Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị cảm cúm
Hiện nay, nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm cho người bệnh. Việc sử dụng các thuốc điều trị cảm cúm có nhiều tác dụng tích cực, khiến bệnh thuyên giảm nhanh chóng,… nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ.
Trong quá trình điều trị cảm cúm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc điều trị cảm cúm khác nhau từ các thuốc điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân cho đến điều trị biến chứng của bệnh. Việc sử dụng các thuốc tân dược trong điều trị cảm cúm khiến tình trạng của người bệnh thuyên giảm nhưng cũng khiến người bệnh gặp phải các nguy cơ tác dụng phụ khác nhau.
Một số tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị cảm cúm thường dùng:
1. Thuốc giảm đau, hạ sốt
Tình trạng đau nhức và sốt rất thường hay xảy ra ở bệnh nhân cảm cúm, do đó thuốc giảm đau hạ sốt luôn là nhóm một trong các nhóm thuốc điều trị cảm cúm thường xuyên được sử dụng nhất, đại diện được sử dụng phổ biến nhất là paracetamol.
Bình thường, khi sử dụng với liều điều trị thích hợp thì paracetamol có thể được chuyển hóa ở gan một cách hiệu quả và rất ít gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc liều cao trong thời gian ngắn thì gan không còn khả năng khử độc paracetamol nữa mà chính nó sẽ bị paracetamol làm tổn thương. Chính vì thế, không được sử dụng paracetamol quá 4g/24h để giảm đau và hạ sốt cho bệnh nhân cảm cúm.
Tình trạng đau nhức và sốt rất thường hay xảy ra ở bệnh nhân cảm cúm (Ảnh: Internet)
Những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng paracetamol để làm thuốc điều trị cảm cúm kể đến như ban đỏ ở da, mày đay, nôn, buồn nôn, độc tế bào gan, hoại tử tế bào gan,…
Cũng như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc giảm ho cũng là nhóm thuốc điều trị cảm cúm được sử dụng rất thường xuyên trên thực tế.
Các loại thuốc điều trị cảm cúm nhóm giảm ho có thể khiến bệnh nhân giảm đào thải dịch ứ đọng trong đường hô hấp tạo điều kiện cho bội nhiễm xảy ra. Ngoài ra, thuốc giảm ho còn có thể gây nên một số tác dụng phụ khác như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa và nếu nặng thì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp,…
Video đang HOT
Thuốc giảm ho cũng là nhóm thuốc điều trị cảm cúm được sử dụng rất thường xuyên (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, các loại thuốc cảm cúm có thể gây nên tình trạng buồn ngủ ở bệnh nhân vì thế cần thận trọng sử dụng cho các bệnh nhân làm việc trong môi trường yêu cầu tập trung cao độ như lái xe, công nhân kỹ thuật chính xác,…
3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị cảm cúm chống ngạt mũi
Ngạt mũi là một triệu chứng rất phổ biến của cảm cúm, mặc dù nó không gây nguy hiểm quá nhiều nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu. Trong trường hợp này, thuốc chống ngạt mũi có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị cảm cúm. Những thuốc thông dụng bao gồm pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin,…
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm nhóm chống ngạt mũi quá nhiều, lạm dụng thuốc thì có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm nhanh chóng và gây nên một số tác dụng phụ như gây teo niêm mạc mũi do co mạch kéo dài, thuốc ngấm vào tuần hoàn thông qua niêm mạc gây tác dụng phụ toàn thân như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp,…
Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho các trường hợp cảm cúm thông thường mà nó chỉ được sử dụng làm thuốc điều trị cảm cúm cho các trường hợp cảm cúm nặng có nguy cơ bội nhiễm cao hoặc bội nhiễm đã xảy ra.
Do có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau với cơ chế tác dụng, liều dùng, đặc điểm dược động học khác nhau,… Do đó, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhóm thuốc kháng sinh mà bệnh nhân được chỉ định.
Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp cúm nặng (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nhìn chung thì các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng kháng sinh có thể kể đến như dị ứng, mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể (hay gặp nhất ở các vi khuẩn đường ruột), rối loạn tiêu hóa (sốt, buồn nôn, đau bụng,…), sốt, sỉn màu răng,…
Do có nhiều tác dụng phụ khác nhau và chỉ định chỉ hạn chế cho các trường hợp đặc biệt, do đó bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5. Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus có thể được sử dụng để chống lại sự nhân lên của virus làm bệnh nhanh lành hơn. Tuy nhiên do khó cân bằng giữa nhiều các tác dụng phụ của thuốc với hiệu quả mà thuốc mang lại (so với khi không dùng thuốc), vì vậy mà việc chỉ định sử dụng thuốc cũng cần diễn ra rất thận trọng.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng virus kể đến như dị ứng, mệt mỏi, đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, một số các rối loạn thần kinh, các rối loạn huyết học và có thể gây độc cho gan, thận,…
Có thể thấy rằng, mặc dù việc sử dụng thuốc đem đến hiệu quả rất tích cực trong điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm thì người bệnh cần tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ đã đề ra để hạn chế tối đa các nguy cơ tai biến do thuốc.
Đi khám ngay khi có những dấu hiệu này bởi dạ dày bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để khám ngay bởi có thể dạ dày bạn đang bị viêm loét nặng, thậm chí bị ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Tự dưng mắc chứng hôi miệng
Một trong những dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh dạ dày là tự dưng bạn mắc chứng hôi miệng. Chính dấu hiệu này, khiến cho nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, đây chính là một tín hiệu của bệnh đau dạ dày và nhiễm HP cần phải đi kiểm tra bác sĩ ngay.
Theo các chuyên gia lý giải rằng, trong quá trình tồn tại và phát triển, HP có thể sinh ra các khí và mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là khi ở trong dạ dày, HP gây tình trạng trào ngược, viêm loét, buồn nôn... khiến cho hơi thở của bạn không được thơm tho nữa.
Đau tức vùng thượng vị
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh dạ dày là biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ, căng tức ở vùng thượng vị.
Đây chính là một biểu hiện của bệnh dạ dày đó là các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với mỗi một bệnh nhân thì mực độ ở đau sẽ có sự khác nhau. Nhiều người sẽ có cảm giác đau khi đói, đau khi no, đau sau khi vừa ăn xong 1 lúc, đau từ đằng trước ra đằng sau.
Rối loạn tiêu hóa
Khi bạn mắc bệnh dạ dày, cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hóa hoạt động không còn tốt như trước. Chính vì vậy, bệnh nhân thường có biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, bụng ậm ạch.... Những triệu chứng này chúng thường xuất hiện sau khi ăn và kéo dài trong một thời gian dài khiến bạn mệt mỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP đang tồn tại trong dạ dày làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu.
Ợ hơi, ợ chua và buồn nôn
Khi dạ dày của bạn bị vi khuẩn HP tồn tại làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra các vết viêm loét. Và một trong những biểu hiện giúp bạn nhận biết là bạn thường xuyên rơi vào tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng nhất là nôn ra máu, vì vậy bạn nên đi kiểm tra sớm để có phương áo điều trị kịp thời.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm..
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Liên tiếp cấp cứu người bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, trong những ngày gần đây, các y bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận hơn 30 trường hợp rối loạn tiêu hóa biểu hiện đau bụng, buồn nôn... Cấp cứu hơn 30 trường hợp rối loạn tiêu hóa biểu hiện đau bụng, buồn nôn... (Ảnh do...