhận lượng mưa như vậy trong 100 năm qua. Lượng mưa trong 24 giờ ở Rhineland-Palatinate và North Rhine-Westphalia đạt đến 100 - 150 mm, bằng lượng mưa trong hơn một tháng ở vùng này. Lượng mưa lớn bất thường đặt ra câu hỏi về vai trò của biến đổi khí hậu trong thảm họa trên. Mặc dù cần nhiều tuần để nghiên cứu nhưng một số nhà khoa học đã khẳng định với The New York Times rằng trận mưa lớn này do biến đổi khí hậu gây ra, tương tự các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác. Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Schulze ngày 15.7 cũng viết trên Twitter rằng: "Biến đổi khí hậu đã đến Đức".
Dù biến đổi khí hậu đóng vai trò gì đi nữa, các nhà khoa học chắc chắn trời nóng hơn làm đẩy nhanh quá trình bay hơi, giữ lại nhiều độ ẩm trong không khí, tăng khả năng mưa lớn. Mỗi 1 độ C tăng lên, không khí sẽ giữ được thêm 7% độ ẩm, theo Reuters. Từ thế kỷ 19 đến nay, trái đất đã ấm lên hơn 1 độ C.
Thế giới cần hành động
Lũ lụt do mưa lớn ở Tây Âu tương thích với dự đoán của giới khoa học về việc biến đổi khí hậu làm các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn. Các hiện tượng này không chỉ bao gồm mưa, bão, lũ thất thường mà những đợt nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ trong tuần vừa qua cũng được cho là do biến đổi khí hậu gây nên. Nhiệt độ ở Thung lũng Chết (Mỹ) vào tuần trước đạt 54,4 độ C, phá kỷ lục được ghi nhận vào năm 1913, theo tạp chí Forbes . Bên cạnh việc khiến hàng trăm người chết, các đợt sóng nhiệt này còn gây ra cháy rừng ở Mỹ và Canada, thiêu rụi và phá hủy nhiều khu dân cư.
Không chỉ ở Bắc Mỹ, Đông Nam Á và nhiều khu vực khác cũng đang hứng chịu các tác động lớn từ nắng nóng. Channel NewsAsia dẫn lại một nghiên cứu công bố mới đây cho thấy 9,4% số ca tử vong trên toàn cầu trong 2 thập niên qua có thể liên quan đến nhiệt độ khắc nghiệt. Ở Đông Nam Á, 190.000 người tử vong mỗi năm do "nhiệt độ không tối ưu".
Việc các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và để lại thiệt hại ngày càng lớn cho thấy thế giới cần hành động ngay để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16.7 tuyên bố cường độ và thời gian các thảm họa xảy ra là bằng chứng cho sự cấp thiết trong việc phải hành động.
Kế hoạch giảm phát thải của Trung Quốc và EU
Tờ The Wall Street Journal đưa tin Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc tuần này đã trình bày các kế hoạch hạn chế phát thải khí nhà kính, nguyên nhân làm trái đất nóng lên. EU vào ngày 14.7 đề xuất giảm sự phụ thuộc của khối vào nhiên liệu hóa thạch và đánh thuế hàng hóa của các nước phát thải cao. Kế hoạch cũng kêu gọi các hộ gia đình và doanh nghiệp chuyển sang dùng năng lượng sạch. Trung Quốc, nước phát thải khí carbon lớn nhất thế giới, cùng ngày công bố kế hoạch khởi động hệ thống mua bán phát thải, thiết lập thị trường carbon lớn nhất thế giới. Với hệ thống này, các doanh nghiệp phải trả tiền cho lượng carbon họ thải ra.
Ca Covid-19 Indonesia liên tục phá kỷ lục, nghĩa trang trên đà "vỡ trận" Indonesia liên tục phá kỷ lục số ca Covid-19 ghi nhận trong 24 giờ, trong bối cảnh chủng Delta nguy hiểm đang lây lan ở quốc gia nghìn đảo, và các nghĩa trang đang trên đà "vỡ trận". Nhân viên nghĩa trang Indonesia nằm trên các ngôi mộ nghỉ ngơi vì kiệt sức trong bối cảnh ca Covid-19 ngày càng tăng (Ảnh: Reuters)....