Cả 3 con đều biếng ăn, bà mẹ chia sẻ hình ảnh tháp bữa ăn theo sở thích của con nhận được sự đồng cảm của hàng ngàn người
Mặc dù biếng ăn là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng nó vẫn là vấn đề khiến không ít bố mẹ đau đầu.
Biếng ăn là giai đoạn mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua. Mặc dù đó là một quá trình tự nhiên, là dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu phát triển sở thích về thực phẩm, nhưng nó lại luôn là vấn đề đau đầu của các bố mẹ.
Thông thường, giai đoạn kén ăn không kéo dài quá lâu và sự thèm ăn của trẻ sẽ quay trở lại như trước. Đồng thời, sở thích của trẻ sau giai đoạn này sẽ có sự thay đổi, trở nên dễ ăn hơn, ăn được nhiều loại thức ăn hơn. Cho nên, các bố mẹ luôn mong muốn con sẽ đi qua thật nhanh giai đoạn khó khăn này.
Mới đây, chị Kendra Broekhuis, một bà mẹ sống ở Milwaukee (Hoa Kỳ), đã gây sốt trong cộng đồng mạng khi chia sẻ bức ảnh hình kim tự tháp minh họa cho sở thích ăn uống của con chị. Nó gần như trái ngược hoàn toàn với khuyến cáo dinh dưỡng chuẩn dành cho trẻ em mà các chuyên gia dinh dưỡng hay tư vấn.
Tuy tháp dinh dưỡng này không hoàn toàn lành mạnh nhưng nó là sự dung hòa giữa các món trẻ thích và món bà mẹ yêu cầu.
Nếu tháp dinh dưỡng lý tưởng dành cho trẻ em luôn có carbohydrate, trái cây và rau quả làm nền tảng vững chắc của chế độ ăn uống lành mạnh, tiếp theo mới đến sữa, thịt và các món ăn vặt ở trên cùng, thì ở tháp dinh dưỡng của bà mẹ Kendra mọi thứ gần như bị đảo ngược.
Dưới cùng của kim tự tháp, chị Kendra đã đặt bánh cá rải rác tương ứng với số lượng mà các con chị sẽ ăn trong 1 ngày. Ở hàng thứ 2, bà mẹ 3 con đặt 2 chai tương cà và nước xốt salad kèm với một vài miếng gà chiên xù. Đó chính là tất cả protein trong 1 bữa ăn. Và ở trên cùng, chị Kendra chỉ có thể “cứu vớt” được một gói trái cây duy nhất – là thứ mà chị sẽ cố gắng thuyết phục để các con ăn. Còn lại những gói bơ và phô mai chỉ để trang trí cho đẹp.
Lý giải cho tháp dinh dưỡng “ngược đời” của mình, bà mẹ chú thích: “Đây là kim tự tháp thực phẩm mô tả chính xác về những gì con tôi sẵn sàng ăn”.
Các con của chị Kendra rất vui nếu mẹ chuẩn bị thức ăn xoay vòng giữa những miếng thịt gà, mì ống, pizza và bánh tacos.
Chị Kendra chia sẻ: “Tôi là mẹ của ba đứa trẻ: 6 tuổi, 3 tuổi và 1 tuổi, nên tôi rất hiểu cảm giác nuôi con là như thế nào. Ví dụ, có khoảng 1 năm, con gái lớn của tôi đã từ chối tất cả các món ăn có chứa khoai tây. Khi tôi thử qua món củ cải xào, thì lũ trẻ lại phàn nàn là củ cải cắt chưa đủ nhỏ. Và hình như con tôi có thù với hành tây, nên không một lát hành tây nào có thể nằm trên đĩa của chúng.
Bức ảnh hình kim tự tháp này thể hiện rõ ràng thông điệp là các con tôi sẵn sàng thử những món mới bên cạnh những món ưa thích. Tôi không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp, mặc dù vậy, tôi vẫn cố gắng trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau. Vì tôi biết các con của mình cũng sẽ rất vui nếu mẹ chuẩn bị thức ăn xoay vòng giữa những miếng thịt gà, mì ống, pizza và bánh tacos”.
Bài viết của chị Kendra đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ.
Video đang HOT
Tuy không dụ con ăn rau và trái cây trong bữa ăn chính được, nhưng chị Kendra lại cho các con ăn các loại trái cây và rau vào buổi ăn xế. Người mẹ cũng chia sẻ thêm một mẹo rất hay để khuyến khích con ăn xong bữa: “Trong trường hợp con bảo rằng không muốn ăn nữa, nhưng vẫn chưa ăn hết phần ăn của mình (thường thì tôi luôn lấy theo đúng lượng mà con có thể ăn hết), thì con không được phép động vào bất kỳ món ăn nào khác cho đến khi con ăn hết phần ăn. Trẻ không nhất thiết phải ăn hết sạch sẽ, nhưng con tuyệt đối không được bỏ bữa tối để ăn vặt”.
“Trẻ không nhất thiết phải ăn hết sạch sẽ, nhưng con tuyệt đối không được bỏ bữa tối để ăn vặt”.
May mắn của chị Kendra là các con dù trong giai đoạn kén ăn nhưng vẫn chịu hợp tác với mẹ. Song, nếu các bố mẹ khác vẫn đang đau đầu về vấn đề này thì bà mẹ 3 con khuyên nên tìm gặp các chuyên gia. “Tôi muốn nhắn gửi tới các bố mẹ khác rằng bạn không hề đơn độc một mình trong cuộc chiến cho con ăn. Thông qua hình ảnh tôi đã chia sẻ, tôi muốn nhắn nhủ rằng đừng đòi hỏi con bạn phải ăn theo những gì bạn muốn. Hãy thỏa hiệp để trẻ được ăn những món trẻ thích kèm với những món bạn yêu cầu. Nếu con bạn thật sự rất kén ăn thì đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng”.
Bài viết của chị Kendra đã thu hút được sự quan tâm của cộng động mạng khi nhận được 6.600 lượt tương tác và 66.000 lượt share. Tuy có một số ý kiến không đồng ý với tháp thức ăn như của chị, vì họ cho rằng trẻ em nên ăn nhiều trái cây và rau. Song, đại đa số các bà mẹ đều đồng cảm với chị Kendra, vì thật ra, chỉ có những ai làm mẹ mới hiểu để dụ con ăn khó khăn như thế nào.
Nguồn: The Sun, Panda
Theo Trí Thức Trẻ
Kinh nghiệm xử lý khi con biếng ăn chưa bao giờ nhàn nhã đến thế của ông bố hot nhất cộng động nuôi con, các mẹ học theo "rần rần"
Anh Nguyễn Hiếu (sống tại Hà Nội) cho rằng ăn uống dạy cho con bạn nhiều thứ. Tuy nhiên, bố mẹ lại chưa biết cách để con làm được điều đó.
Anh Hiếu hay còn có tên gọi khác là "Bố Ken" là một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng nuôi con. Khi nhắc đến cái tến này, hầu như tất cá các mẹ bỉm sữa trên cả nước đều biết đến. Nói như vậy, bởi anh là một ông bố có rất nhiều kiến thức nuôi con khoa học, bổ ích, được các mẹ áp dụng theo và thành công.
Anh Hiếu và bé Ken (Ảnh: NVCC)
Nói về vấn đề biếng ăn ở trẻ, anh Hiếu cho rằng, biếng ăn là việc trẻ đang ăn bình thường, bỗng nhiên không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Mà nguyên nhân đến từ những yếu tố sau:
- Các giai đoạn wonder week con bận học các kĩ năng nên không thèm ăn
- Giai đoạn con mọc răng
- Trẻ tâm lý do bố mẹ ép
- Bình, size núm không phù hợp, đồ ăn dặm không phù hợp
- Một số giai đoạn biếng ăn theo độ tuổi
- Tâm lý, sự kỳ vọng của bố mẹ
- Bệnh lý: con ốm, sốt,...
Theo đó, bố Ken chia vấn đề biếng ăn của bé làm 3 giai đoạn", kèm theo cách xử lý cụ thể như sau:
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi
Chủ yếu rơi vào các tuần khủng hoảng (The wonder weeks), xen kẽ các tuần khủng hoảng vẫn có những giai đoạn bé biếng ăn.
Cách xử lý:
"Thời gian này, bố mẹ không bao giờ ép con ăn. Đến bữa vẫn đưa sữa ra mời con, bú hay không bú thì sau tối đa 30 phút là mẹ cất đi. Mẹ cố gắng đọc thần chú " ăn là việc của con, con không ăn là mất quyền lợi, còn mẹ chỉ là hỗ trợ giúp con những gì cần thiết. Không nên cho con bú bù hoặc ăn dặm bù khi chưa đến cữ ăn.
Bên cạnh đó, nên giãn thời gian ăn. Nếu vấn đề do size núm sữa chưa phù hợp, mẹ nên thay đổi, đừng tiếc khoản này. Vì nhiều lúc nhu cầu bé lớn hơn, bú mãi mà ra ít sữa thì bé sẽ mè nheo khóc quấy. Lúc này, mẹ lại nhầm tưởng là biếng ăn.Tầm 3-4 tháng con khá hóng hớt và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động... Mẹ có thể cho con vào phòng để ăn tránh xao nhãng.
Mẹo nhỏ các mẹ nên tham khảo chính là, thường giai đoạn 4-6 tháng con mất tập trung hơn trong việc ăn uống, mẹ có thể quấn chặt nửa người dưới khi cho con ăn ( trong trường hợp con hiếu động quá). Hoặc đặt một mảnh vải màu sắc tươi sáng, vui nhôn lên vai làm điểm thu hút sự chú ý của con, về một hướng khi ăn. Hoặc Mẹ chờ giai đoạn đó tự trôi qua và con sẽ thay đổi. Đối với trường hợp bé bệnh, ốm, sốt, mọc răng... mẹ không nên quá cứng nhắc mà nên linh hoạt đối với con, để tránh con quá mệt, con thiếu nước", anh Hiếu chia sẻ.
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 6 - 12 tháng
Bố Ken cho hay, có những mẹ phàn nàn bé không chịu ăn dặm gì cả, và cho là bé biếng ăn nhưng đến khi hỏi lượng sữa bao nhiêu thì luôn là trên ngưỡng. Bé bú hay uống sữa đều là ăn. Quy luật tất yếu là uống sữa nhiều thì ăn dặm kém hơn, dung tích chứa của dạ dày bé chỉ bằng 1/3 người lớn, nên mẹ không thể kỳ vọng con vẫn duy trì sữa mà vẫn ăn dặm tốt được. Sữa là nguồn cung cấp năng lượng chính, nhưng ăn dặm là chiếm 1 phần không nhỏ (30-40%), có vai trò quan trọng cho phát triển kỹ năng ăn uống, phát triển vị giác và mùi vị thức ăn, học về hành vi ăn uống.
Cách xử lý:
AnhHiếu nhấn mạnh, tương tự như giai đoạn trên, mẹ cần chú ý quan sát con để thay đổi núm ti, đến cữ vẫn đưa bình ra và mời con. Con tầm khoảng 4 tháng và 6 cân, thì có thể đủ sức ngủ xuyên đêm, nên thời điểm này có thể thực hiện cai ti đêm. Chính việc này sẽ giúp con ti buổi ngày rất hiệu quả. Ngoài ra, nên cân đối giữa ăn dặm và sữa, nếu con mải ăn dặm mà bỏ bê sữa, mẹ nên giảm lượng ăn dặm đi, có thể cắt 1 bữa ăn dặm trong vài ngày nếu lượng sữa tụt quá nhiều.
Biếng ăn sinh lý giai đoạn 1 - 2 tuổi
Giai đoạn này sữa bắt đầu cần thay thế dần, bởi thức ăn dặm do nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng tăng dần. Vì vậy, một số trẻ sẽ bắt đầu "chán sữa", nhưng vẫn có 1 số bé vẫn còn duy trì thói quen uống sữa rất nhiều sau 1 tuổi. Duy trì sữa quá nhiều sẽ làm lượng ăn của bé giảm lại. Lời khuyên dành cho bé bú sữa công thức hoặc sữa tươi thanh trùng là dưới 400mL/ngày. Trẻ bú mẹ vẫn được khuyên bú theo nhu cầu. Ở tuổi này mẹ hãy đảm bảo Bé được cai ti đêm rồi.
Cách xử lý:
Bố Ken khuyên rằng, các mẹ đừng bỏ cuộc, nếu bé từ chối món nào, cứ kiên nhẫn mà tìm cơ hội giới thiệu lại cho bé, phải ít nhất 10 lần hoặc hơn, bé mới làm quen được
Bên cạnh đó, đừng ép bé phải ăn gì, đối với bé đủ kg thì nên cho bé ăn đúng lượng bé muốn, và giới thiệu đa dạng các loại thức ăn. Nếu bé nhẹ cân, thì giới thiệu đủ lượng theo độ tuổi nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn. Cần đa dạng và tôn trọng nhu cầu của con.
"Mình mặc một sai lầm ở đây và đã kịp sửa đổi đó là việc đổi đồ ăn cho Ken. Bởi vì nhà Ken được gửi rau từ quê ra, nên nhiều khi Ken phải ăn đi ăn lại một vài loại rau theo mùa, chứ không được đổi loạt mới. Rồi đến vài ngày Ken bỏ ăn rau, mẹ vào siêu thị mua rau chân vịt, ngọn su su về thì con ăn rất nhiều. Kinh nghiệm rút ra chính là, nhiều bố mẹ chỉ chú ý đến lượng ăn, nhưng bỏ qua sự đa dạng bao gồm loại thức ăn, cấu trúc thức ăn, ăn như thế nào", ông bố trẻ bày tỏ.
- Nên cho con ăn đúng bữa, đến giờ ăn mới ăn, không nên cho con ăn vặt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh giữa buổi. Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, và bữa phụ không quá 20 phút. Nếu bé bướng hơn 10 phút, thì để bé ngồi yên trên ghế vài phút, trước khi cho bé ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn. Sử dụng nguyên tắc bàn ăn.
- Độ tuổi này con đã xác định được việc thích ăn gì và không thích ăn gì, nên mẹ có thể chọn món yêu thích của con vào giai đoạn con biếng ăn. Như Ken ở nhà rất thích ăn trứng cút, và cua hấp.Mẹ có thể làm cho con hứng thú ăn, bằng cách thức ăn trình bày lạ mắt hơn một chút, có những tính chất mà con thích như cấu trúc giòn hay có mùi thơm, hoặc cho con cùng tham gia nấu ăn, nhặt rau.
- Cho con chạy nhảy, vận động thật nhiều để con giải phóng năng lượng và có cảm giác đói. Các đồ ăn bữa phụ như hoa quả, sữa chua, phô mai, nước ép... luôn đặt ở vị trí con dễ lấy nhất, để con có thể chủ động lấy ăn. Tuyệt đối không để con biết được sự lo lắng, stress của bố mẹ về việc ăn uống của con. Vì độ tuổi này con đã nhận biết được áp lực từ bố mẹ dẫn đến con không muốn ăn nữa.
- Đừng làm công việc cho trẻ ăn của bạn trở nên bận rộn và phức tạp, với nhiều nguyên tắc rườm rà, bạn cứ đơn giản, cụ thể và rõ ràng những bước làm. Tốt hơn là dành nhiều thời gian hơn trong tương tác với trẻ, trong bữa ăn. Người cho ăn vui vẻ thì người ăn mới vui vẻ được.
"Để tăng sự tương tác với trẻ trong bữa ăn, cũng như tăng sự tập trung của con, thay vì nói: Con ăn cơm đi thì mình bốc viên cơm nắm lên và ăn 1 miếng. Rồi nói "Bố ăn cơm nhé, con có muốn ăn không?" Đây gọi là làm mẫu. Một cách khác là đặt cơm vào tay Ken, nhờ Ken cho Bố ăn và Ken cũng ăn theo. Đây gọi là hỗ trợ. Một cách khác là mình cầm 1 miếng đậu đỗ, và 1 miếng rau bắp cải, và hỏi Ken xem Ken ăn cái nào trước. Đây gọi là lựa chọn.
Những hoạt động này giúp cho con nhận ra được việc làm mẫu, hỗ trợ, lựa chọn món. Đó chính là điều Ken học được, cũng giúp Ken vượt qua những giai đoạn biếng ăn tốt hơn", anh Hiếu nhấn mạnh.
Ông bố trẻ cũng lưu ý rằng, việc dạy con học ăn luôn là những cố gắng rất nhỏ nhoi, cần sự bền bỉ và thực sự không dễ thực hiện một chút nào. Nhưng đó cũng là những khoảnh khắc rất tuyệt vời trong gia đình. Đọc hiểu và áp dụng những điều trên, bình tĩnh rồi khi đợt biếng ăn qua đi, thì con sẽ lại rất hào hứng.
Lê Huyền
Theo emdep
Cô bé cứ thấy đồ ăn là cười tít mắt, có thể "ăn cả thế giới" không chừa món nào khiến các mẹ xuýt xoa ao ước Chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong mỏi con cái mình ăn uống ngon lành, sạch bách mọi thứ như cô nhóc háu ăn này. Cho trẻ ăn uống là một trong những điều khiến các bà mẹ lo lắng nhất. Trộm vía nếu con ăn uống ngoan ngoãn thì không sao, nhưng nếu các bé khảnh ăn, biếng ăn thì mẹ lại...