Bứt tốc tăng trưởng – Bài cuối: Lực cản tăng trưởng từ vòng xoáy suy giảm toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã mở cửa trở lại hoàn toàn, nhưng kinh tế thế giới vẫn đang trong một thời kỳ bất ổn hơn bao giờ hết.

Ngày 7/6 vừa qua, cùng với việc cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,1% cho năm 2022, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cảnh báo, xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế, làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ trên toàn thế giới.

Bứt tốc tăng trưởng - Bài cuối: Lực cản tăng trưởng từ vòng xoáy suy giảm toàn cầu - Hình 1
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Để cùng nhìn nhận rõ hơn về bức tranh kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm nay và những thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2022, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Thưa ông, từ góc độ các chỉ số vĩ mô, ông nhìn nhận như thế nào về đà phục hồi của nền kinh tế thế giới trong 6 tháng qua, đặc biệt là tại các nền kinh tế đầu tàu thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU)?

Sau năm 2020 chịu tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới năm 2021 đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng của toàn thế giới trong năm 2021 là 5,9%; trong đó Mỹ là nền kinh tế hàng đầu có mức tăng trưởng 5,7%, cao hơn cả mức tăng trưởng trước đại dịch. Tuy vậy, cũng trong năm 2021, lạm phát của thế giới nói chung và của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đều tăng cao.

Trong những tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới đã phát triển chậm lại. Cụ thể, kinh tế Mỹ quý I chỉ tăng 1,7%, là mức tăng trưởng khá thấp và dự báo quý II sẽ không tăng. Tương tự tại Trung Quốc, quý I/2022 nền kinh tế này tăng trưởng 4,8%, trong khi quý I năm trước đã tăng tới 18,3%.

Nhìn chung nền kinh tế thế giới trong nửa đầu năm 2022 tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đã có dấu hiệu suy thoái kinh tế.

Thưa ông, đâu là những yếu tố chủ yếu khiến kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi như mong đợi?

Yếu tố đầu tiên là lạm phát tăng cao. Đây là hậu quả của năm 2021 khi các nền kinh tế lớn đều tăng mức chi tiêu, cộng thêm chính sách tiề.n tệ nới lỏng. Tại Mỹ, lạm phát đạt mức 8,5% vào tháng 3/2022 và các nhà kinh tế Mỹ cho rằng lạm phát lúc đó đã đạt đỉnh. Sang tháng 4, con số này giảm xuống còn 8,3% nhưng rồi lại bùng lên 8,6% khi sang tháng 5. Tương tự tại EU, lạm phát tăng lên đến trên 8% và đã tăng 7 tháng liên tiếp. Lạm phát tăng cao cũng làm cho các chính phủ phải xem xét lại chính sách tài khóa và tiề.n tệ mở rộng.

Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương các nước đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Tháng 6 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, tức là 0,75 điểm phần trăm, lên mức từ 1,5-1,75%.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) dự kiến Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay lên mức khoảng từ 3,1-3,6%. Nếu lạm phát không giảm, lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Và nếu cứ tăng như vậy, đến cuối năm 2023, lãi suất có thể ở mức từ 4,1-4,6%.

Từ ngày 1/7 tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ tăng lãi suất. Đây là lý do khiến cho chính sách nới lỏng tiề.n tệ, tài khóa bị thu hẹp lại, làm giảm tăng trưởng.

Nguyên nhân nữa là do đại dịch COVID-19 bùng phát và gây ra hàng loạt hệ lụy mà kinh tế thế giới chưa khắc phục được, như đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao do thiếu hụt nguồn cung.

Thêm nữa, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine càng làm trầm trọng hơn những hệ lụy của dịch COVID-19.

Đây là 3 nhóm yếu tố khiến tình hình kinh tế nói chung, nhất là tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm suy giảm.

Thưa ông, những bất ổn mà kinh tế thế giới đang đối mặt đã tác động như thế nào đến đà phục hồi của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay?

Video đang HOT

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Có đến 37% nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước là nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng rất mạnh. Nền kinh tế có độ mở cao sẽ phải chịu nhập khẩu lạm phát. Nói cách khác, sản xuất trong nước sẽ phải chịu giá thành tăng cao hơn.

Thứ hai, các ngân hàng trung ương tăng lãi suất cũng sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam, làm sao để giữ ổn định cho kinh tế trong nước là thách thức lớn.

Việc nhiều nước tăng lãi suất tác động rất lớn đến kinh tế Việt Nam. Khi lãi suất tăng thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tính toán lại dòng vốn, họ có thể sẽ quay dòng vốn trở về chính quốc, nơi mà dòng tiề.n có giá trị hơn.

Khi chính phủ các nước nâng lãi suất cũng ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam bởi nâng lãi suất làm tiề.n Việt mất giá đi, xuất khẩu khó hơn. Đồng thời khi lãi suất tăng cao, kinh tế các nước suy giảm thì tổng cầu của các nước cũng suy giảm theo, điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người dân các nước đang tính toán lại chi phí để làm sao trang trải được cuộc sống. Điều này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Thưa ông, báo cáo mới nhất công bố trong tháng 6, các định chế tài chính lớn và nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022. Vậy ông dự báo như thế nào về kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022?

Trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, các định chế tài chính quốc tế đã dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn tăng nhưng mức tăng thấp hơn năm 2021. Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng 3 chiều: Lương thực – năng lượng – tài chính. Cuộc chiến giữa Nga – Ukraine càng làm những khó khăn trở thành quy mô toàn cầu. Chưa kể thiên tai, biến đổi khí hậu khó lường đang làm trầm trọng hơn nguy cơ thiếu hụt năng lượng toàn cầu.

Vì thế, gần đây WB đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 4,1% xuống còn 2,9%. Bên cạnh đó IMF cũng cắt giảm dự báo từ 4,4% xuống còn 3,6% và dự báo tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 chỉ còn 3,3% so với mức bình quân của giai đoạn trước là 4,1%.

Với những dự báo như vậy, tôi cho rằng kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trong khoảng từ 3-3,3%.

Nhiều chuyên gia cho rằng nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong chống lạm phát cao kéo dài đang bộc lộ những tác dụng không mong muốn, có thể khiến nhiều quốc gia đi vào suy thoái kinh tế. Quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?

Ở góc độ của sản xuất, chi phí vay vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Ngay cả vay tiêu dùng của khu vực dân cư cũng sẽ gặp khó khăn. Điều đó sẽ khiến nguồn cung thiếu hụt và ngay cả tổng cầu cũng suy giảm. Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.

ADVERTISING

00:00

Trong bối cảnh đó, tất cả các kế hoạch đầu tư sản xuất cũng phải thay đổi. Các nhà kinh tế thế giới nói rằng thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, có nghĩa là thiếu tài chính trầm trọng do đó đầu tư bị thiếu hụt. Đồng thời bối cảnh trên cũng kìm nén sản xuất của thế giới, suy thoái, đình trệ.
Như trường hợp của Mỹ, quý I chỉ còn tăng 1,5%, quý II không tăng. Theo các nhà kinh tế, cứ 2 quý liên tiếp không tăng hoặc giảm so với quý trước thì đã gọi là suy thoái.

Thưa ông, là nước đã hội nhập sâu rộng, Việt Nam cần tập trung vào những giải pháp gì để ứng phó với những tác động không mong muốn từ đà suy giảm của nền kinh tế thế giới để duy trì được đà tăng trưởng và ổn định các cán cân kinh tế vĩ mô?

Thứ nhất, cần chủ động linh hoạt, phối hợp hiệu quả trong điều hành chính sách tài khóa và tiề.n tệ trong bối cảnh lạm phát tăng cao và ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất.

Thứ hai cần chủ động và khẩn trương thực hiện các giải pháp trong gói hỗ trợ kinh tế.

Thứ ba, cần chủ động nguồn cung, đa dạng hóa nguồn cung đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất của nền kinh tế, không đứt gãy trong khâu sản xuất và đủ hàng hóa cho tiêu dùng.

Thứ tư, cần nâng cao năng lực dự trữ để đảm bảo luôn đủ nguồn cung đối với các nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu như xăng dầu, lương thực… để đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Thứ năm, cần khơi thông các điểm nghẽn về thể chế để có thể đẩy mạnh đầu tư, nhất là đầu tư công.

Ngoài ra, cũng cần có giải pháp về chính sách tài khóa và tiề.n tệ để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam đang có 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu phát triển khá mạnh. Những loại hàng hóa nào mà người dân đang quan tâm thì cần có các chính sách, nhất là tín dụng, để hỗ trợ tiêu dùng, giúp đẩy mạnh tổng cầu.

Trân trọng cảm ơn ông!

Khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, hoạt động khởi sự kinh doanh đã có sự khởi sắc mạnh mẽ.

Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất từ trước đến nay với 15 nghìn doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, kết quả trên cho thấy các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc - Hình 1
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: TTXVN

Khởi sắc mạnh mẽ

Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất từ trước đến nay với 15 nghìn doanh nghiệp, tương đương với số vốn đăng ký là 164,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 104,8 nghìn lao động.

Nếu so với tháng 3/2022, tháng 4/2022 tăng 4,9% về số doanh nghiệp, giảm 15,3% về vốn đăng ký và tăng 11,7% về số lao; và so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,9% về số doanh nghiệp, giảm 8,8% về số vốn đăng ký và tăng 10,7% về số lao động.

Ngoài ra, cả nước còn có 7.034 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 63,6% so với tháng trước và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Nếu tính cả số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia thị trường trong tháng 4/2022 gấp hơn 2 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cả nước có 49,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 635,3 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 348,2 nghìn lao động, tăng 12,3% về số doanh nghiệp, tăng 1,2% về vốn đăng ký và tăng 2,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 12,8 tỷ đồng, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Nếu tính cả 1.345,5 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 17,1 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2022 là 1.980,8 nghìn tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, còn có 30,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 80,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định, kết quả trên cho thấy các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Ở chiều ngược lại, về số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong tháng 4/2022, có 5.391 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 81,1% so với tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021; có 3.762 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,1% và giảm 32,9% và có 1.227 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% và giảm 20,4%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 41 nghìn doanh nghiệp, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước; 15 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 8,7%; gần 5,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 17,5%.

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 60,6% trong khi đó số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 17,5%.

Các giải pháp thích ứng an toàn và hiệu quả

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành cần tiếp tục triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; đồng thời, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chia sẻ, cước vận tải và giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua ảnh hưởng lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động, giá nguyên, nhiên liệu giữ ở mức cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động vận tải trong xuất nhập khẩu. Từ thực tế đó, doanh nghiệp mong muốn các ngành chức năng, nhất là ngành hải quan tiếp tục đồng hành và có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt khó.

"Để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, cần tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho doanh nghiệp. Theo đó, cần nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điên tử các dữ liệu giữa các doanh nghiệp, hải quan và các cơ quan liên quan; tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nêu kiến nghị.

Cùng với việc hỗ trợ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn, các địa phương còn đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, bình ổn giá; đồng thời, nắm bắt thông tin để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ, nhất là thủ tục tín dụng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận, cập nhật chính sách mới của Chính phủ.

Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, với mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính và các hoạt động sáng tạo giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin như: thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử; thanh toán điện tử (E-Payment); quản lý giám sát hải quan tự động; thay thế các thủ tục hành chính bằng việc chuyển đổi sang hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu thông tin điện tử...

Bên cạnh đó, các địa phương cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, kênh thương mại trực tuyến do các tổ chức nước ngoài triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống lâu nay. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh và tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, hỗ trợ đưa sản phẩm ra nước ngoài thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước và khu vực...

Về cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhiều địa phương trên cả nước đang rà soát chính sách phù hợp để thu hút nhanh, hiệu quả doanh nghiệp lớn ở trong nước và nước ngoài đầu tư có trọng tâm, chọn lọc; ưu tiên dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo bị phụ huynh "tố" xúc phạm học sinh, ép đi học thêm
15:03:33 26/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?
22:18:27 26/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chế.t khô ven sông Hồng
13:01:37 26/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Tin nhắn của bạn gái HIEUTHUHAI gây tranh cãi dữ dội
07:05:28 28/09/2024
Quyền Linh "5 lần 7 lượt" ăn gian vẫn khiến bà Nguyễn Phương Hằng khen hết lời
07:19:23 28/09/2024
Gen Z Việt đi làm tại BIG4: Chấp nhận "đánh đổi" cả thanh xuân để có 1 thứ sau này nhiều người khao khát
06:20:56 28/09/2024
Vợ Đức Tiến đứng trước cửa cầu xin vào nhà thắp nhang, mẹ chồng xua đuổi
09:24:21 28/09/2024
Xuất hiện thông tin danh ca Tuấn Ngọc có vấn đề về sức khỏe, một nữ MC lên tiếng
06:46:35 28/09/2024
Liên tục sinh con trong 8 năm để trốn thi hành án tù
08:06:50 28/09/2024
Vô tình nghe một câu nói ngây thơ của con gái 5 tuổ.i, tôi phát hiện bí mật khiến tôi rụng rời
06:06:12 28/09/2024
Nữ diễn viên nổi tiếng: Ở nhà trọ 9m2, thường bị ngập nước, được khuyên mua xế hộp vì lý do nực cười
06:59:44 28/09/2024

Tin mới nhất

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?

10:57:08 28/09/2024
Tại phiên xét xử ngày 27/9, bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại 2 túi xách Hermès bạch tạng, trong đó có một chiếc được đại gia người Malaysia tặng.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Công an đề nghị lập tổ chuyên môn xác định nguyên nhân sập cầu Phong Châu

20:14:57 27/09/2024
Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập tổ giám định xác định nguyên nhân đổ trụ cầu T7 và sập 2 nhịp cầu 6, 7 của cầu Phong Châu; phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh vào viện sau tiệc Trung Thu

19:28:28 27/09/2024
Sau khi sự việc xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Hà Giang tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đán.h thuế người sở hữu nhiều nhà, đất

19:00:42 27/09/2024
Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu toàn diện để có các chính sách tài chính về đất đai, bất động sản phù hợp, giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Thôn Làng Nủ nằm ở vị trí đứt gãy địa chất nguy hiểm

16:44:19 27/09/2024
Trận lũ quét vùi lấp Làng Nủ ở Lào Cai thực chất là một trận lũ bùn đá tạo thành do mưa rất lớn tập trung tại một điểm.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm người bị nạn

15:00:14 27/09/2024
Theo Vietnamnet, chiều 27/9, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

14:27:35 27/09/2024
Chiều 27/9, nguồn tin của VietNamNet xác nhận, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo

13:37:35 27/09/2024
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.

Dân tố bị thu giữ 2 máy múc giữa đêm, chính quyền nói gì?

13:17:27 27/09/2024
Những ngày gần đây, ông Phạm Thành An (48 tuổ.i, trú thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) gửi đơn kêu cứu nhiều nơi vì cho rằng chính quyền xã Cam Phước Tây đã thu giữ của ông này 2 máy múc trái quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

6 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa thu

Làm đẹp

11:51:09 28/09/2024
Mỗi người đều có cách chăm sóc da mặt riêng. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn trọng với các phương pháp làm đẹp có thể gây tác dụng ngược. Có 4 điều dễ gây hiểm lầm cho mọi người khi dưỡng da mặt là:

Mẹ chồng 'hụt' trăng trối đòi gặp cháu, nghe tôi nói một câu, mẹ của người cũ khóc nghẹn không thành tiếng

Góc tâm tình

11:49:38 28/09/2024
Tôi chỉ nghĩ mẹ của Quốc muốn gặp cháu trai trước khi nhắm mắt, lại không ngờ vừa thấy mặt cháu thì bà tuyên bố nhượng đều do tôi làm chủ.

'Nàng dâu hào môn' Tăng Thanh Hà tái xuất, phong cách luôn khiến fan ngơ ngẩn

Phong cách sao

11:48:34 28/09/2024
Tăng Thanh Hà thi thoảng mới xuất hiện nhưng vẫn khiến fan ngơ ngẩn với phong cách thời trang sang trọng, tinh tế và cuốn hút.

Đang "đội sổ" ở vị trí Xạ Thủ nhưng Smolder lại được phát hiện sở hữu "sức mạnh tối thượng" độc nhất

Mọt game

11:47:59 28/09/2024
Trong những bài viết gần đây của đội ngũ phát triển LMHT, tướng mới Smolder được xem là một sản phẩm khá thành công. Theo chia sẻ của Trưởng nhóm thiết kế LMHT - Riot Phroxzon, Smolder hiện đang sở hữu tỷ lệ chọn rất cao là 28%.

Phim Hàn lãng mạn vừa chiếu đã được netizen Việt khen nức nở: Cặp chính đẹp như thơ, hợp nhau đến từng centimet

Phim châu á

11:41:29 28/09/2024
Vào ngày hôm qua (27/9), bộ phim lãng mạn Câu chuyện sau chia tay (tựa Anh: What comes after love ) vừa chính thức ra mắt.

Sao Hàn 28/9: Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tình ái

Sao châu á

11:33:51 28/09/2024
Park Bom gọi Lee Min Ho là chồng làm dấy lên tin đồn cả hai hẹn hò; Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tìm niềm vui ngoài cuộc sống hôn nhân .

Nàng Mơ nhận kết cục đắng hậu bị nhân viên phốt, tình hình bất ổn, nghiêm trọng

Netizen

11:32:38 28/09/2024
Tiếp nối câu chuyện tuyển nhân viên free gây bức xúc cõi mạng, cặp anh em Nàng Mơ - Tớ là Lộc gần đây lại là chủ đề của cuộc bàn tán. Lần này, hai anh em hot TikToker bị chính nhân viên phốt thái độ, bớt xén tiề.n lương và đuổi việc vô l...

Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân

Thế giới

11:28:43 28/09/2024
Nga đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-35S hỗ trợ chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng biên giới Kursk.

Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine

Pháp luật

11:21:31 28/09/2024
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trong cuộc gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng ông sẽ làm việc với cả Nga và Ukraine để tìm cách chấm dứt xung đột.

Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần

Sao âu mỹ

11:05:24 28/09/2024
Tiếp nối loạt tình tiết mới trong vụ án rúng động làng giải trí Âu Mỹ, rapper Diddy sau khi bị bắt nay còn bị khai quật hang động bí ẩn giấu dưới căn nhà 40 triệu đô. Cuốn hồi ký của bạn gái cũ bị phơi trần toàn bộ.

Hà Trí Quang - Thanh Đoàn khóc nức nở nhớ thời còn khổ, nay đổi đời lo nuôi con

Sao việt

10:32:06 28/09/2024
Mới đây, Hà Trí Quang đăng tải bài viết nói về cuộc sống trước đây của Thanh Đoàn. Anh cho biết bạn đời từng cơ cực, 14 tuổ.i đã ra đời làm đủ nghề để mưu sinh.