Buồn lòng vì họ hàng không thông cảm
Hôm có việc về quê, họ hàng nói chuyện khiến tôi cảm giác như có gì đó trách móc, hờn mát rằng tôi chỉ biết chăm cháu mà quên hết việc gia đình nhà chồng.
Ảnh minh họa
Tôi lên thành phố chăm cháu 4 năm nay, việc đối nội, đối ngoại ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp chỉ có chồng tôi ở nhà đảm đương. Những tưởng có chồng đại diện ở nhà thì họ hàng không trách mình nữa vì tôi là dâu trưởng, nhưng vừa rồi có việc về quê, nghe mọi người nói chuyện cảm giác như có gì đó trách móc, hờn mát rằng tôi chỉ biết chăm cháu mà quên hết việc gia đình nhà chồng. Thái độ xa xôi, xã giao của mọi người làm tôi thấy buồn, thấy rằng mọi công sức của mình từ trước đến nay đối với nhà chồng đều không được mọi người ghi nhận. Tôi nên làm gì để mọi người hiểu cho mình?
Theo Kienthuc
Dâu quê ra phố bị mẹ chồng coi như osin
Ngược lại với cô "Dâu phố về quê" tôi là "Dâu quê ra phố".
Tốt nghiệp đại học, tôi có việc làm ở thành phố, rồi lấy chồng người thành phố. Ngay từ khi yêu nhau, tôi đã biết làm dâu thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự khác biệt về văn hóa, sở thích, tính cách...giữa một người nhà quê như tôi và một gia đình "danh gia vọng tộc" thành phố của chồng. Nhưng vì yêu chồng, vì tự tin, và hơn hết tôi tự nhủ rằng, nếu mình thật sự cố gắng thì chắc chắn tôi sẽ được chấp nhận và yêu thương. Song, tôi nhầm.
Ngay khi bước chân vào nhà chồng, nghĩa là ngay buổi tối đầu tiên trở về nhà sau tuần trăng mật, mẹ chồng nắm tay tôi, kéo vào phòng riêng, giọng dịu dàng: "Mẹ muốn nói vài câu với con dâu của mẹ". Ngay khi cánh cửa vừa đóng lại sau lưng, tôi đã có cảm giác "cảnh giác" khi gương mặt mẹ chồng tôi không còn nụ cười niềm nở. Bà nhìn tôi vài giây rồi nghiêm giọng: "Từ nay, con là dâu nên có phận sự lo toan mọi việc trong nhà". Bà chậm rãi liệt kê những việc tôi phải "đảm trách": lo ăn sáng cho cả nhà trước khi đi làm, lo việc nội trợ, từ chợ búa, cơm nước đến giặt dũ, dọn dẹp nhà cửa ...". Lúc đó, chồng tôi, có lẽ vì sốt ruột, nên đẩy cửa bước vào, lên tiếng bênh vợ: "Mẹ! Thơm còn phải đi làm chứ có ở nhà đâu". Mẹ chồng tôi lạnh băng: "Vậy, mẹ sẽ phải dậy sớm hầu anh chị nhé !". Tôi khẽ kéo tay anh: "Không sao đâu! Em sẽ cố gắng!", rồi quay sang mẹ chồng: " Vâng! Thưa mẹ".
Buổi sáng, khi trời còn tối mù, dù chồng níu kéo, tôi vẫn gạt ra, bò dậy, xuống bếp bắc hai ấm nước, vừa để pha cà phê, pha trà, vừa để uống trong ngày. Tiếp đó, tôi hầm xương, băm thịt ...để hôm thì làm mì, hôm khác nấu phở, bún... Có hôm tôi rang cơm hay đồ xôi...Các món điểm tâm tôi nấu tuy không ngon bằng ngòai tiệm, nhưng tôi nghĩ, dù sao cũng ăn được. Bằng chứng là bố chồng, anh và cô em chồng ...đều "chén" sạch sẽ. Riêng mẹ chồng, có lẽ do "không ưa nên dưa hóa dòi", thường tỏ ý không hài lòng, lúc chê mặn, chê nhạt, khi kêu phở nát, thịt dai...Thậm chí, không ít lần, bà mỉa mai: "Chỉ người nhà quê như cô mới ăn thế này!". Tôi rất buồn và thất vọng nhưng chỉ lặng lẽ vâng dạ: "Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm".
Hàng tháng, mẹ chồng đưa tôi 1 triệu để chi tiêu mọi việc trong nhà với lý lẽ: "Ngày xưa chúng tôi lo cho chồng cô ăn học. Giờ, lẽ ra anh chị phải có trách nhiệm nuôi bố mẹ. Nhưng thôi! Biết là thu nhập của hai đứa cũng chỉ ba cọc ba đồng nên tôi đóng góp". Thời gian đầu, tôi cố gắng dè xẻn, huy động hết lương của hai vợ chồng nên cũng tạm đủ. Nhưng giá cả tăng vọt khiến tôi méo mặt. Mở miệng "xin thêm kinh phí" của mẹ chồng thì lại ngại. Vả lại, chắc gì đã được, lại còn bị mắng. Thế nên dạo này, các bữa ăn bị tôi "hạ tiêu chuẩn": Buổi sáng chỉ có mì ăn liền, xôi hay bánh mì trứng... Bữa tối, thay vì 3, 4 món như trước đậy, tôi chỉ nấu một món mặn và một tô canh, thêm ít dưa giá , rau sống hay dưa leo... Đã không thông cảm, mẹ chồng còn mỉa mai: "Cô định mua nhà riêng hay sao mà tiết kiệm thế?". Chồng tôi bênh vợ: "Mẹ, Thơm đã rất cố gắng rồi!". Bà vứt đũa xuống bàn: "Tôi già rồi! Ăn uống thế này, nuốt không nổi!". Tôi cúi mặt, nước mắt lã chã rơi vào chén cơm...
Tôi không biết sẽ tiếp tục cuộc sống "dâu quê ra phố" như thế nào đây? Rất muốn thoát khỏi bà mẹ chồng độc đoán bằng cách thuê nhà trọ ra ở riêng. Nhưng chồng tôi không chịu vì anh là con trai duy nhất. Anh hay nói: "Em ráng chịu một thời gian nữa. Mẹ sẽ hiểu và thương em thôi". Nhưng tôi không biết "một thời gian nữa" là bao lâu?
Theo Ngoisao
Đàn ông ngoại tình, phụ nữ phải biết thông cảm Cảm giác lén lút, phiêu lưu trong cuộc tình vụng trộm khiến chúng tôi thích thú. Vì thế, chừng nào chưa bị phát hiện, thì chúng tôi cũng chỉ vụng trộm. Tôi và cô ấy cưới nhau đến giờ đã được tròn 10 năm và có hai con xinh xắn thông minh. Hai vợ chồng mình đều là dân tỉnh lẻ lập nghiệp...