Bưu điện Mỹ ‘mất dấu’ 300.000 phiếu bầu qua thư
Bưu điện Mỹ cho biết họ không thể truy dấu 300.000 phiếu bầu tổng thống qua thư, song phủ nhận việc chúng bị thất lạc.
Hành trình vận chuyển những phiếu bầu qua thư này không được Bưu điện Mỹ (USPS) theo dõi, song quan chức USPS cho biết điều đó không đồng nghĩa chúng đã thất lạc. Kevin Bray, người đứng đầu bộ phận xử lý thư của USPS, nói một lượng phiếu bầu được đưa ra khỏi luồng thư thông thường nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển phát.
“Chúng tôi chủ động làm vậy để đẩy nhanh việc chuyển phát, thay vì khiến mọi người nghĩ rằng chúng đã thất lạc”, Bray nói tại phiên điều trần của tòa án liên bang phụ trách vùng thủ đô Washington hôm 4/11.
USPS, Tổng giám đốc Louis DeJoy và Tổng thống Mỹ Donald Trump bị kiện hồi tháng 8 vì tình trạng chậm chuyển phát thư từ. Nhiều người lo ngại hàng nghìn phiếu bầu chuyển qua thư có thể bị thất lạc do sơ suất của bưu điện, song phát ngôn viên USPS David Partenheimer bác bỏ điều này.
Nhân viên xử lý phiếu bầu qua thư tại cơ sở ở Pomona, California, ngày 28/10. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đã sử dụng các biện pháp không giống bình thường để chuyển trực tiếp các lá phiếu tới ủy ban bầu cử địa phương. Quy trình này bỏ qua một số thao tác xử lý nhất định và lá phiếu không trải qua bước quét mã vạch cuối cùng. Thay vào đó, chúng được chuyển trực tiếp tới ủy ban bầu cử”, Partenheimer nói.
“Chúng tôi liên lạc chặt chẽ với các ủy ban bầu cử của bang và địa phương. Chúng tôi chưa phát hiện bất cứ vấn đề nào chưa được giải quyết”, phát ngôn viên USPS cho biết.
Trong phiên tòa hôm 4/11, các luật sư nguyên đơn gây áp lực buộc Bray giải thích lý do USPS chắc chắn rằng không một lá phiếu nào bị bỏ sót trong số 300.000 phiếu mà cơ quan này không thể truy dấu. Bray cho biết dù không có dữ liệu quét mã vạch để theo dõi hành trình của phiếu bầu qua thư, vẫn có thể xác định được liệu chúng đã được chuyển đến nơi hay chưa, song đó là “khối lượng công việc đồ sộ”.
USPS phần lớn giao phiếu bầu qua thư đúng hạn, song hoạt động này được cho là không hoàn hảo. Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu USPS điều tra thông tin họ bỏ sót 4 phiếu bầu qua thư tại Greensboro, North Carolina, nhưng cơ quan này báo cáo không bỏ sót bất cứ phiếu bầu nào.
Phiếu bầu cử Mỹ được kiểm thế nào?. Video: Vox.
DeJoy, được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm Tổng giám đốc USPS hồi tháng 6, là trung tâm tranh cãi xung quanh việc chuyển phiếu bầu qua thư. Sau khi nhậm chức, DeJoy triển khai đợt cắt giảm chi phí lớn của Bưu điện Mỹ, khiến hoạt động chuyển phát thư bị trì hoãn. Những thay đổi này dẫn đến lo ngại chúng có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và khiến chính phủ của Trump bị kiện.
Trong một phiên tòa trước đó, DeJoy khẳng định các cải cách tại USPS bị dừng cho tới sau cuộc bầu cử. Hỗn loạn trong hoạt động chuyển phát thư tại USPS khiến Trump nhiều lần nói phiếu bầu qua thư không đáng tin cậy.
Theo hồ sơ của tòa án, USPS nhiều lần cho biết thư bị chuyển chậm do tình trạng thiếu nhân viên kéo dài và trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19.
Các kịch bản cho cuộc chiến pháp lý giữa Trump - Biden về kết quả bầu cử
Cử tri Mỹ có thể phải chứng kiến một cuộc chiến pháp lý kéo dài và căng thẳng giữa 2 ứng viên Donald Trump và Joe Biden nếu ông Biden giành đủ 270 phiếu cử tri để đắc cử tổng thống.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ (Ảnh: Getty)
Bầu cử tổng thống Mỹ chưa thể khép lại khi kết quả chưa ngã ngũ, thậm chí phía trước còn là một cuộc chiến pháp lý dai dẳng với việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố đề nghị Tòa án Tối cao can thiệp và đã đâm đơn kiện các bang chiến trường nhằm ngăn chặn việc kiểm phiếu sau bầu cử.
Dưới đây là những kịch bản nếu xảy ra một cuộc chiến pháp lý liên quan đến kết quả bầu cử.
Đệ đơn lên Tòa án Tối cao
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy cuộc chạy đua sít sao giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên Joe Biden. Ông Biden hiện giành 264 phiếu đại cử tri, ông Trump giành 214 phiếu. Cuộc đua tiếp tục gay cấn khi 3 bang chiến trường và 2 bang khác tiếp tục kiểm phiếu.
Chiến dịch của Tổng thống Trump đã đâm đơn kiện lên tòa án tại các bang Michigan, Pennsylvania và Georgia vì cho rằng việc các bang này tiếp tục kiểm phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử là phạm luật. Ông Trump cũng tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Tối cao can thiệp để ngăn các bang tiếp tục kiểm phiếu sau bầu cử.
Tòa án Tối cao Mỹ (Ảnh: Wikipedia)
Một kết quả sít sao có thể kéo theo các vụ kiện liên quan đến việc bỏ phiếu hoặc kiểm phiếu ở các bang chiến trường. Các vụ kiện này ban đầu sẽ đệ trình ở tòa án cấp địa phương trước khi có thể đưa lên Tòa án Tối cao. Điều này từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2000 khi kết quả bầu cử giữa ứng viên Cộng hòa George W. Bush và ứng viên Dân chủ Al Gore gây tranh cãi ở Florida.
Chỉ vài ngày trước bầu cử, ông Trump đã bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tòa án Tối cao, giúp tăng số thẩm phán bảo thủ trong Tòa án Tối cao lên 6 trong tổng số 9 thẩm phán. Động thái này được cho là sẽ mang lại lợi thế cho ông Trump trong trường hợp xảy ra các tranh cãi về kết quả bầu cử.
Mặc dù theo luật bầu cử Mỹ, tất cả các lá phiếu hợp lệ phải được kiểm đếm và thực tế nhiều bang mất nhiều ngày để hoàn tất quy trình này, song ông Trump hôm 4/11 tuyên bố: "Chúng tôi muốn luật pháp phải được tuân thủ. Vì vậy, chúng tôi sẽ khiếu nại lên Tòa án Tối cao. Chúng tôi muốn ngừng toàn bộ việc kiểm phiếu".
Giới chuyên gia cho rằng, Tòa án Tối cao có thể không giúp được ông Trump trong trường hợp này. Để khởi động cuộc chiến pháp lý, chiến dịch của ông Trump trước hết phải đệ đơn lên tòa án địa phương, và tiếp đó là tòa án liên bang trước khi đưa lên Tòa án Tối cao. Vụ kiện chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phiếu bầu không hợp lệ và điều quan trọng là ông Trump có đưa ra được cơ sở, bằng chứng để khởi động phiên tòa hay không.
Quốc hội giải quyết tranh chấp liên quan đến Đại cử tri đoàn
Theo Hiến pháp Mỹ, tổng thống không được bầu ra trực tiếp bằng phiếu phổ thông (phiếu do cử tri bỏ) mà dựa vào lá phiếu của đại cử tri. Một ứng viên nếu giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri trong tổng số 538 phiếu đại cử tri sẽ trở thành tổng thống. 538 đại cử tri hay còn gọi là Đại cử tri đoàn này đại diện cho 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia. Số đại cử tri của mỗi bang được phân bổ theo số nghị sĩ tại quốc hội Mỹ của từng bang (vốn được phân theo dân số của mỗi bang).
Tổng thống Mỹ bầu ra dựa vào việc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn. (Ảnh minh họa: NBC)
Năm nay, Đại cử tri đoàn sẽ nhóm họp và bỏ phiếu vào ngày 14/12. Thông thường, các thống đốc sẽ xác nhận kết quả bỏ phiếu ở bang của mình và chia sẻ thông tin với Quốc hội. Quốc hội sẽ họp vào ngày 6/1 để kiểm phiếu và xướng tên người chiến thắng.
Một số học giả đưa ra kịch bản mà thống đốc và cơ quan lập pháp bang đệ trình quốc hội hai kết quả khác nhau. Trong trường hợp này không rõ quốc hội sẽ chấp nhận kết quả của thống đốc bang hay không tính đại cử tri của bang đó nữa.
Theo các chuyên gia, kịch bản này khó xảy ra nhưng không phải không có tiền lệ. Ở các bang chiến trường Pennsylvania, Michigan, Wisconsin và North Carolina, thống đốc là người của đảng Dân chủ trong khi cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Năm 1887, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về đại cử tri. Theo đạo luật, nếu thống đốc và cơ quan lập pháp bang xác nhận 2 đại cử tri khác nhau, Hạ viện và Thượng viện sẽ biểu quyết riêng rẽ chọn đại cử tri nào. Nếu cả hai viện không thể tìm được tiếng nói chung, các chính đảng có thể đề nghị Tòa án Tối cao can thiệp.
"Bầu cử ngẫu nhiên"
Trong trường hợp cả hai ứng viên đều không giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri để đắc cử, Tu chính án 12 của Hiến pháp Mỹ sẽ được kích hoạt. Hạ viện sẽ bầu ra tổng thống trong số 3 ứng viên có nhiều phiếu đại cử tri nhất. Khi đó mỗi bang sẽ có một lá phiếu trong Hạ viện, ứng viên nào giành được ít nhất 26 phiếu trong số 50 phiếu của 50 bang sẽ được coi là đắc cử.
Tuy nhiên, nếu trước ngày 20/1/2021 (ngày diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống), phó tổng thống vừa đắc cử sẽ làm quyền tổng thống. Trong trường hợp cũng chưa chọn được phó tổng thống đắc cử, Chủ tịch Hạ viện sẽ là quyền tổng thống. Hạ viện được quyền bỏ phiếu lại cho đến thời hạn 4/3/2021.
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Trump bức xúc vì mất lợi thế sau một đêm Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ trạng thái nghi ngờ và bức xúc khi bị đối thủ Joe Biden "vượt mặt" tại các bang trước đó ông dẫn trước về số phiếu bầu. "Đêm qua tôi đang dẫn đầu, hầu hết rất chắc chắn, ở nhiều bang quan trọng, ở gần như hầu hết các bang đảng Dân chủ kiểm soát. Thế...