BV Bạch Mai công khai giá khám bệnh dịch vụ: Chuyên gia nói gì?
BV Bạch Mai vừa có thông báo giá dịch vụ y tế và giường bệnh, khám theo chức danh giáo sư cao nhất là 550.000 đồng, giường bệnh toàn diện hơn 3 triệu/người/ngày.
Ngay sau khi thông báo được phát đi, đã có rất nhiều người dân bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Một số người cho rằng với mức giá như vậy là hợp lý, phù hợp với nhu cầu của những người có nhu cầu, đủ điều kiện kinh tế được hưởng dịch vụ tốt mỗi khi vào viện. Nhưng một số người cũng cho rằng giá trên là quá cao. Không ít người thắc mắc vì sao một bệnh viện công lớn nhất nước như Bạch Mai lại có mức giá dịch vụ cao đến vậy.
Chỉ Bạch Mai mới có?
Theo như thông báo nhất của Hội đồng Quản lý Bệnh viện Bạch Mai, giá một số dịch vụ được áp dụng tại bệnh viện bắt đầu từ 1/4 sẽ là Khám thạc sĩ, BSCKI: 250.000 đồng; Khám tiến sĩ, BSCKII: 350.000 đồng. Khám phó giáo sư: 450.000 đồng. Cao nhất là khám giáo sư: 550.000 đồng.
Còn về giường bệnh theo yêu cầu (đã bao gồm chi phí của gói chăm sóc toàn diện) cao nhất là giường chăm sóc toàn diện – loại 2.1 (phòng 2 người, trong đó có 1 người bệnh, sử dụng hết cả phòng): 3.300.000 đồng/người/ngày.
Theo tìm hiểu, không chỉ riêng ở Bệnh viện Bạch Mai mà rất nhiều các cơ sở y tế, bệnh viện khác trên cả nước cũng đã có những thông báo về giá khám dịch vụ. Đơn cử như tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giá khám cho chức danh giáo sư là 500.000 đồng/lượt. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, trước đó bệnh viện cũng đưa ra mức giá khi khám dịch vụ chức danh giáo sư là 350.000 đồng/lượt, phó giáo sư là 250.000 đồng, còn khám bác sĩ, Trưởng, Phó khoa là 150.000 đồng/lượt.
Tương tự tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 680.000 đồng/lượt khám theo yêu cầu nếu khám bác sĩ chuyên khoa không hẹn trước. Nếu hẹn trước, mức giá mà bệnh nhân phải chi trả là 580.000 đồng/lượt.
Không chỉ có vậy, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng có danh mục các dịch vụ tại giường bệnh đối với các khu tự nguyện tương đương với cơ sở vật chất của khách sạn 3 sao. Giá các khu vực này thường chỉ dưới 2 triệu đồng/giường.
Như vậy có thể thấy, không chỉ có Bệnh viện Bạch Mai mà rất nhiều bệnh viện khác đã có thông báo về giá dịch vụ y tế theo yêu cầu đối với chức danh và chi phí giường bệnh thuộc danh mục này.
Người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Văn Ngân)
Giá như vậy đã hợp lý?
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam – Đại học Y Dược TP.HCM, việc phân cấp phòng khám theo chức danh như Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều bệnh viện áp dụng. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Nghĩa là ai muốn khám giáo sư, phó giáo sư thì có thể chọn, nếu thích vẫn có thể khám bình thường.
Video đang HOT
Về quan điểm cá nhân, phó giáo sư Nam cho rằng việc đưa ra bảng giá theo chức danh như trên là khá phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Bởi việc này sẽ giúp giảm tình trạng quá tải ở phòng khám giáo sư nhưng lại ít người ở phòng khám bác sĩ.
“Một phần người Việt mình cũng đang có xu hướng quan tâm tới chức danh nhiều hơn. Nhưng cũng phải hiểu rõ rằng, thực tế các giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay đều có học thuật rất tốt. Để có được chức danh đó, họ đã phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, dùi mài kinh sử. Cho nên cũng không thể đánh đồng được họ với các bác sĩ khác được. Nói vậy nhưng không có nghĩa khẳng định hoàn toàn cứ giáo sư là cao siêu và chúng ta cũng không thiếu bác sĩ không chức danh nhưng vẫn rất giỏi”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, việc đưa ra giá cụ thể như trên sẽ giúp các cơ sở y tế có một khu dịch vụ giá cao, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân có khả năng chi trả cao, tăng nguồn thu để tăng chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ…
Tuy nhiên chuyên gia này cho rằng, các bệnh viện cũng cần có các biện pháp làm sao cho phù hợp, để qua đó cân nhắc không mở rộng dịch vụ này mà giảm cơ hội điều trị, chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân BHYT hay bệnh nhân nghèo do chia sẻ tài nguyên trên.
Bộ Y tế lên tiếng
Theo ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), nhiều năm trước, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn về Tiêu chuẩn phòng dịch vụ theo yêu cầu và khung giá dịch vụ theo yêu cầu. Hướng dẫn này quy định rất rõ về giá khám theo yêu cầu không vượt quá 500.000 đồng/lượt, giá giường bệnh trong khoảng từ 1,3 đến 4 triệu đồng/giường/ngày.
Tuy nhiên, ông Liên cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Thủ tướng đã yêu cầu không điều chỉnh giá viện phí (bao gồm cả giá dịch vụ theo yêu cầu) nên hướng dẫn trên chưa được ban hành và thực hiện.
“Chính vì vậy, hiện các bệnh viện vẫn đang áp dụng giá cũ, thậm chí có nơi còn có giá khám theo yêu cầu cao hơn giá trần dự kiến trong khung. Mặt khác, nếu chúng ta có được khung giá, các bệnh viện sẽ phải điều chỉnh giá về dưới khung theo quy định”, ông Liên nói.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tê) cũng thông tin thêm, do giá dịch vụ y tế thông thường mới đang thu trực tiếp cấu thành nên chi phí dịch vụ và tiền lương của y bác sĩ chưa tính chi phí quản lý, khấu hao tài sản của bệnh viện nên giá dịch vụ theo yêu cầu vẫn đang cao hơn giá thông thường.
Ngoài ra, do chưa ban hành được khung cụ thể nên mỗi cơ sở y tế, bệnh viện sẽ khác nhau về giá và tiêu chuẩn về phòng theo yêu cầu cũng chưa tuân thủ theo khung dự kiến của Bộ Y tế. ” Nếu có quy định rõ ràng, người dân sẽ đỡ lo hơn mỗi lần đến khám, điều trị tại bệnh viện “, ông Liên nhấn mạnh.
Giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được áp dụng từ ngày 1/4 như sau:
Giá khám bệnh theo yêu cầu có 4 mức:
- Khám giáo sư: 550.000 đồng.
- Khám phó giáo sư: 450.000 đồng.
- Khám tiến sĩ, BSCKII: 350.000 đồng.
- Khám thạc sĩ, BSCKI: 250.000 đồng.
Giá giường bệnh theo yêu cầu (đã bao gồm chi phí của gói chăm sóc toàn diện):
- Giường chăm sóc toàn diện – loại 1 (1 người/phòng): 2.300.000 đồng/người/ngày.
- Giường chăm sóc toàn diện – loại 2 (2 người/phòng): 1.800.000 đồng/người/ngày.
- Giường chăm sóc toàn diện – loại 3 (3-4 người/phòng): 1.390.000 đồng/người/ngày.
- Giường chăm sóc toàn diện – loại 2.1 (phòng 2 người, trong đó có 1 người bệnh, sử dụng hết cả phòng): 3.300.000 đồng/người/ngày.
Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc xây dựng bảng giá mới cho dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Trước đây, mỗi người bệnh nằm viện nội trú sẽ phải kèm ít nhất 1-2 người nhà đi cùng để chăm, nay với dịch vụ trọn gói, bệnh nhân sẽ được chăm sóc toàn diện với nhân viên được đào tạo, tập huấn bài bản.
Tuy nhiên, phía bệnh viện cũng cho biết, đây chỉ là giá thí điểm, sau đó bệnh viện sẽ tổng kết đánh giá để điều chỉnh cả về tổ chức, giá cá sao cho phù hợp.
Thần tốc dựng phân khu bệnh viện dã chiến 3 đón bệnh nhân Covid ở Hải Dương
Thành phố Chí Linh đã cho xây dựng thần tốc phân khu mới bệnh viện dã chiến số 3 trong chưa đầy 2 ngày, kịp thời đưa 2 khu nhà với ít nhất 200 giường bệnh phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 18/2, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, số lượng ca bệnh mỗi ngày đều tăng tại Hải Dương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã cho xây dựng khẩn cấp thêm phân khu điều trị của bệnh viện dã chiến số 3.
Phân khu mới được lựa chọn là Đại học Sao Đỏ (đường Nguyễn Thái Học, Thị trấn Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, Hải Dương) gồm 1 khu nhà 9 tầng và tòa nhà G1 5 tầng. Địa điểm này nằm cách bệnh viện dã chiến số 3 chỉ chưa đầy 100m, thuận tiện việc đưa đón, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Hàng chục nhân công đã làm việc suốt 2 ngày đêm để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công trình, kịp thời đưa vào sử dụng.
Do khó khăn về vận tải thiết bị và nhân công của đơn vị thầu ở xa nên một số đơn vị xây dựng dân dụng nhỏ lẻ tại địa phương như Công ty Ứng dụng và PTCN Hồ Gia cùng một số thợ tại các đại lý nhôm kính, cửa cuốn đã xung phong vào khu cách ly để xây dựng, kịp hoàn thiện công trình.
Công việc cụ thể chủ yếu là dọn dẹp khu nhà, lắp đặt giường bệnh, xây dựng các phòng có vách chắn kín, các cabin nhà tắm, nhà vệ sinh độc lập.
Đội ngũ nhân công ăn vội bữa đêm để tiếp tục làm ca 3, gần như không ngủ trong suốt 24h qua.
Sau hơn 1 ngày, phân khu điều trị mới đã hoàn thiện công tác chuẩn bị, dọn dẹp cuối cùng.
Tại tòa nhà G1, 5 tầng nhà mỗi tầng sắp xếp 6 phòng điều trị, mỗi phòng bố trí 6 đến 8 giường bệnh bố trí độc lập. Tòa 9 tầng sẽ dành cho y bác sĩ cũng như lực lượng bộ đội, an ninh, phục vụ ăn nghỉ tại chỗ.
Cũng đã có 30 cabin nhà vệ sinh được dựng lên để phục vụ việc tắm rửa vệ sinh độc lập của cùng lúc 30 bệnh nhân hoặc y bác sĩ, phục vụ tại phân khu này, đảm bảo công tác giãn cách và phòng dịch nơi điều trị tập trung.
Chiều tối ngày 19/2, phân khu mới của bệnh viện dã chiến số 3 tại thành phố Chí Linh đã hoàn thành, sẵn sàng đưa vào sử dụng đáp ứng việc điều trị bệnh nhân Covid-19 mới cũng như chỗ ăn nghỉ cho lực lượng y bác sĩ, bộ đội và phục vụ mới đến cứu trợ cho tỉnh Hải Dương.
Cũng trong chiều nay, Bộ Y tế đã công bố thêm 6 ca bệnh Covid-19 mới trên cả nước, đây đều là các trường hợp đã cách ly tập trung tại Hải Dương.
Bạch Mai lập bệnh viện dã chiến ở Hà Nội trong 4 giờ Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Bộ tư lệnh Thủ đô xây dựng bệnh viện dã chiến với 64 giường để hỗ trợ công tác chống Covid-19. Bệnh viện dã chiến gồm 8 nhà bạt, được hoàn thành trong vòng 4 tiếng, rạng sáng 8/2. Bệnh viện đặt trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, nhằm chăm sóc bệnh nhân nặng có...