Búp bê Barbie 180kg dù mập nhưng vẫn tấp nập người theo
Cô búp bê sống nặng nhất thế giới này chính là minh chứng rõ ràng nhất của chân lý: béo chưa chắc đã là xấu.
Không sở hữu thân hình đồng hồ cát ngực tấn công, mông phòng thủ, thậm chí còn rất nặng cân nhưng cô Ash Phillips, 27 tuổi, người Mỹ vẫn chinh phục được trái tim của hàng ngàn đàn ông. Nhờ công việc đóng giả làm búp bê Barbie đời thực, cô có thể kiếm được 58.000 USD (khoảng 1,28 tỷ đồng) mỗi năm.
Búp bê Barbie mập nhưng vẫn tấp nập người theo.
Cô búp bê “voi tẩm bột” đến từ bang California. Với cân nặng lên tới 180kg, hiện cô đang được mệnh danh là búp bê Barbie to nhất thế giới theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng, với Ash, cân nặng không là vấn đề, béo cũng chẳng xấu, cô vẫn khiến đàn ông say như điếu đổ.
Ash cho biết, từ khi còn bé, cô đã luôn muốn được xinh đẹp như búp bê Barbie. Khi lớn lên, nhờ có câu lạc bộ Big Beautiful Women (tạm dịch: Những nàng béo xinh đẹp), cô đã thực hiện được ước mơ khi còn nhỏ của mình. Công việc hằng ngày của Ash là hóa trang thành búp bê Barbie, ghì chặt và đè bẹp khách hàng. Nghe có vẻ nhạy cảm nhưng cô luôn đặt yếu tố trong sáng và lịch sự lên hàng đầu trong nguyên tắc làm việc của mình. Với số tiền kiếm được, Ash có thể tự trang trải cho cuộc sống của mình. Ngoài ra, cô còn dành một phần cho từ thiện giúp đỡ người vô gia cư và trẻ em.
Để có thể hóa thân thành búp bê Barbie đời thực, Ash phải sưu tập một tủ trang phục từ quần áo, váy vóc, giày dép cho tới trang sức màu hồng, mang đậm phong cách bánh bèo. Ngoài ra, kiểu trang điểm cũng phải chuẩn Barbie từ hàng mi dài cong vút cho tới đôi môi căng mọng. Mỗi tháng, cô tiêu tốn khoảng 1.000 USD (hơn 22 triệu đồng) cho làm đẹp như: nối và nhuộm tóc, nhuộm da nâu, làm móng và mát-xa mặt.
Video đang HOT
Hiện tại, Ash đang tiết kiệm tiền để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ. Cô muốn bộ ngực của mình bốc lửa, mông cũng phải quyến rũ hơn bây giờ. Cũng qua câu chuyện của mình, Ash muốn truyền cảm hứng, sức mạnh và niềm tin tới những cô gái đang lo lắng về vấn đề cân nặng.
Từ bé, Ash đã không bao giờ biết đến cảm giác gầy là gì.
Ash tiết lộ mình đã nhận được 4 lời cầu hôn nhưng cô vẫn chưa sẵn sàng cho chuyện yêu đương.
Theo Chi Mai
Theo_Giáo dục thời đại
Lật tẩy hàng vạn hộp sữa Mỹ ruột Tàu
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, nước này vừa bắt giữ 6 người sản xuất và bán sữa bột giả hiệu Similac dành cho trẻ sơ sinh tại 7 tỉnh. Liên quan tới bê bối mới nhất về an toàn thực phẩm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này, hôm 5-4, Abbott hãng sản xuất sữa Similac xác nhận, vụ sữa giả bị phát hiện từ tháng 12 năm ngoái, đến nay cả đường dây mới bị triệt phá.
Người tiêu dùng Trung Quốc từng đổ xô mua sữa ngoại vì sợ chất lượng sữa nội địa
Giả mác hãng sữa hàng đầu của Mỹ
Theo giới truyền thông Trung Quốc, nhóm làm giả đã bán hơn 17.000 hộp sữa, thu về gần 2 triệu NDT (309.000 USD). Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Trung Quốc cho biết, theo kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng Thượng Hải, sữa bột giả nhãn hiệu Similac đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và không đe dọa tới an toàn sức khỏe trẻ nhỏ.
Thông tin sữa giả đạt tiêu chuẩn quốc gia gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc ngay khi được công bố, chủ yếu liên quan đến việc sữa giả trên "hợp quy cách" với tiêu chuẩn sữa bột phổ thông hay sữa bột cho trẻ em. Một bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời một chuyên gia tên Tống Lượng giải thích: "Nguyên liệu của lô sữa giả trên là nguyên liệu sữa bột cho trẻ em, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và không gây ra nguy cơ nào. Sai phạm chỉ là sữa đó gắn trái phép mác Similac".
Trong khi đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc thông báo, các nghi phạm đã bị buộc tội sản xuất sữa trẻ em kém chất lượng và sử dụng trái phép nhãn hiệu nổi tiếng. Sản phẩm giả trên đã được bán cho những đầu nậu ở Từ Châu (Giang Tô) và Trịnh Châu (Hà Nam), sau đó được đưa đi tiêu thụ trên khắp Trung Quốc.
Nhóm đứng đằng sau vụ lừa đảo này do 2 đối tượng họ Trần và họ Đường điều hành. Chúng bị nghi ngờ đã cung cấp cho nhóm 6 người trên những hộp sữa bột nhái hàng Similac - nhãn hiệu sữa hàng đầu của Mỹ và các loại sữa bột rẻ tiền khác.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thượng Hải cho biết, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra và từ chối bình luận hay cung cấp thêm thông tin. Trong quá trình theo dõi việc bán các sản phẩm này trên Internet, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Trung Quốc cũng ra một thông cáo hôm 4-4, cảnh báo người tiêu dùng cẩn thận khi mua sữa bột dành cho trẻ em qua mạng. Cơ quan này cũng nhắc nhở người bán sữa bột trẻ em và các cơ sở cung cấp nền tảng bán hàng qua mạng cần tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, đồng thời nhấn mạnh rằng họ sẽ bị xử lý hình sự nếu vi phạm.
Cần cơ chế để người tiêu dùng yên tâm
Theo tờ Deutsche Welle, đây là bê bối mới nhất liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã cam kết đẩy mạnh kiểm tra sau bê bối sữa nhiễm melamine khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng và 300.000 trẻ khác mắc bệnh hồi năm 2008.
Thời điểm đó, một số công ty lớn ở Trung Quốc đã bị phát hiện bán sữa có melamine - một chất hóa học công nghiệp làm tăng hàm lượng protein. Melamine dẫn tới sỏi thận, suy thận và chủ yếu gây hại cho trẻ nhỏ. Liên quan tới vụ sữa độc này, 2 người đã bị tuyên án tử hình và 4 người khác bị tù chung thân.
Vụ việc đã khiến các bậc phụ huynh ở Trung Quốc lên cơn sốt săn lùng sữa ngoại, vốn được đánh giá là an toàn hơn. Trào lưu này từng gây ra tình trạng khan hiếm sữa tại Hồng Kông (Trung Quốc), Anh và Australia.
Để giảm tâm lý "sính" sữa ngoại của người Trung Quốc, chuyên gia Tống Lượng nói: "Cần thiết lập cơ chế truy được nguồn gốc xuất xứ để người tiêu dùng an tâm, chính phủ cũng nên xử lý những việc này một cách minh bạch. Đặc biệt nên tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, khi quyền này bị tổn hại lại càng cần duy trì bảo vệ quyền lợi cho họ".
Cũng liên quan tới bê bối thực phẩm kém an toàn, tháng trước, Trung Quốc đã tuyên án tù 10 người vì bán thịt bò khô giả. Nhóm người này đã thêm hương liệu và chất tạo màu vào thịt lợn đã qua sử dụng để làm giả sản phẩm. Thượng Hải cũng từng kiện công ty thực phẩm Mỹ - OSI Group vì đóng gói thịt kém chất lượng và quá hạn sử dụng thành sản phẩm mới. Tháng 2 vừa qua, 6 nhân viên công ty này đã bị phạt tù.
Theo_An ninh thủ đô
Căn bệnh lạ kỳ biến cô gái thành búp bê Bệnh loạn dưỡng cơ đã khiến cơ thể Amber ngày càng teo nhỏ lại giống như búp bê. Amber Guzman (28 tuổi) đến từ California, Mỹ đã không may mắc phải một căn bệnh di truyền khá hiếm gặp có tên "loạn dưỡng cơ" khiến cơ thể cô gái trẻ ngày một suy nhược. Thế nhưng, cũng chính căn bệnh quái ác này...