Một phụ nữ tử vong bất thường nghi liên quan đến tiêm filler nâng ngực
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (32 tuổi) tử vong bất thường. Đáng nói là trước đó một tuần, người này tiêm chất làm đầy (filler) ở ngực và nhập viện vì tình trạng khó thở.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, trước đó, vào chiều 26/2, bệnh nhân nhập Khoa cấp cứu để khám do cảm thấy mệt, khó thở, sốt. Qua khai thác bệnh sử từ người nhà, được biết cách đây một năm có tiêm filler làm đầy vùng ngực, sau một thời gian vùng ngực không còn như ý nên tuần trước có đi tiêm filler tiếp. Sau đó khoảng 3, 4 ngày thấy mệt, khó thở nên vào viện.
Qua chụp phim phổi, bác sĩ nhận thấy có tổn thương nên chẩn đoán viêm phổi cộng đồng, lúc này bệnh nhân khó thở vừa. Bệnh nhân được chuyển lên Khoa hô hấp và làm các xe ́t nghiệm cần thiết, trong đó có xe ́t nghiệm Covid-19, kết quả âm tính. Đến sáng 27/2, bệnh nhân có diễn tiến suy hô hấp, ho ra máu lượng nhiều nên được đặt nội khí quản và chuyển xuống Khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Hình chụp CT có thuốc cản quang cho thấy có nhiều ổ xuất huyết lớn.
Tại đây, bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu nặng, rối loạn đông máu. Kết quả chụp CT không phát hiện bị tắc động mạch phổi hay não. Nhận thấy phổi bệnh nhân đầy máu, bác sĩ chẩn đoán bị hội chứng xuất huyết phổi (hay còn gọi xuất huyết phế nang lan tỏa). Mặc dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong vào ngày 28/2 với chẩn đoán sốc mất máu do xuất huyết trong phổi.
Theo Bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa có thể gặp trong nhiều bệnh lý như rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm độc. Hiện, chưa kết luận được nguyên nhân tử vong của bệnh nhân là do liên quan đến chất làm đầy. Tuy nhiên, BS Ánh lưu ý, thông thường đặt túi ngực để làm đầy ngực, còn nếu tiêm filler sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng như gây tắc động mạch, tĩnh mạch lớn dẫn đến tử vong. Dung lượng lớn chất làm đầy có nguy cơ gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng vùng da./.
Hệ lụy tiêm chất làm đầy tạo hình tai Phật
Dạo một vòng trên mạng hoặc qua các spa làm đẹp có thể dễ dàng bắt gặp những lời quảng cáo, mời chào tiêm chất làm đầy (filler) tạo tai Phật để đổi tướng số, hút tài lộc... Không ít bạn trẻ bị biến chứng, đau đớn với đôi tai mất thẩm mỹ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang khám cho bệnh nhân. Ảnh: T.H
TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật, Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng - Bệnh viện Da liễu T.Ư, cho biết, gần đây, bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân gặp phải biến chứng với mốt làm tai Phật sau khi tiêm chất làm đầy vào tai. Một bệnh nhân nữ (35 tuổi, ở Hà Nội) đã tiêm chất làm đầy tại một cơ sở không có chuyên môn.
Sau tiêm 1 ngày, bệnh nhân nhập viện vì phần tiêm filler bị đau, sưng tấy đỏ và biến dạng. Bác sĩ Quang cho biết, bệnh nhân rất may mắn đến viện cấp cứu sớm, nên vùng tai bị viêm nhiễm chưa hoại tử. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn chịu tổn thương vì nhiều vùng da bị lồi, lõm ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.
Bác sĩ Quang cho biết: "Filler là loại sản phẩm được đưa vào cơ thể giúp độn mô, làm đầy và tạo hình cấu trúc hay giúp tái tạo và tăng cường độ ẩm, trẻ hóa làn da. Ngày nay, tiêm filler được nhiều chị em sử dụng thay cho các phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi, độn cằm, căng bóng da... Tùy vào từng vùng giải phẫu cần can thiệp, bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí tiêm cũng như loại phù hợp, tiêm đúng lớp giải phẫu để đảm bảo về thẩm mỹ, tránh những tác dụng không mong muốn như lộ khối filler, hiện tượng xanh tím quanh mắt sau tiêm, hay dịch chuyển khối gây chảy xệ mặt".
Bác sĩ khuyến cáo, cần tìm hiểu kỹ phương pháp tiêm filler cũng như lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp phép để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Kỹ thuật tiêm filler đòi hỏi cần được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản, cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Không ít trường hợp do tin tưởng nhầm chỗ nên đã gặp họa sau khi tiêm filler, như mù mắt sau nâng mũi, hoại tử vòng một, vòng ba...
"Chất làm đầy không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, tiêm vào cơ thể dễ gây kích ứng, biến chứng nhiễm trùng", bác sĩ Quang nói.
Lĩnh hậu quả vì tiêm chất làm đầy (filler) tại các cơ sở không đảm bảo Thời gian qua, liên tiếp các ca biến chứng do tiêm chất làm đầy (filler) phải nhập viện. Không tìm hiểu kỹ, thực hiện tại những cơ sở y tế, Spa không đảm bảo an toàn nên nhiều chị em mất tiền làm đẹp, nhưng đẹp đâu chưa thấy chỉ thấy họa... Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM điều trị cho...