Bứt phá cán đích nông thôn mới, Noong Hẹt “thay da đổi thịt”
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã cán đích nông thôn mới. Để có được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của người dân trong việc hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng, giao thông, nâng cao thu nhập…
Huy động sức dân vào cuộc
Trong câu chuyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Trần Công Kha, Chủ tịch UBND xã Noong Hẹt, nói về những khó khăn của những ngày mới triển khai: “Khi bắt tay vào thực hiện, cả xã đều lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, vì triển khai tiêu trí nào cũng vướng, cũng khó. Để hoàn thành các tiêu chí, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch từng năm cho từng tiêu chí. Lấy sức dân làm gốc, vận động bà con cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới”.
Là xã vùng lòng chảo Điện Biên, có nhiều thuận lợi để thực hiện các tiêu chí; trình độ nhận thức cũng được nâng cao, vì thế chỉ mất thời gian đầu triển khai còn gặp khó khăn. Khi người dân đã hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình thì họ cùng bắt tay với chính quyền triển khai thực hiện.
Con đường vào thôn Văn Biên được đổ bê tông sạch đẹp, có sự đóng góp công sức của người dân trong thôn
“Trước đây vào thôn Văn Biên, đường đất lầy lội, nhưng khi được vận động, nhà nước hỗ trợ, dân thôn chúng tôi đã góp đất, công để làm đường gia thông. Chỉ trong thời gian ngắn con đường dẫn vào thôn dài gần 400m đã được đổ bê tông, thuận lợi cho người dân đi lại” ông Trần Thế Cương, Trưởng thôn Văn Biên cho biết.
Nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới, thôn Văn Biên đã thay da đổi thịt. Đường, trường, trạm, nhà văn hóa… đều được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Con đường sạch sẽ, trải bê tông phẳng lỳ dẫn vào thôn có một phần đóng góp không nhỏ của người dân. Nhiều gia đình rất tích cực tham gia đóng góp công sức, kinh phí, hiến đất để làm đường, nhà văn hóa…
Video đang HOT
Để nâng cao thu nhập, người dân trong xã đã đưa những giống cây, con đặc sản vào trồng và chăn nuôi. Trong ảnh bà Trần Thị Quý, thôn Văn Biên nuôi gà đen, đang được thị trường ưa chuộng,.
Theo ông Trần Công Kha, Chủ tịch UBND xã đánh giá, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, thì người dân là nhân tố chính để xã hoàn thành Chương trình nông thôn mới: “Tiêu chí khó nhất của chúng tôi là thu nhập, nhưng sự thay đổi tư duy, cách làm ăn nên tiêu chí khó nhất lại cán đích đầu tiên. Thu nhập trung bình trên đầu người của xã hiện đã đạt trên 23 triệu đồng/người/năm”. Ngoài ra các tiêu chí về môi trường, văn hóa… cũng có đóng góp không nhỏ của người dân. Trước đây vào ngày mùa, học sinh hay bỏ học ở nhà giúp bố mẹ, nhưng hiện nay đã có chuyển biến rõ nét, không còn cảnh mỗi lớp vắng gần chục học sinh mỗi khi mùa gặt đến.
Nông thôn mới, con đường mới
Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Noong Hẹt đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh của toàn dân. Đối với những tiêu chí nào khó đạt được, cần sự đóng góp của dân, ban lãnh đạo xã vận động người dân cùng hưởng ứng. Với cách làm như vậy, xã Noong Hẹt đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp công sức, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Trong tổng số trên 13,3 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua, nhân dân xã Noong Hẹt đã đóng góp khoảng 2 tỷ đồng và trên 1.000 ngày công lao động để xã sớm đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Phát triển chăn nuôi gia súc, hướng thoát nghèo của người dân Noong Hẹt
“Chúng tôi phải bứt phá, không để tụt hậu so với các xã đã được công nhận hoàn thành Chương trình nông thôn mới. Đầu tiên phải nâng cao thu nhập cho người dân, biến những lợi thế của cánh đồng Mường Thanh để nâng cao thu nhập. Xã đã chỉ đạo bà con, thay đổi cơ cấu giống, để phù hợp với nhu cầu thị trường. Những giống lúa mới có năng suất, chất lượng, được thịt trường ưa chuộng được bà con trong xã trồng ngày càng nhiều” ông Trần Công Kha nói về những bứt phá của xã trong thời gian tới.
Không như những địa phương khác sau khi hoàn thành Chương trình nông thôn mới còn nợ lại vốn rất lớn. Xã Noong Hẹt, dựa vào sức dân để xây dựng nông thôn mới, tất cả các công trình thuộc nông thôn mới được triển khai tại xã đều được đưa ra bàn tại các thôn, bản. Người dân cùng đóng góp ngày công, hiến đất, góp kinh phí để làm. “Ngoài những công trình lớn, nhà nước phải đầu tư, còn những công trình nhỏ như đường giao thông nội bản, nhà văn hóa… người dân tự bảo nhau, góp vốn, ngày công cùng với số vốn nhà nước cấp để làm” ông Trần Công Kha cho biết.
Theo Danviet
Diện mạo khởi sắc nhờ đẩy mạnh sản xuất gắn tái cơ cấu nông nghiệp
"Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong, ngoài nước... nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân".
Đây là 1 trong 10 giải pháp trọng tâm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2017 được ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh.
Diện mạo nông thôn khởi sắc
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh chỉ đạo xây dựng NTM đẩy mạnh sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Đức Khánh
Phấn đấu đến hết năm 2017, Hậu Giang có 38,89% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương phấn đấu thêm 4 xã: Lương Tâm (huyện Long Mỹ); Phương Bình (huyện Phụng Hiệp); Hỏa Tiến (TP.Vị Thanh) và Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) đạt chuẩn NTM; tập trung chỉ đạo bổ sung 3 xã: Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A); Vĩnh Thuận Đông (huyện Long Mỹ) và Phú An (huyện Châu Thành).
Được biết, qua gần 7 năm, toàn tỉnh Hậu Giang huy động được trên 20.990 tỷ đồng để đầu tư vào các hạng mục như: Điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi... Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trên 770km đường, xây dựng gần 100 cây cầu...
"Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các địa phương; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến thị trường tiêu thụ" - ông Trương Cảnh Tuyên phấn khởi cho biết thêm.
Ông Huỳnh Thành Hữu - Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Hậu Giang cho biết: "Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tiếp tục được quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án; xây dựng các mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình sản xuất trong nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao ".
Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền
Để đảm bảo đạt kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Hậu Giang, cũng như nghị quyết Tỉnh ủy đề ra, các địa phương ở Hậu Giang đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp, các ngành và các đoàn thể ở địa phương. Lồng ghép với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh". Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, tính tự giác cho cán bộ và nhân dân; phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong tham gia xây dựng NTM.
"Ngoài công tác đẩy mạnh tuyên truyền ra, nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chương trình cần tiếp tục làm sâu sắc hơn và cụ thể hóa khẩu hiệu hành động "Thống nhất - Tự giác - Hợp tác - Phát triển" gắn với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và phương châm "Phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống cho dân là mục tiêu, lợi ích mang lại cho dân là động lực" - ông Hữu nhấn mạnh.
Trao đổi với NTNN, ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhấn mạnh: "Bên cạnh đó, cần phải tăng cường các đề tài khoa học về NTM, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao nội dung, chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh theo hướng hiệu quả, chất lượng, hiện đại, bền vững".
Theo Danviet
Kiên Giang: Chi hơn 17.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, sau 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015), chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và của toàn thể người dân Kiên Giang. NTM hình thành trên thực tế đã đáp ứng nguyện...