Ca bệnh ở vùng dịch tăng “sốc” 7.600%, Indonesia căng mình chống Covid-19
Indonesia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 tại các đảo đông dân nhất, trong đó một khu vực ghi nhận số ca tăng mạnh gần 7.600%.
Nghĩa trang cho nạn nhân Covid-19 ở Indonesia (Ảnh minh họa: Reuters).
Số ca Covid-19 tăng vọt ở 2 hòn đảo đông dân nhất Indonesia khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại rằng kịch bản tồi tệ nhất với quốc gia Đông Nam Á vẫn rình rập ở phía trước.
Hai đảo Java và Sumatra ghi nhận số ca Covid-19 tăng phi mã 3 tuần sau kỳ nghỉ lễ nối tiếp tháng ăn chay của người Hồi giáo, sự kiện thu hút hàng triệu tín đồ di chuyển mà không tuân thủ lệnh cấm đi lại tạm thời, trong bối cảnh các biến chủng dễ lây nhiễm hơn của SARS-Cov-2 đang lây lan chóng mặt tại Đông Nam Á.
Tại Kudus, trung tâm Java, số ca bệnh tăng “sốc” 7.594% chỉ trong một thời gian ngắn. Lực lượng y tế bổ sung đã được điều động tới hỗ trợ, nhưng các bệnh viện đã bị lấp kín tới 90% vào lúc này.
Defriman Djafri, một nhà dịch tễ học từ Đại học Andalas ở Padang, cho biết số ca tử vong ở Tây Sumatra trong tháng 5 đã đạt mức cao kỷ lục, chưa từng có tiền lệ.
Tại Riau, Sumatra, số ca Covid-19 ghi nhận trong 24 giờ tăng gấp đôi từ đầu tháng 4, lên 800 ca vào giữa tháng 5. Trong khi đó, vào tuần trước, tỷ lệ dương tính là 35,8%, tức là hơn 1/3 tổng số người đi xét nghiệm cho kết quả mắc Covid-19.
Theo nhà dịch tễ học Wildan Asfan Hasibuan, thành viên nhóm chống dịch của Sumatra, số ca bệnh ở Indonesia tăng mạnh có thể là do các biến chủng mới dễ lây nhiễm, vốn đang hoành hành ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Tuy nhiên, việc đo lường tác động của các biến chủng ở Indonesia không phải là việc dễ, vì họ có năng lực giải trình tự gen khá hạn chế, dẫn tới việc không thể phân tích các mẫu virus để có thể hiểu được sự thay đổi của chúng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Indonesia bị đánh giá là cũng chưa nhanh trong việc truy vết mầm bệnh và xét nghiệm. Bên cạnh đó, nỗ lực tiêm chủng ở quốc gia Đông Nam Á cũng diễn ra chậm chạp.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng số ca bệnh thực tế ở Indonesia có thể cao hơn con số 1,9 triệu được thống kê. Nước này hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Các chuyên gia kêu gọi Indonesia nên cảnh giác với các biến chủng và có biện pháp quyết liệt hơn với B.1.617.2, biến chủng nguy hiểm lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ.
Dicky Budiman, nhà dịch tễ học ở đại học Griffith (Australia) cho biết chủng trên đang trong giai đoạn lây lan đầu tiên ở Indonesia và nếu quốc gia Đông Nam Á không tăng tốc, số ca bệnh có thể sẽ bùng nổ trong cộng đồng và số người chết sẽ tăng mạnh.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch của Campuchia
Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Người dân tiêm vắc xin Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia (Ảnh: AFP).
Cứ 5 người Campuchia thì có một người đã được tiêm một liều vắc xin ngừa Covid-19, giúp nước này vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á giàu có hơn. Giống như những liều vắc xin Covid-19 do Trung Quốc cung cấp, câu chuyện thành công của Campuchia cũng gắn liền với hình ảnh của Bắc Kinh.
Là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Campuchia bắt đầu chương trình tiêm chủng của nước này bằng lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ với số lượng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực - ngoài số vắc xin Trung Quốc do Campuchia tự mua.
Những bước tiến ban đầu của Campuchia trong cuộc chiến chống dịch đã phản ánh chính sách ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh tại một khu vực mà sự cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ đang diễn ra gay gắt, đồng thời làm gia tăng lo ngại của một số người ở Campuchia về sự gần gũi của các mối quan hệ này. Mỹ tuần trước đã công bố các khoản viện trợ vắc xin lớn đầu tiên cho châu Á.
"Câu hỏi được đặt ra là liệu Campuchia có quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Nếu không dựa vào Trung Quốc, thì tôi nên dựa vào ai?", Thủ tướng Hun Sen nói trong một bài phát biểu gần đây.
Theo dữ liệu chính thức, khoảng 16% trong số 16 triệu người Campuchia đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19. Xếp sau Campuchia là Brunei và Lào - một quốc gia khác có mối quan hệ rất chặt chẽ với Bắc Kinh. Tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin tại Malaysia và Indonesia cũng chỉ chiếm lần lượt 7,6% và 6,6%, trong khi Thái Lan là 4,6% còn Philippines là 4,2%.
Khi Campuchia đối mặt với đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất vào tháng trước, Trung Quốc cam kết hỗ trợ đầy đủ cho quốc gia Đông Nam Á. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, "điều này không chỉ thể hiện tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước mà còn là trách nhiệm của Trung Quốc đối với một cộng đồng Trung Quốc - Campuchia trong tương lai chung".
Trung Quốc là nước viện trợ phát triển hàng đầu cho Campuchia. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á.
Thủ tướng Hun Sen ban đầu tuyên bố sẽ là người đầu tiên tại Campuchia tiêm vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, nhưng sau đó nói rằng ông đã 68 tuổi - vượt quá độ tuổi tiêm loại vắc xin này.
Tuy nhiên, ông Hun Sen đã đích thân tới sân bay Phnom Penh để nhận lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ và cảm ơn Bắc Kinh vì tặng vắc xin cho Campuchia. Ông cho rằng động thái này cho thấy sự hào phóng của Trung Quốc và điều này sẽ đóng góp vào quan hệ song phương giữa 2 nước.
Đại tướng Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen và là Phó tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia, là một trong những người đầu tiên tại nước này tiêm lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ. Ngoài Tướng Manet, các con trai của Thủ tướng Hun Sen và các bộ trưởng Bộ Tư pháp, Môi trường trong chính quyền Campuchia cũng tiêm vắc xin Trung Quốc đợt đầu tiên.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc
Tính đến nay, hơn 90% số vắc xin mà Campuchia sử dụng là của Trung Quốc, bao gồm 1,7 triệu liều viện trợ tính đến cuối tháng 4 và mua thêm 4 triệu liều từ nhà sản xuất vắc xin Trung Quốc Sinovac. Các loại vắc xin còn lại của Campuchia được nhận từ COVAX - chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu nhằm hỗ trợ các nước nghèo.
"Trung Quốc là nước đầu tiên viện trợ cho Campuchia, họ đã giúp người Campuchia được tiêm chủng với chất lượng tốt", Song Sok Putheara, 19 tuổi, người đang chờ tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc, cho biết.
Tuy nhiên, Song cũng nói thêm rằng: "Họ giúp đỡ chúng tôi quá nhiều và quá thường xuyên, giống như họ đang giữ chặt tay và không để chúng tôi đi".
Trung Quốc tăng cường viện trợ và đầu tư vào Campuchia trong bối cảnh mối quan hệ giữa Campuchia và các nước phương Tây căng thẳng trong một số vấn đề, bao gồm nhân quyền.
Campuchia ủng hộ một số lập trường của Trung Quốc, đồng thời tăng cường quan hệ quốc phòng với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đầu tháng này xác nhận Trung Quốc đã giúp hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân Ream của Campuchia.
Tuy vậy, Thủ tướng Hun Sen nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng, Campuchia cho phép Trung Quốc sử dụng cảng của nước này cho mục đích quân sự, cũng như triển khai khí tài quân sự trên lãnh thổ Campuchia.
"Vắc xin đã trở thành một động thái ngoại giao chính trị nhằm thiết lập và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, trên thế giới và ở Campuchia", ông Pa Chanroeun, chủ tịch Viện Dân chủ Campuchia, cho biết.
Tại những nơi khác ở Đông Nam Á, các khoản viện trợ vắc xin của Trung Quốc không hào phóng như ở Campuchia, nhưng các hợp đồng mua vắc xin của Trung Quốc cũng rất quan trọng ở Indonesia, Thái Lan và Philippines. Phần lớn trong số hàng chục triệu liều vắc xin tại Indonesia do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Bà Dewi Fortuna Anwar, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Khoa học Indonesia, nhận định việc Trung Quốc cung cấp vắc xin trên quy mô lớn đã mở ra nhiều thiện chí. Bà Anwar cho rằng mặc dù chương trình vắc xin của Trung Quốc sẽ không thể xóa bỏ những căng thẳng như trong vấn đề Biển Đông, nhưng nó vẫn tạo ra sự khác biệt.
"Nếu bạn tăng cường hợp tác ở những lĩnh vực ít nhạy cảm về an ninh, sau đó bạn phát triển lòng tin thì điều đó sẽ ngăn chặn được xung đột. Tôi nghĩ đó cũng là trường hợp của Trung Quốc và Indonesia", chuyên gia Anwar nhận định.
Trong khi Trung Quốc triển khai chiến dịch ngoại giao vắc xin, chương trình viện trợ vắc xin của Mỹ cho châu Á cũng đang được tiến hành. Tổng cộng 7 triệu liều vắc xin của Mỹ sẽ được chia sẻ cho một khu vực hơn 2,5 tỷ người, nhưng Campuchia không nằm trong danh sách này.
Indonesia lo bùng phát thêm làn sóng Covid-19 Indonesia điều thêm nhân viên y tế tới đảo Java và Madura, trong bối cảnh các bệnh viện tại đây sắp chạm ngưỡng quá tải vì bùng phát ca Covid-19. "Có nhiều khu vực đang chứng kiến đợt bùng phát mạnh về số ca nhiễm", Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết hôm nay, sau khi thông báo điều thêm...