Buông bỏ, buồn buông
Là một tu sĩ Phật giáo trong hơn 30 năm, Ajahn Brahm là trụ trì và người điều hành tâm linh của Hội Phật giáo Tây Úc.
Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với tư cách là một bậc thầy tinh thần và diễn giả nổi tiếng.
Với sự khôn ngoan đi cùng với tuổi tác, Ajahn Brahm lại chia sẻ thêm 108 câu chuyện về những người bình thường chống lại thách thức của mỗi ngày mới trong cuốn “Buông bỏ, buồn buông”. Chính sự nhẹ nhàng, thâm thúy trong cách kết thúc mỗi chương sách khiến người đọc không có cảm giác nặng nề hay đang bị dạy đời.
Tác giả lưu ý rằng trong Phật giáo, tức giận và xúc phạm đối phương được xem là “sự điên rồ tạm thời”. Nhìn hành vi từ quan điểm đó, chúng ta có thể đáp lại sự vô lý của người đời bằng sự đồng cảm và công bằng, hơn là giận dữ hoặc hờn dỗi.
Album thường là nơi lưu giữ kỷ niệm đẹp nhất của chúng ta: Lễ tốt nghiệp, cuộc đi chơi, lễ cưới, hay bất cứ thứ gì đáng nhớ, đáng cười, đáng yêu. Tuy vậy, album trong đầu bạn lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nó chứa rất nhiều đau buồn, nước mắt, lời xỉ vả, cay đắng, thù hận… Nhiều người thậm chí còn để những ký ức tồi tệ ám ảnh cả cuộc đời của mình. Vì vậy, Brahm đề nghị bạn thường xuyên thực hiện một cuộc thanh trừng những hình ảnh tiêu cực ra khỏi đầu mình.
Video đang HOT
Trong cuộc đời, muốn làm thứ gì, bạn phải được cấp phép: Giấy phép lái xe, Chứng chỉ hành nghề, Bằng đại học… Vì nỗi ám ảnh này, Brahm tự kết thúc cuốn sách này bằng tờ “Giấy phép Hạnh phúc” mà ông chứng nhận. “Giấy tờ này chính thức trao cho người cầm quyển sách quyền vĩnh viễn được hạnh phúc, vì bất kỳ lý do nào hay không cần lý do nào. Không ai được xâm phạm lên quyền này”.
Nếu bạn cần sự chấp thuận của người khác rồi mới dám hạnh phúc, Brahm sẽ tặng bạn món quà mà bạn luôn mong mỏi. Bạn có thể hạnh phúc ngay bây giờ!
Câu chuyện Thiền sư và tách trà nóng hàm ẩn bài học về sự buông bỏ
Cùng là đón nhận tách trà nóng từ vị sư nhưng mỗi người lại có hành động khác nhau, dẫn tới kết quả khác biệt. Bài học thâm thúy về sự buông bỏ từ đó thấu rõ trong tâm can mỗi người.
Tình huống 1:
Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: "Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?"
Nhà sư đưa cho ông một cốc tách trà và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay làm thương gia bị bỏng. Ông buông tay làm vỡ tách trà.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trễ!"
* Thế nhưng, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu?
Ảnh minh họa
Tình huống 2:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi: "Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá."
Nhà sư đưa cho cô gái một tách trà và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị bỏng, cô buông tay làm vỡ tách trà.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Đau rồi tự khắc sẽ buông!"
* Thế nhưng, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Tình huống 3:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi: "Thưa thầy con muốn buông bỏ tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng".
Nhà sư đưa anh ta một cái tách trà và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng, nước chảy tràn ra khiến tay chàng trai bỏng rát. Chàng trai đau quá nhưng vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và thấy rất ngon.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!"
* Tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn?
Câu chuyện để lại những suy ngẫm về việc buông bỏ của mỗi người. Trong cuộc sống này, không ai giống ai, không trường hợp nào giống trường hợp, quyết định buông bỏ hay không chỉ có thể dựa vào chính bản thân người trong cuộc. Tuy nhiên, nếu người trong cuộc có ý chí, nhẫn nại thì vạn sự có thể xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
Những chuyện vặt khiến mẹ chồng phải "hậm hực" với con dâu? Bà bất lực, bà nói cạnh khóe, bà nhắc nhở, khuyên răn, bà hờn dỗi, thậm chí mắng mỏ mà cũng không thay đổi gì được. Xã hội nào thì sản sinh ra nếp nghĩ ấy, lối sống ấy. Chính con người bà của ngày hôm nay cũng không còn giống như ngày hôm qua. Bà biết điều đó nhưng bà bực, bà...