C32: Quý 1/2020 lãi 19 tỷ đồng cao gấp 2,6 lần cùng kỳ
Doanh thu quý 1/2020 của C32 tăng trưởng nhờ ghi nhận các hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2019 và thị trường tiêu thụ sản phẩm đá thuận lợi.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (mã CK: C32) đã công bố BCTC quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 163 tỷ đồng tăng 25,7% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt 36,7 tỷ đồng tăng 71% so với quý 1/2019.
Trong kỳ C32 có 2,46 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 44,7% nhưng chi phí tài chính cũng tăng thêm 93%, chi phí bán hàng tăng 14,6% và chi phí QLDN giảm 23% nên kết quả C32 lãi ròng hơn 19 tỷ đồng cao gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái.
C32 cho biết lợi nhuận tăng do công ty mẹ và các công ty liên kết đều hoạt động có lãi, doanh thu trong kỳ tăng là do công ty tiếp tục thực hiện và ghi nhận được doanh thu trong quý 1/2020 các hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2019, thị trường tiêu thụ sản phẩm đá thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm tước. Chi phí bán hàng tăng do việc mở rộng bán hàng đã làm gia tăng thêm chi phí giao hàng, chi phí QLDN giảm do việc sắp xếp và tiết kiệm chi phí quản lý.
Năm 2020 C32 đặt mục tiêu doanh thu đạt 760 tỷ đồng giảm 5% so với cùng kỳ nhưng LNST dự kiến sẽ tăng trưởng 20% đạt 91 tỷ đồng. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1/2020 C32 đã hoàn thành được 21,4% mục tiêu về doanh thu và 21% mục tiêu về lợi nhuận.
Video đang HOT
Theo biên bản ĐHĐCĐ 2020, C32 cho rằng tình hình kinh doanh quý 1 rất khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, công ty hy vọng kết quả kinh doanh quý 2 tốt vì hiện nay chưa thấy dấu hiệu ảnh hưởng.
Liên quan đến vấn đề đổi tên công ty, C32 cho rằng qua thời gian dài cơ quan truyền thông, công chúng, khách hàng và kể cả các cơ quan nhà nước thường có sự nhầm lẫn rất nhiều tên gọi của CIC3-2 với Tổng công ty SX-XNK Bình Dương (PROTRADE), theo đó để nâng cao uy tín công ty, nâng tầm nhận biết thương hiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm công ty cần thiết phải có sự thay đổi tên mới.
Thùy Dương
Thuận Thảo (GTT): Lỗ chồng lỗ, công nợ hàng nghìn tỷ đồng
Quý 1 Thuận Thảo (GTT) lỗ 42 tỷ đồng, bán đấu giá khu Resort Thuận Thảo mới chỉ mang về cho công ty 44 tỷ đồng trong công nợ nghìn tỷ.
Công ty Cổ phần Thuận Thảo (UpCOM: GTT) đã công bố BCTC quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 2,5 tỷ đồng giảm 37,5% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp còn 360 triệu đồng. Trong kỳ GTT có 200 triệu đồng doanh thu tài chính trong khi đó chi phí lãi vay lên tới 26 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng phát sinh tiền tỷ trong quý khiến GTT lỗ thuần gần 41 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ thêm hơn 1 tỷ đồng nên kết quả công ty lỗ ròng gần 42 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng thua lỗ gần 41 tỷ đồng.
GTT cho biết trong kỳ doanh thu thấp chủ yếu do hiện tại công ty chỉ tập trung khai thác một vài mảng kinh doanh hiện có chứ không tập trung kinh doanh dàn trải. Chi phí cao chủ yếu do công ty phải gánh các chi phí bất biến như chi phí tài chính (26 tỷ đồng), chi phí khấu hao (8,5 tỷ đồng) và các chi phí khác...
Nguyên nhân thua lỗ trong quý 1 là do các tài sản của công ty đã hoạt động nhiều năm, xuống cấp, trong khi đó khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để có nguồn đầu tư nâng cấp, đầu tư bổ sung để phát huy hiệu quả kinh doanh. Việc đầu tư của dự án Khu du lịch sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Dự án khách sạn đầu tư với tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường địa phương, lượng khách ngoài tỉnh hạn chế.
Công ty đã nỗ lực trong công tác thu hồi công nợ từ những năm trước nhưng thu hồi không được nên cũng đã ảnh hưởng đến nguồn vốn dẫn đến tình hình tài chính khó khăn. Công ty lại không còn vốn lưu động để SXKD, không cân đối được nguồn vốn trả nợ thuế, ngân hàng...dẫn đến phát sinh chi phí chậm nộp thuế, lãi vay...
GTT cũng đã đề xuất phương án khắc phục bằng cách sẽ thanh lý, chuyển nhượng tài sản của các dự án, chuyển nhượng một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh để giảm nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ cá nhân, đồng thời xử lý các tài sản thế chấp hiện đang vay vốn tại các ngân hàng theo đúng luật định, có nguồn vốn để tái cấu trúc, đầu tư sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp các lĩnh vực còn lại; Tập trung thu hồi các công nợ; Tìm nhà đầu tư, hợp tác liên doanh - liên kết để huy động nguồn vốn tiền hành hợp tác kinh doanh.
Trong báo cáo kiểm toán 2019, kiểm toán viên nhấn mạnh đến khoản lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 của GTT là 1.435,6 tỷ đồng đã vượt quá vốn chủ sở hữu, các khoản nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 1.646 tỷ đồng, khoản cho vay và lãi cho vay đã quá hạn thanh toán chưa thu hồi với số tiền 453,6 tỷ đồng, các khoản vay đến hạn trả và lãi vay chưa thanh toán với số tiền 1.451 tỷ đồng, các khoản thuế và lãi phát chậm nộp thuế với số tiền là 156 tỷ đồng. Những điều kiện này có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Mới đây Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Phú Yên đã tiến hành xử lý tiền bán đấu giá tài sản kê biên đối với khu Resort Thuận Thảo với tổng số tiền gần 44 tỷ đồng, theo đó sau khi thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án, đo vẽ, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, trích nộp án phí, chuyên nộp cục thuế tỉnh tiền thuê quyền sử dụng đất còn nợ khu Resort, số tiền còn lại 40,6 tỷ đồng đã chuyển cho BIDV - CN Phú Tài để thi hành án.
Khó khăn của Thuận Thảo đã diễn ra từ năm 2014, suốt giai đoạn 2014 - 2019 GTT liên tục báo lỗ và dự kiến năm 2020 công ty lên kế hoạch lỗ thêm 160,5 tỷ đồng, doanh thu dự kiến đạt 25,2 tỷ đồng giảm một nửa so với thực hiện 2019.
Tiền thân của GTT là doanh nghiệp làm đại lý phân phối hàng hóa cho các công ty trong nước và công ty liên doanh với nước ngoài tại tỉnh Phú Yên. Năm 2009, GTT chuyển đổi thành CTCP, với vốn điều lệ 290 tỷ đồng và mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới, như vận tải hành khách chất lượng cao, taxi; dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, tổ chức sự kiện; dịch vụ tư vấn và môi giới bất động sản; sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai.
Người sáng lập doanh nghiệp là bà Võ Thị Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Sau khi thành lập, GTT đã phát triển nhanh chóng, trở thành biểu tượng của tỉnh Phú Yên, khi tiên phong tại địa phương và cả nước như siêu thị tư nhân đầu tiên tại Phú Yên, bến xe khách tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Bà Thanh từng được tôn vinh là "Bông hồng Vàng" với nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng GTT thành doanh nghiệp ngàn tỷ đồng.
Với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, Thuận Thảo (GTT) lên sàn HOSE với mục đích huy động vốn để hiện thực hóa mục tiêu, tuy nhiên, tham vọng nhanh chóng sụp đổ cùng với những dự án đầu tư kém hiệu quả.
Tú Anh
Cổ phiếu Gelex giảm sâu kéo MHC lỗ 127 tỷ trong quý 1 Việc nắm giữ 16 triệu cổ phiếu GEX của Thiết bị điện Việt Nam khiến MHC phải trích dự phòng giảm giá cho cổ phiếu này gần 85 tỷ đồng. Công ty Cổ phần MHC (mã CK: MHC) đã công bố BCTC quý 1/2020 với khoản lỗ lớn lên tới 127 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2020 doanh thu thuần đạt 8,2 tỷ...