BV Land được cấp mã BVL, đưa 22 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán BVL cho Công ty cổ phần BV Land.
Theo đó, BV Land đăng ký giao dịch 22 triệu cổ phiếu trên thị trường UPCoM, tương ứng tổng giá trị đăng ký giao dịch 220 tỷ đồng. Bắt đầu từ ngày 26/4/2021, VSD nhận lưu ký số cổ phiếu đăng ký trên.
CTCP BV Land tiền thân là CTCP Xây dựng Vinaenco, thành lập năm 2009, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư bất động sản, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng. Với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 3 lần tăng vốn, BV Land hiện có vốn điều lệ 220 tỷ đồng.
BV Land và công ty mẹ BV Group từng tham gia một số dự án như Khu đô thị Bách Việt Lake Garden (Bắc Giang), Chung cư Areca Garden (Bắc Giang), Chung cư Rivera Park (Hà Nội) và Chung cư New Horizon City (Hà Nội)…
Một số đối tác BV Land đã từng hợp tác gồm CPG Consultants, Surbana Jurong, Swan & Maclaren (Singapore); Kumagai, Nikken Sekkei (Nhật Bản); Vietcombank, Long Giang Land, Lilama Invest (Việt Nam)…
Doanh nghiệp từng tham gia xây dựng các công trình lớn, trọng điểm như: Khu liên hợp nhà máy gang thép và cảng nước sâu Hòa Phát Dung Quất, Cầu Bạch Đằng, Tổ hợp nhà máy xi măng Xuân Thành, dự án cao tốc Nội Bài. – Lào Cai…
Về cơ cấu cổ đông, tại thời điểm ngày 15/9/2020, BV Land có 106 cổ đông, đều là cổ đông trong nước. Trong đó, có 3 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 84,14% cổ phần công ty, bao gồm CTCP Tập đoàn Bách Việt nắm giữ 59,68% vốn, CTCP BV Asset nắm 19,18% và ông Nguyễn Tân Thành, thành viên HĐQT, nắm 5,28%.
Đáng chú ý, ông Tạ Hoài Hạnh, Chủ tịch HĐQT BV Land cũng đang giữ chức Chủ tịch HĐQT cả ở Tập đoàn Bách Việt và BV Asset. Ngoài ra, ông Hạnh cũng đang là Phó chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama. Còn ông Nguyễn Tân Thành đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại Đầu tư Xây dựng Lilama.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh, năm 2020, BV Land ghi nhận gần 312 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 6,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 0,6% và 35% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch đạt 325 tỷ đồng doanh thu thuần và 2 tỷ đồng lãi sau thuế.
Năm 2021, BV Land đặt mục tiêu thu về 671 tỷ đồng doanh thu và 22 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt bằng 215% và 341% thực hiện năm 2020. Công ty không có kế hoạch trả cổ tức.
Tổng tài sản của BV Land tính đến hết năm 2020 đạt 376 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm 74%. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 30 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 125 tỷ đồng. Nợ phải trả 109 tỷ đồng. Trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 53 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 19/4: Mua MSN, bán mạnh VNM và VHM
Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh tới hơn 740 tỷ đồng trong phiên khởi sắc ngày 19/4, trong đó tâm điểm mua vào là cổ phiếu MSN và tập trung bán VNM, VHM.
Ảnh Shutter
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 34,06 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.298,11 tỷ đồng, tăng 7,91% về lượng và 18% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 16/4.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra xấp xỉ 47,1 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 2.023,55 tỷ đồng, tăng 17,75% về lượng và 22,12% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 13,04 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 725,44 tỷ đồng, tăng 54,54% về lượng và 30,13% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất MSN với giá trị đạt 105,43 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 996.300 đơn vị.
Còn xét về khối lượng, cổ phiếu DXG dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh, đạt 1,83 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 46,16 tỷ đồng và STB được mua ròng 1,69 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 38,12 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất VNM với giá trị đạt 262,57 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,74 triệu đơn vị.
Tiếp theo đó, nhiều mã lớn khác bị bán ròng mạnh như VHM đạt 145,28 tỷ đồng, MBB đạt 85,55 tỷ đồng, HPG đạt 81,14 tỷ đồng, KDH đạt 73,98 tỷ đồng, VIC đạt 42,14 tỷ đồng...
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 362.440 đơn vị với tổng giá trị 8,91 tỷ đồng, giảm 77,77% về lượng và 80% giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 16/4.
Trong khi đó, bán ra 1,25 triệu đơn vị, giá trị 22,34 tỷ đồng, giảm 22,58% về lượng và tăng 42,38% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 883.320 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 13,43 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 21.600 đơn vị, tổng giá trị mua ròng 29,04 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu chứng khoán SHS với khối lượng 39.600 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1,19 tỷ đồng.
Trái lại, khối này bán ròng mạnh cổ phiếu SHB về giá trị đạt 5,5 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 209.200 đơn vị. Tiếp theo là PVS bị bán ròng 2,59 tỷ đồng (112.200 đơn vị).
Còn PSE dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 214.800 đơn vị, giá trị tương ứng 2,35 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 473.210 đơn vị, giá trị tương ứng 24,23 tỷ đồng, giảm 44,61% về lượng và 45,5% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 582.950 đơn vị, giá trị 26,28 tỷ đồng, giảm 57,87% về lượng và 45,18% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 109.740 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 2,05 tỷ đồng, giảm 79,28% về lượng và 41% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất QNS với khối lượng 144.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 6,03 tỷ đồng. Tiếp theo là MCH được mua ròng 3,66 tỷ đồng, MML được mua ròng 1,02 tỷ đồng...
Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất VTP với khối lượng đạt 102.350 đơn vị, giá trị tương ứng 8,44 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp đó là LTG đạt 2,54 tỷ đồng, VRG đạt 1,58 tỷ đồng, CTR đạt 1,1 tỷ đồng...
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 19/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 14,03 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 740,92 tỷ đồng, tăng 56,76% về lượng và 39,29% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 16/4 (bán ròng 531,93 tỷ đồng).
Cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ, VN-Index mất hơn bảy điểm Phiên giao dịch ngày 8-4, sau khoảng 20 phút mở cửa với sắc xanh, áp lực bán bất ngờ dâng cao và lan rộng khiến VN-Index quay đầu giảm điểm mạnh. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột như: BID, BVH, CTG, MBB, MSN, MWG, TCB, VCB, VHM, VIC... đều chìm trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,49 điểm, xuống mức 1.234,89 điểm;...