Buông 2 tay khỏi vô-lăng khi lái ôtô có nguy hiểm?
Dù không vi phạm pháp luật VN, hành động buông 2 tay khỏi vô-lăng khi lái xe có thể gây ra nguy hiểm nhất định cho người tham gia giao thông.
Mới đây, đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc diễn viên Quang Trung bỏ cả 2 tay khỏi vô-lăng được đăng tải tren mạng xã hội. Hành động của nam diễn viên bị chỉ trích nặng nề từ cộng đồng mạng. Đa số ý kiến cho rằng hành động của Quang Trung là thiếu ý thức, có thể gây nguy hiểm cho người khác. Hành động này có thực sự gây nguy hiểm như đa số ý kiến chỉ trích?
Hành động buông 2 tay khỏi vô-lăng khi lái xe của diễn viên Quang Trung bị chỉ trích.
Trên thực tế, việc buông 2 tay ra khỏi vô lăng khi xe đang di chuyển là không phạm luật tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định mức phạt đối với trường hợp buông tay khỏi vô-lăng để sử dụng điện thoại di động và dùng chân điều khiển vô-lăng.
“Về lý thuyết, khi người lái buông 2 tay khỏi vô-lăng khi xe đi thẳng, chiếc xe sẽ tiếp tục di chuyển thẳng về phía trước. Tuy nhiên, khi buông cả 2 tay, người lái sẽ trở nên bị động và hoảng loạn nếu gặp tình huống bất ngờ. Mặt đường xấu cũng khiến chiếc xe có thể bất ngờ mất lái nếu người điều khiển không tập trung vào vô lăng”, chuyên gia ôtô Nguyễn Sơn cho hay.
Cụ thể hơn, nếu có tính huống bất ngờ như có người hay xe băng qua đường, xe phía trước phanh gấp đột ngột, người lái xe nếu không đặt tay lên vô lăng sẽ có thể không kịp xử lý, gây ra tai nạn.
Theo ông Nguyễn Sơn, việc điều khiển ôtô khi lưu thông trên đường không chỉ là tuân thủ luật giao thông, mà còn là văn hóa giao thông. Những hành động như bỏ 2 tay ra khỏi vô lăng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông. Người lái xe khi ngồi sau vô lăng, tốt nhất nên tập trung hoàn toàn vào việc lái xe để đảm bảo an toàn tối đa.
Video đang HOT
Trong vài năm trở lại đây, công nghệ hỗ trợ lái xe trở nên phổ biến, xuất hiện trên các thương hiệu bình dân như Toyota, Honda cho đến Audi, Mercedes-Benz, BMW, Volvo… Các công nghệ này khá hiện đại khi được hỗ trợ từ camera, radar và các cảm biến, giúp xe tự động xử lý khi gặp chướng ngại vật hay tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên các hãng xe vẫn khuyến cáo tài xế cần đặt tay lên vô lăng ngay cả khi xe đang kích hoạt chế độ tự lái.
Volvo XC 90 là một trong những mẫu xe an toàn nhất thế giới với hàng loạt công nghệ hỗ trợ lái.
Đại diện Volvo Việt Nam từng chia sẻ với Zing: “Tất cả chỉ là những tiện ích hỗ trợ người lái trong việc vận hành xe mỗi ngày. Công nghệ ngày càng thông minh thì trách nhiệm người lái phải ngày càng lớn. Chúng ta không thể giao hết mạng sống của mình cho công nghệ. Nên việc tập trung và giữ sự tỉnh táo khi lái xe đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông”.
Hiện đại như vậy nhưng các công nghệ tự lái hiện tại chỉ là hỗ trợ, an toàn nhất vẫn là sự tập trung và tỉnh táo của người lái khi cầm vô-lăng. Do đó, hành động buông 2 tay khỏi vô-lăng khi lái xe có thể gây nguy hiểm cho cả người trong xe và người tham gia giao thông khác, nhất là đối với điều kiện giao thông dày đặc và phức tạp như Việt Nam.
Lái xe đường đèo núi cần kỹ năng gì?
Hạn chế dùng phanh, quan sát linh hoạt là hai trong những kỹ năng quan trọng khi điều khiển xe trên đường đèo núi, với bất kỳ loại xe nào.
Lái ô tô lên và xuống đèo thế nào mới an toàn? - Ảnh minh hoạ.
Đã có không ít vụ tai nạn ô tô xảy ra trên đường đèo, núi khiến xe lao xuống vực gây thương vong lớn. Các vụ việc liên tiếp xảy ra từ năm này qua năm khác, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: "Lái ô tô lên và xuống đèo thế nào mới an toàn?".
Trên những cung đường đèo, người điều khiển phải tập trung quan sát hơn thông thường dù đường vắng, giữ tốc độ thấp và hạn chế sử dụng phanh đến mức tối đa, việc mỗi lần cua lại rà phanh, nhất là xe có tải trọng nặng, sẽ dẫn đến hiện tượng nóng tăm-bua, trơ má phanh, thậm chí sôi dầu phanh. Điều đó sẽ khiến xe bị mất phanh đột ngột và gây ra tai nạn. Thay vì rà phanh nhiều, các tài xế nên lái xe tốc độ thấp (cần số để ở vị trí số 1 hoặc 2) khi đổ đèo.
Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản khi điều khiển xe leo và đổ đèo an toàn đối với xe số sàn và số tự động, hai loại xe có cách vận hành khác nhau khi di chuyển trên đường đèo núi dài.
Đối với xe số sàn, đề-pa là một kỹ năng cơ bản mà tất cả các tài xế đều phải thuần thục trước khi thực hiện leo đèo. Hãy giữ chặt chân phanh và côn, vào số 1. Tiếp tục giữ chặt chân phanh, nhả côn từ từ và nghe tiếng máy cho đến khi cảm giác đã bám côn. Sau đó, nhả phanh, đệm ga và bắt đầu thả chân côn chậm rãi. Lúc này, chiếc xe có thể bị lùi về phía sau một chút nhưng đừng lo vì xe sẽ sớm tiến lên phía trước.
Tùy thuộc vào độ dốc của đèo, vòng tua máy sẽ dao động trong khoảng từ 2.000 đến 3.000 vòng/phút. Giai đoạn tiến lên đỉnh đèo, tuỳ thuộc vào độ dốc mà người điều khiển chuyển cần số sang vị trí số 2 hoặc 3.
Hãy dùng mắt để quan sát và đánh giá độ dốc của đèo chuẩn bị leo. Giữ chặt chân côn và xuống một số trước khi leo đèo nếu độ dốc ở mức vừa phải. Giữ tốc độ động cơ ở trong khoảng từ 4.000 đến 6.000 vòng/phút để xe có công suất cao hơn khi leo đèo.
Nhấn ga và xuống số lần nữa nếu đèo có độ dốc tăng lên. Duy trì tốc độ động cơ trong khoảng như trên để leo dốc.
Khi đổ đèo, nên hạn chế rà phanh liên tục, bởi trên những đoạn đường đèo núi dài có thể khiến nhiệt độ của hệ thống phanh tăng cao. Hậu quả là phanh có thể mất tác dụng hoàn toàn, đột ngột và người điều khiển sẽ hoảng hốt không xử lý kịp tình huống. Hãy để ý những dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh bị quá nóng như mùi khét hoặc khói bốc ra từ bánh xe.
Hãy học phân biệt âm thanh động cơ bằng cách lắng nghe khi lái xe hàng ngày. Nghe âm thanh động cơ để biết vòng tua máy là một kỹ năng cần thiết khi đổ đèo. Chuyển xuống số thấp để xe chạy chậm nhưng cũng đừng quên quan sát đồng hồ vòng tua máy. Động cơ phải chạy ở tốc độ cao hơn mức trong điều kiện lái thông thường. Nếu cảm thấy tốc độ xe nhanh hơn mức bạn muốn kiểm soát, bạn nên chuyển xuống một số.
Giảm tốc độ của xe khi ôm cua bằng cách chuyển xuống số thấp hơn. Nhấn chân ga để tăng vòng tua động cơ và thả côn. Nhấn phanh để đưa xe về vận tốc thấp khi ôm cua. Thông thường, khi lên đèo số nào thì xuống đèo số đó, nhưng người điều khiển xe nên áp dụng linh hoạt tùy vào vận tốc của xe đang chạy trong lúc đổ đèo để chiều chỉnh cho phù hợp.
Lên số cao hơn khi vào đường thẳng để tăng tốc. Hãy sẵn sàng để chuyển số thường xuyên hơn bình thường vì đường đèo đòi hỏi người lái phải điều chỉnh liên tục cho phù hợp. Tiếp tục theo dõi hệ thống phanh và tấp xe vào khu vực an toàn nếu thấy có dấu hiệu nhiệt độ của hệ thống phanh tăng cao.
Đối với xe số tự động, nhiều người cứ nghĩ sẽ không phải lo lắng về việc chuyển số khi leo đèo bằng xe số tự động, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Khi leo đèo, xe cần công suất lớn hơn bình thường, nên người điều khiển phải biết cách tăng sức mạnh cho xe.
Với xe số tự động, người điều khiển có thể thử dùng số 3 để leo đèo và tăng tốc phù hợp. Khi cảm thấy xe đang chậm dần, cần đổi về số 2 và tiếp tục nhấn chân ga. Lúc này, động cơ xe sẽ bị gào với âm thanh lớn nhưng đừng lo lắng vì tiếng động cơ như thế mới đảm bảo sự an toàn và giúp xe leo đèo ổn định.
Khi đổ đèo với xe số tự động, việc sử dụng mình phanh để giảm tốc vẫn chưa đủ. Và điều này còn có thể khiến phanh bị mòn và mất tác dụng. Đó là lý do vì sao cần học cách đổ đèo bằng xe số tự động mà không dùng mỗi phanh để giảm tốc. Nên chuyển sang chế độ bán tự động để có thể điều khiển xe được tốt nhất.
Hãy bỏ chân ra khỏi bàn đạp ga khi xe ở trên đỉnh đèo. Nếu xe của bạn có hệ thống điều khiển hành trình, hãy tắt đi. Nếu xe đang di chuyển chậm, hãy chuyển số tự động xuống số thấp hơn hoặc số 2. Đây là hành động tương đương với việc "phanh động cơ" và giảm tốc độ xe. Nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hơn 50 km/giờ hoặc nhanh hơn mức mà bạn cảm thấy an toàn, hãy giảm số, nhấn phanh từ từ để giảm tốc.
Nhấn nhả phanh từ từ để giúp động cơ duy trì ở tốc độ mong muốn. Chỉ đến khi đổ đèo xong, mới nên chuyển hộp số về chế độ tự động hoàn toàn.
Trước khi đổ đèo, hãy chắc chắn hệ thống phanh của xe hoạt động tốt. Khi đổ đèo trong điều kiện đường đông, ở tốc độ thấp hoặc đường uốn lượn, nên dùng số 1 thấp nhất. Tốc độ tối đa của xe khi ở số 1 là 25-32 km/giờ và đừng bao giờ chuyển hộp số sang chế độ "N" nếu không muốn lao xuống chân đèo ở tốc độ nhanh hơn mong muốn.
5 việc cần làm để đảm bảo tầm nhìn khi lái xe ban đêm Dành ít phút kiểm tra đèn chiếu sáng, làm sạch các bề mặt kính, chỉnh gương chiếu hậu trước khi lên đường... góp phần giúp tài xế không bị hạn chế tầm nhìn, đảm bảo an toàn khi lái ô tô vào ban đêm. Lái ô tô ban đêm luôn là thử thách khi tầm nhìn bị hạn chế Lái ô tô ban...