BV Tim Hà Nội làm chủ nhiều kĩ thuật khó, đạt nhiều thành tựu lớn
- Sau 10 năm thành lậpBV Tim Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một mô hình “mẫu” trong việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt chất lượng tốt và đảm bảo đời sống cán bộ y tế.
10 năm hoạt động, cứu nhiều ca nặng
Ngày 19/8/2004 Bệnh viện Tim Hà Nội chính thức khánh thành, đi vào hoạt động dịp Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô. Suốt quãng thời gian 10 năm qua, bệnh viện đã làm chủ được nhiều kĩ thuật tiên tiến, đem lại sự sống cho nhiều người bệnh.
Bệnh nhân vỡ tim được BV Tim Hà Nội cứu sống
Có thể kể đến kỹ thuật mổ tim hở phát triển vững vàng, bệnh viện đã phẫu thuật thành công nhiều ca bệnh nhân nhẹ cân (từ 3,5kg đến 4kg) và những bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp như: Fallot 4; APSO; chuyển vị đại động mạch; Ebstein … tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật ngày càng thấp, chỉ chiếm 1,4%. Bệnh viện có thể điều trị những bệnh nội khoa phức tạp như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thực hiện kỹ thuật tim mạch can thiệp đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt vào đúng dịp kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/2014, bệnh viện Tim Hà Nội đã cứu sống một ca vỡ tim hy hữu, được Bộ trưởng Y tế và Lãnh đạo TP Hà Nội khen thưởng đặc biệt.
Bệnh viện tiếp nhận tất cả các bệnh nhân đến khám: từ chẩn đoán trước sinh, trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành. Với tiêu chí người bệnh là trung tâm, nhằm mục đích mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh, Bệnh viện đã cải tiến các quy trình chuyên môn để phục vụ bệnh nhân tốt nhất, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
BV thực hiện nhiều kĩ thuật khó, mang lại sự sống cho người bệnh
Video đang HOT
Tất cả bệnh nhân tới Bệnh viện đều được khám hết trong ngày, được phẫu thuật trong vòng 3 ngày. Đặc biệt, bệnh nhân cần được can thiệp tim mạch cấp cứu sẽ được can thiệp trong vòng 1 giờ kể từ khi đến Bệnh viện.
Mô hình riêng, thành công lớn
Ông Nguyễn Quang Tuấn, GĐ BV Tim Hà Nội cho biết bệnh viện vinh dự được chọn báo cáo tại hội nghị 10 năm hoạt động tiên phong the mô hình tự chủ tài chính theo nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, bệnh viện đã đạt được những thành tựu lớn. Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn và dịch vụ ngày càng đảm bảo. Tính đến tháng 6/2014, số bệnh nhân đến khám đạt gần 500.000 người. Bệnh viện đã phẫu thuật cho 9.456 bệnh nhân, can thiệp cho 4.572 bệnh nhân (trong đó can thiệp tim bẩm sinh là 1.620 bệnh nhân).
Ông Nguyễn Quang Tuấn – GĐ BV Tim Hà Nội (Ảnh: Cẩm Quyên – VietNamNet)
Hiện tại trung bình mỗi ngày bệnh viện khám cho gần 500 bệnh nhân, phẫu thuật từ 6-8 bệnh nhân và can thiệp tim mạch cho khoảng 20 bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện đang quản lý hơn 1.000 bệnh nhân trong chương trình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.
Những nỗ lực xây dựng và phát triển trong thời gian qua đã giúp bệnh viện tăng mạnh về nguồn thu: Năm 2005 thu dịch vụ y tế chỉ đạt 22,5 tỷ đồng/năm, sau 9 năm tự chủ, đến 2013 thu dịch vụ đã đạt 254 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần. 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu bệnh viện đạt 222 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2013.
Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Điều này giúp thu nhập cán bộ đảm bảo đời sống, ông định, yên tâm công tác.
Ngoài ra, bệnh viện còn khám, cấp thuốc miễn phí cho khoảng 25.000 người, phẫu thuật và can thiệp cho hơn 1.500 người thuộc diện chính sách xã hội, đặc biệt là trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh.
“Với những kết quả đạt được, bệnh viện đang là mô hình được đánh giá cao với nhiều ưu điểm. Sắp tới, Chính phủ và Ban kinh tế TƯ sẽ nghiên cứu để nhân rộng mô hình này ra toàn quốc”, ông Nguyễn Quang Tuấn – GĐ BV cho biết.
Vài nét về bệnh viện Tim Hà Nội:
Bệnh viện Tim Hà Nội được thành lập theo quyết định số 6863/QQĐ-UB ngày 15/11/2001 của UBND TP Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại bệnh viện Hoàn Kiếm. Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/8/2004.
Bệnh viện Tim Hà Nội là đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu, tự hạch toán 100% theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của bệnh viện tuân thủ theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế và các Quy định của Sở Y tế, UBND TP Hà Nội đối với đơn vị công lập, tự hạch toán.
Tính tới tháng 6/2014, bệnh viện có số giường bệnh kế hoạch là 140 (thực kê 250 giường) với 424 cán bộ, nhân viên được phân bổ tại 15 khoa và 9 phòng chức năng. Với đội ngũ nhân lực có hàm lượng chất xám cao trong lĩnh vực tim mạch ngày càng gia tăng, bệnh viện đã phát triển hoàn chỉnh với 4 mũi nhọn: Nội khoa, ngoại khoa, tim mạch can thiệp và nhi khoa. Từ nay tới năm 2015, bệnh viện đặt mục tiêu phát triển cơ sở 2 và xin giường bệnh kế hoạch tăng lên 300 giường.
Ngọc Anh
Theo_VietNamNet
Thanh Hóa: Dân kiệt sức vì... 25 khoản phí
Mỗi nhân khẩu từ lúc được khai sinh cho đến khi... sắp chết phải đóng tới 20 khoản phí; đặc biệt ở thôn 11, người dân phải đóng tới 25 khoản, đó là thực tế đang xảy ra tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung.
Trăm thứ đổ đầu... dân
Thống kê của UBND xã, vụ mùa năm 2012, người dân trong xã phải đóng góp các khoản: tu sửa và xây dựng trường học, tu sửa và xây dựng đường giao thông, san lấp mặt bằng sân vận động, công trình phúc lợi, xây dựng kênh mương và đường nội đồng, huấn luyện dân quân tự vệ... Tính ra, mỗi hộ dân thôn 11 phải đóng tới 25 khoản, trong đó xã thu 17 khoản, HTX nông nghiệp thu 3 khoản, thôn thu 5 khoản.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hộ ông Mai Văn Lương (thôn 11), năm 2012 phải nộp cho xã tới hơn 6 triệu đồng! Với một xã thuần nông, thu nhập bình quân đầu người/năm chỉ khoảng trên 10 triệu đồng, việc đóng góp nói trên không khác cái cùm "gông" vào cổ dân nghèo... Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Phạm Khắc Bẩy - Trưởng thôn 11 cho biết: Thôn có 152 hộ với 669 khẩu.
Phóng viên NTNN (trái) làm việc với Trưởng thôn 11 xã Hà Vinh - ông Phạm Khắc Bẩy.
Năm 2013, mỗi đầu người từ lúc khai sinh phải đóng tiền làm đường bê tông 600.000 đồng/năm, tiền sản lượng 2 vụ (chiêm, mùa) là 540.000 đồng, tính riêng 2 khoản này mỗi khẩu phải đóng 1.140.000 đồng/năm. Số tiền đóng góp nói trên giữa lao động chính và phụ chênh lệch nhau 15.000 đồng. Còn những năm trước đây, dân vẫn đóng các khoản đúng như quy định của xã.
Thu... theo chủ trương?
Theo báo cáo số 820 ngày 21.8.2013 của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa, bình quân mỗi hộ dân thôn 11 phải đóng góp 25 khoản, trong đó UBND xã thu 17 khoản, HTX thu 3 khoản, thôn thu 5 khoản. Tổng thu của 1 hộ (vụ chiêm có 2 khẩu, vụ mùa có 5 khẩu) năm 2012 phải nộp là 1.216kg thóc, tương đương 6.077.500 đồng".
Lý giải về sự việc trên, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Vinh nói: Các khoản thu của xã trên dưới đều nhất trí, được HĐND xã phê duyệt và trình UBND huyện. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được xem văn bản HĐND xã phê duyệt và văn bản trình UBND huyện thì ông Tuấn "nại" lý do "kế toán trưởng cầm tài liệu nhưng đi vắng".
Nói về các khoản thu, ông Tuấn nói rằng, UBND xã chỉ thu...17 khoản, các khoản còn lại, xã thu hộ cho HTX, như công diệt chuột, bảo vệ thực vật, thu hộ thôn những khoản như tiền vòng hoa, khuyến học...
Tính ra thì nhiều, nhưng mỗi khoản chỉ vài ba ngàn đồng. "Năm 2012, tổng các khoản thu trên địa bàn là 2,7 tỷ đồng (làm tròn). Thu được bao nhiêu chúng tôi đều chi cho hoạt động chung của xã. Rút kinh nghiệm năm 2012, sang 2013 chúng tôi không thu hộ nữa" - ông Tuấn cho biết.
Nói về trường hợp hộ ông Mai Văn Lương (thôn 11) năm 2012 phải đóng góp hơn 6 triệu, ông Tuấn cho rằng kết luận của thanh tra không... chuẩn!
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đào Xuân Yên - Bí thư Huyện ủy huyện Hà Trung cho biết: Việc lạm thu ở xã Hà Vinh đã được kết luận rõ, những cán bộ mắc sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm, không thể thu vô tội vạ của dân rồi chi tiêu tùy ý được.
Theo Trần Thụ