Buôn Ma Thuột trận đột phá chiến lược
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chọn mục tiêu tiến công là Buôn Ma Thuột, ta đã nhanh chóng đánh chiếm, giải phóng cả Tây Nguyên và cả vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, tiến về giải phóng Sài Gòn. 40 năm đã qua đi, nhưng ý nghĩa của chiến thắng Buôn Ma Thuột vẫn còn nguyên vẹn, thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta.
Buôn Ma Thuột – trận đột phá chiến lược.
Tây Nguyên bao la và hùng vĩ, nhân dân các dân tộc giàu truyền thống Cách mạng đã cùng quân với dân cả nước làm nên những chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cách đây 40 năm, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định lấy Buôn Ma Thuột là mục tiêu chủ yếu của chiến dịch giải phóng Tây Nguyên.
Việc chọn Buôn Ma Thuột là căn cứ điểm quyết chiến cho mùa Xuân năm 1975 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất Tây Nguyên lại nằm trên trục đường 14 và 21 thuận lợi cho việc thực hiện chiến dịch ở nơi đây và mở rộng đến các tỉnh Tây Nguyên xuống duyên hải miền Trung và vào Nam Bộ.
Video đang HOT
Đánh vào Buôn Ma Thuột sẽ làm đảo lộn thế phòng thủ của Mỹ Ngụy ở Tây nguyên. Uy hiếp đồng bằng ven biển miền trung, mở hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn.
Cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột là cả một quá trình đấu trí căng thẳng với địch để đảm bảo bí mật và bất ngờ, với một cách đánh chưa từng thực hiện.
Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – Nguyên tư lệnh mặt trận Tây Nguyên cũng từng cho biết: Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương, chiếm được Tây Nguyên sẽ uy hiếp khống chế đồng bằng khu 5 và Sài Gòn. Tây Nguyên là một địa hình lớn, dung lượng chiến trường lớn, dễ tác chiến hiệp đồng binh chủng lại gần đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh. Tây Nguyên lại là nơi địch yếu cho nên đúng nguyên tắc chọn hướng chiến lược thứ nhất là nơi địch yếu, nơi hiểm yếu và đạt được hai yêu cầu một dễ phá vỡ chiến lược và hai là dễ phát triển chiến lược.
Trong trận đánh này, do việc nghi binh, tạo thế trận giỏi, buộc địch phải phân tán lực lượng thành hai khối ở bắc và nam Tây Nguyên, nên quân ta có điều kiện tập trung lực lượng áp đảo địch ở Buôn Ma Thuột. Trong chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chủ lực và quân dân địa phương hình thành thế trận mạnh mẽ và độc đáo bẻ gãy mọi hướng phản kích của địch và làm chủ hầu hết các mục tiêu trong thị xã.
Ông Lê Chí Quyết, nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Đăklăk cho biết: Bốn nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban đấy là: thứ nhất khi bộ đội chủ lực tấn công đánh chiếm giải phóng thủ đô thì ủy ban công quản lập tức triển khai ngay kế hoạch tiếp thu và quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của ngụy quân ngụy quyền để lại bao gồm các cơ quan hành chính, kinh tế , văn hóa, y tế, giáo dục… và các cơ sở hậu cần quân đội địch gồm kho tàng, bến bãi, xe cộ, vũ khí của quân đội địch. Nhiệm vụ thứ hai là nhanh chóng ổn định bước đầu trật tự trị an của thị xã. Cụ thể trước là phối hợp cùng thị xã truy quét, càn quân địch, kêu gọi họ đầu hàng, nhanh chóng chặn đứng âm mưu thủ đoạn càn quấy, âm mưu thủ đoạn cướp bóc của nhân dân, giữ gìn trật tự trị an. Nhiệm vụ thứ ba là nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân…
Thắng lợi của trận Buôn Ma Thuột đánh dấu bước phát triển mới về chọn đúng mục tiêu, khéo nghi binh, tạo thế chia cắt, sử dụng lực lượng phù hợp và vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh hiệp đồng binh chủng vào một thị xã ở địa hình rừng núi.
Đây cũng là trận đánh thể hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật đánh trận then chốt quyết định mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn thế trận phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, buộc chúng phải rút bỏ Kon Tum và Plei-cu, tạo điều kiện cho ta phát triển tiến công giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và một số tỉnh ở duyên hải Trung Bộ, mở ra bước ngoặt quyết định cho quân và dân ta phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Theo Truyền Hình Công An Nhân Dân
Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột
Sáng nay (10/3), tỉnh Đăk Lăk sẽ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột - chiến thắng mở đầu cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước.
Trước đó, tại thành phố Buôn Ma Thuột, nhiều hoạt động sôi nổi đa diên ra như: Buổi gặp gỡ những cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia tại mặt trận Buôn Ma Thuột từ năm 1975 trở về trước; Trưng bày hiện vật lịch sử...
Phong Trưng bay hiên vât lich sư đa giới thiệu nhưng hiện vật, hình ảnh, tư liệu và các câu chuyện của nhân chứng lịch sử; tái hiện sinh động về quá khứ hào hùng của quân và dân các dân tộc tỉnh Đăk Lăk trong mùa Xuân năm 1975.
Các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ chào mừng lễ khai mạc. (Ảnh: bao Gia Lai)
Những tư liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ. (Ảnh: bao Gia Lai)
Theo_VTV
"Đội" nắng xếp hàng nhận vé máy bay tại Lễ hội Cà phê Trong ngày đầu tiên của Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành Cà phê, Lễ Hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ lần thứ 5 - 2015, hàng trăm người dân và khách tham quan đã xếp hàng để nhận vé máy bay giá 0 đồng của Jetstar Pacific. Hàng trăm người "đội" nắng xếp hàng để chờ nhận vé máy bay...