BV Chợ Rẫy lo dịch COVID-19 xâm nhập từ đường cấp cứu
Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay nguy cơ lây lan dịch COVID-19 từ các lực lượng cung cấp dịch vụ cho bệnh viện (nhân viên giao thuốc, thực phẩm cho căngtin…) và nhóm “ xe cấp cứu dù” là rất lớn và khó kiểm soát.
Lãnh đạo UBND TP.HCM kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115 – Video: Đ.T. – T.H.
Ngày 10-5, đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn đầu đã làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân dân 115.
Báo cáo với đoàn kiểm tra, bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết hiện nay đáng lo ngại nhất là bệnh nhân nhập viện bằng đường cấp cứu. Với nhóm bệnh nhân này, các bác sĩ hầu như quên luôn biện pháp phòng dịch sơ bộ để tập trung cấp cứu bệnh nhân nhanh nhất có thể.
“Nếu bệnh nhân bị tai nạn không có thân nhân thì xem như bệnh nhân mắc COVID-19, bệnh nhân chưa xét nghiệm COVID-19 thì phẫu thuật theo quy trình bệnh nhân mắc COVID-19. Hiện nay mỗi lầu có phòng cách ly tạm thời, đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính mới di chuyển vào các khoa” – bác sĩ Thức giải thích.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – Ảnh: Đ.T.
Theo bác sĩ Thức, bệnh viện quản lý người nuôi bệnh bằng dấu vân tay, và những người này đã được sàng lọc dịch tễ từ đầu. Qua kiểm tra đột xuất, bệnh viện đã đình chỉ 2 kíp trực vì để người không đăng ký dấu vân tay vào bên trong.
Cũng theo bác sĩ Thức, bệnh viện đang gặp khó trong việc kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các lực lượng cung cấp dịch vụ cho bệnh viện (nhân viên giao thuốc, thực phẩm cho căngtin…) và nhóm “xe cấp cứu dù”.
Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong nói rằng Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhân nặng từ các tỉnh. Nếu để xảy ra tình huống dịch bệnh xâm nhập thì hệ quả rất nặng nề, vì thế giao Sở Y tế cùng các ban, ngành hỗ trợ phối hợp giữ vững an toàn cho tuyến phòng thủ này.
Về vấn đề “xe cấp cứu dù”, ông Phong đề nghị Sở Giao thông vận tải TP phối hợp bệnh viện và chính quyền địa phương để xử lý.
“Bệnh viện Chợ Rẫy đã làm rất tốt vai trò của bệnh viện tuyến cuối, thời gian qua đã nỗ lực chi viện cho các tỉnh phòng chống dịch. Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện có chuyên môn sâu, tấm lòng đối với bệnh nhân nên cần phải được hỗ trợ tốt nhất có thể.
Bệnh viện cần xây dựng một đội phản ứng nhanh dành riêng cho nội viện, khẩn cấp đáp ứng khi xảy ra các tình huống dịch bệnh xâm nhập” – ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi kiểm tra – Ảnh: Đ.T.
Làm việc với đoàn kiểm tra, Bệnh viện Nhân dân 115 đã đề nghị được xem xét, hỗ trợ cung cấp kit xét nghiệm sàng lọc, hóa chất xét nghiệm RT-PCR.
Hiện tại, do chỉ có 84 máy thở, nếu có nhiều ca thở máy cùng lúc sẽ không đủ, do đó trong trường hợp dịch bùng phát, bệnh viện đã đề nghị UBND TP cung cấp thêm máy thở và các dụng cụ bảo hộ khác.
Đoàn kiểm tra tại Bệnh viện Nhân dân 115 – Ảnh: THU HIẾN
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án cho tình huống dịch lan rộng, nâng tổng công suất lên 10.000 giường, ngành y tế tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến 5.000 giường và đề nghị Sở Y tế chỉ đạo, thống kê những thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ kế hoạch các máy thở ở mỗi bệnh viện.
Vụ rơi thang cuốn 3 người chết: Xé lòng nỗi đau những đứa trẻ mất cha
Các cháu còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được nỗi đau mất cha, sau vụ rơi thang cuốn công trình trụ sở Sở Tài chính Nghệ An làm 3 người chết.
Hai cháu Nhi, Nhung khóc thét, không chịu đội khăn tang
Trong số 11 người gặp nạn trong vụ rơi thang máy vận chuyển tại công trình trụ Sở Tài chính Nghệ An, đến trưa 3/1 đã có 3 người tử vong, 8 người còn lại đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Đàn con thơ ngơ ngác vì mất bố
Càng về chiều, không khí ở miền quê lúa Vĩnh Thành (thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) vốn đã buồn lại càng thêm ảm đạm. Giữa cái lạnh tê tái, nhìn 4 cháu nhỏ cùng người vợ trẻ vật vã bên quan tài chồng, dòng người tiễn đưa anh Phạm Văn Phượng (một trong các nạn nhân tử vong) không ai kìm được nước mắt.
Xót xa, ám ảnh hơn cả là hình ảnh hai cháu Phạm Thị Nhi (1 tuổi) và Phạm Thị Nhung (3 tuổi) cứ nằng nặc không chịu đội khăn tang bố mà cứ đứng khóc thét. Có lẽ các cháu còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được hết nỗi đau mất bố.
Canh đó, hai chị của Nhi và Nhung là Phạm Thị Huyền (11 tuổi) và Phạm Thị Trang (10 tuổi) thì gào khóc thảm thiết, nhắc lại lời hứa mà bố đã hứa ngày hôm qua: "Hôm qua bố gọi điện thoại về hứa là Tết này về sẽ mua quần áo mới cho chúng con mà...". Tiếng khóc và lời kể của những đứa trẻ bỗng dưng mồ côi cha khiến nhiều người cảm thấy xé lòng.
Theo người thân, anh Phượng và chị Trần Thị Hiền (SN 1984) đến với nhau cách đây chừng hơn 10 năm. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng làm ăn, rồi 4 đứa con nhỏ lần lượt ra đời. Hàng ngày, anh Phượng theo anh em bạn bè đi làm thuê, còn chị Hiền ở nhà chăm lo ruộng vườn, tần tảo nuôi con.
Kể từ khi nghe tin chồng gặp nạn, chị Hiền ngã quỵ hoàn toàn.
"Tội lắm chú ạ! Mùa đông lạnh thế này mà đến cái giường tử tế cũng không có mà nằm. Giờ chú ấy nằm xuống rồi, ước mơ giản dị của hai vợ chồng là có một cái nhà nhỏ che mưa, che nắng chắc cũng không bao giờ thực hiện được", một người hàng xóm chua xót kể.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành cho biết, ngoài trường hợp của anh Phượng, còn có một nạn nhân tử vong khác là anh Trần Duy Hiếu (SN 1977), trú cùng xóm với anh Phượng.
Theo ông Hùng, gia cảnh của hai nạn nhân rất éo le, khó khăn, đều là hộ nghèo. Riêng trường hợp anh Hiếu, anh mới mổ thay khớp háng năm ngoài. Để có tiền trả nợ, anh Hiếu phải đi làm thuê. Khio anh Hiếu gặp nạn, vợ anh vẫn đang làm phụ hồ ở Hà Nội, còn con trai đầu làm công nhân ở Bình Dương chưa về được, duy chỉ con trai thứ đang học cấp 3 ở nhà.
Vừa đi làm lại thì tiếp tục gặp nạn
Ông Bình đang được con gái và con rể chăm sóc ở Bệnh viện 115 Nghệ An
Trưa ngày 3/1, PV Báo Giao thông tiếp tục quay trở lại Bệnh viện 115 Nghệ An - nơi đang điều trị cho các nạn nhân bị thương trong vụ rơi thang cuốn công trình thi công trụ sở Sở Tài chính tỉnh Nghệ An.
Sau khi được mổ phẫu thuật, ông Nguyễn Hữu Bình (52 tuổi, trú ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã tỉnh trở lại. Tuy nhiên, do cả hai chân bị gãy đang phải bó bột, toàn thân đau nhức nên anh vẫn chưa thể nói chuyện lâu với mọi người.
Ngồi bên cạnh bố, Nguyễn Thị Tâm (26 tuổi, con gái ông Bình) chưa hết vẻ mặt thất thần kể lại: "Khoảng 13h30 ngày 2/1, cả gia đình đang ở nhà thì nhận được điện thoại của em trai báo là cha bị tai nạn đang cấp cứu trong bệnh viện. Mẹ em bình thường đã yếu, lại bị thêm bệnh huyết áp nên ngay khi nghe tin cha gặp nạn thì ngất xỉu, chị dâu đầu thì đang mang bầu cháu thứ hai. Gia đình phải gọi các o đến trông nom, chăm sóc cho mẹ, sau đó vợ chồng em vớ bộ quần áo rồi xách ba lô vào viện với bố".
Theo Tâm, gia đình em có 3 anh chị em (2 trai, 1 gái), anh đầu đang làm công nhân ở Quảng Ninh, bản thân em đã lấy chồng ở cùng trong làng, còn em út vừa mới tốt nghiệp lớp 12 xong và đi làm công nhân cùng với bố.
"Hôm qua, sau giờ nghỉ trưa thì bố ra công trường trước, lúc đang cùng các công nhân khác đi lên tòa nhà thì thang cáp vận hành bị rớt. Nếu lúc đó, em trai út đi cùng bố thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa", Tâm nhớ lại.
Nghẹ vợ kể chuyện, anh Lê Xuân Song (30 tuổi, con rể ông Bình) tiếp lời vợ: "Bố thể trạng vốn đã yếu mà thường xuyên bị gặp nạn. Hồi tháng 7/2019, đi xây ở trong Vũng Tàu bị sập giàn giáo, bố bị gãy 1 chân, 1 chân khác bị mẻ xương. Đến tháng 11/2020, khi điều trị xong bố mới vào đây làm, mới được hai tháng thì lại gặp nạn".
Trưa 2/1/2021, nhóm 11 công nhân thi công công trình trụ sở làm việc Sở Tài chính tỉnh Nghệ An (đóng ở phường Hưng Phúc, TP Vinh) vào thang cáp vận hành để lên vị trí thi công. Lúc thang cuốn lên gần đến nơi thì bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do xuống mặt đất. Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong, 8 người còn lại bị thương nặng.
Dự án Trụ sở làm việc Sở Tài chính tỉnh Nghệ An do Ban Quản lý các dự án xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị (nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An) là chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty cổ phần thi công cơ giới và xây lắp 171. Công trình được khởi công vào tháng 1/2020, thời gian thi công dự kiến là 715 ngày.
Một phụ nữ tử vong bất thường nghi liên quan đến tiêm filler nâng ngực Benh vien Thong Nhat (TP.HCM) vua tiep nhan mot nu benh nhan (32 tuoi) tu vong bat thuong. Đáng nói là trước đó một tuần, người này tiêm chất làm đầy (filler) ở ngực và nhập viện vì tình trạng khó thở. Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoang Ngoc Anh, Pho Truong Khoa Hoi suc tich cuc chong đoc, Bệnh viện Thống Nhất...