Buôn lậu gần 500 triệu đô la Mỹ hàng giả, 33 hoa kiều Trung Quốc bị khởi tố
Vào ngày 16/8, cảnh sát New York đã phá án thành công đường dây buôn lậu hàng giả lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Tất cả hàng giả có nguồn gốc “ Made in China”, khoảng 33 người Trung Quốc sống ở thành phố New York bị tòa án liên bang cáo buộc, phóng viên Lâm Đan Epoch Times đưa tin.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ ( ICE), Cơ quan điều tra An ninh Nội địa (HSI), Tòa án liên bang khu vực phía Đông New York và cảnh sát thành phố New York công bố vào ngày 16/8 rằng, sau 6 năm điều tra, hơn 450 triệu USD hàng giả từ Trung Quốc đã bị tịch thu.
Sáng ngày 16/8, 33 nghi phạm bị bắt giữ, Tòa án Liên Bang quận phía Đông đã đệ đơn kiện những người này vì hành vi buôn lậu và tiêu thụ hàng giả.
Trung Quốc là quốc gia hàng giả: vắc-xin giả, thuốc giả, sữa giả v.v. (Ảnh: Google)
Những thương hiệu bị làm giả bao gồm túi xách Louis Vuitton và Tory Burch, ví tiền Michael Kors, dây nịt Hermes và nước hoa Chanel. Theo bản cáo trạng, hàng giả thương hiệu được cải trang thành sản phẩm hợp pháp trong các container, nhập lậu vào Hoa Kỳ thông qua các cảng ở New York và New Jersey, sau đó phân phối trên toàn nước Mỹ.
Các tội danh cáo buộc các nghi phạm bao gồm: âm mưu buôn lậu và bán hàng giả trái phép, âm mưu rửa tiền và gian lận di trú, một trong số các bị cáo cũng bị buộc tội “mua quốc tịch trái phép”.
Các bị cáo đến từ New York, Brooklyn, Manhattan, Queens và Staten Island. Cơ quan chức năng đã tịch thu tài sản của các bị cáo ở Queens, Stanton Island và Brooklyn.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, phân khúc xuất nhập khẩu sẽ do Lương Kỳ Phong, Lưu Ốc Kỳ, Trương Chí Minh và Vương Ngọc Minh chịu trách nhiệm sắp xếp đưa hàng giả vào Mỹ thông qua các cảng ở New York và New Jersey.
Hình ảnh minh họa túi xách nhái hàng hiệu của Trung Quốc. (Ảnh: Inbrand)
Các thủ đoạn được sử dụng là: sử dụng tên và địa chỉ của công ty nhập khẩu hợp pháp và sử dụng mã quét sản phẩm giả, sử dụng thông tin giả hoặc không đầy đủ để nhận số điện thoại ảo (burner) và email ảo để che dấu xác thực danh tính của họ. Hàng giả được chuyển đến kho tự phục vụ ở Brooklyn, Queens và Long Island.
Phân khúc tiêu thụ sản phẩm sẽ do Josstina Lâm, Khúc Tuyết Uy, Hoàng Hỷ Toàn, Hoàng Vân Lôi, Hoàng Vân Võ, Trương Tư Luân, Trịnh Nhạc Vỹ, Hoàng Tiểu Anh, Mục Quỳnh Thiền, Chu Nhân Tông, Dư Thành Húc, Trương Kim Hoa, Chu Kiến Hoa, Đổng Dũng Lâm và Lâm Thải Anh, v.v. chịu trách nhiệm quản lý biên nhận, lưu trữ và phân phối hàng giả và tiêu thụ hàng giả đó ở New York, California cùng các khu vực khác của Hoa Kỳ.
Phân khúc vận chuyển hàng hóa sẽ do Cao Vĩ Mai, Hạ Thăng Diệu và Trần Khiết Mai sử dụng các công ty vận chuyển do họ kiểm soát để phân phối hàng giả cho các đại lý. Trần Khiết Mai còn bị tình nghi sử dụng tiền bất hợp pháp để mua quốc tịch Hoa Kỳ.
Cửa hàng OFC ở Trung Quốc. (Ảnh: NTD)
Một số bị cáo cũng âm mưu rửa tiền từ các khoản thu bất hợp pháp trong việc buôn lậu hàng nhái, trong khi đó một số người khác vẫn còn đang trong quá trình xin nhập cư Hoa Kỳ đã cố tình che giấu sự liên can trong đường dây mua bán hàng giả này.
Angel M. Melendez – đặc vụ điều tra an ninh thuộc Cơ quan điều tra An ninh Nội địa cho biết, cuộc điều tra lần này đã phơi bày bản chất toàn cầu của các vi phạm về “sở hữu trí tuệ”, hàng giả được sản xuất ở Trung Quốc và nhập lậu vào Hoa Kỳ, nếu như đây là hàng thật thì trị giá cũng gần 500 triệu USD, hàng giả “tuồn” vào thị trường Mỹ và được “luồn” tới tay người tiêu dùng theo một cách không ai ngờ tới.
Theo petrotimes
Cựu Chủ tịch dược Pharma bị đề nghị cao nhất 12 năm tù
VKS cáo buộc ông Nguyễn Minh Hùng cầm đầu vụ buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư giả, đề nghị 10-12 năm tù.
Ngày 22/8, phiên xử bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty VN Pharma) và đồng phạm về tội Buôn lậu, Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức tiếp tục với phần xét hỏi của VKS. Tuy nhiên, ông Hùng không trình bày thêm, ủy quyền cho các luật sư bào chữa.
Bị cáo buộc thuê dược sĩ Phạm Văn Thông làm giả hồ sơ kỹ thuật thuốc chữa bệnh H - Capita 500 mg Cape để nộp Cục quản lý dược xin cấp phép nhập khẩu, bị cáo Bùi Ngọc Duy (31 tuổi, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển VN Pharma) phủ nhận hành vi. Dù trước đó Thông khai "viết hồ sơ kỹ thuật xong đã chuyển giao lại cho Duy" đổi lấy 2.000 USD, bị cáo vẫn cho rằng không tham gia, không biết hồ sơ này.
Trả lời VKS về việc trước khi cơ quan điều ta khám xét đã vứt bỏ con dấu của công ty, cựu trưởng phòng giải thích: "Khi thực hiện chỉ đạo của phó giám đốc VN Pharma Nguyễn Trí Nhật dọn dẹp lại phòng làm việc, bị cáo thấy bịch đựng con dấu cũ và nhiều thứ linh tinh nên vứt đi. Sau này cơ quan điều tra mời lên làm việc bị cáo mới biết con dấu này có liên quan vụ án".
"Lời khai của bị cáo học sinh lớp 3 cũng không thể chấp nhận. Con dấu là tài sản của công ty không phải ai muốn vứt bỏ cũng được", đại diện VKS nói.
Là người cung cấp con dấu chữ ký và con dấu của hai công ty nước ngoài cho ông Hùng làm hợp đồng và hồ sơ giả để nhập khẩu thuốc, Phạm Anh Kiệt (Giám đốc Công ty dược Saphaco) cho biết, mục đích là để thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng, giảm chi phí đi lại. Mặt khác, con dấu của công ty nước ngoài là thật, bị cáo không làm giả mà chỉ sử dụng trái phép.
Cựu chủ tịch VN Pharma bị đề nghị 10-12 năm tù. Ảnh: Hải Duyên.
Phát biểu quan điểm về vụ án, VKS cho rằng, năm 2013-2014 Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ kỹ thuật để được cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc. Trong đó có 9.300 hộp thuốc H - Capita 500 mg (điều trị bệnh ung thư) giả, trị giá hơn 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Hùng còn sử dụng con dấu, chữ ký của hai công ty nước ngoài để làm giả hợp đồng mua bán nhập khẩu nhiều loại thuốc khác. Số tiền hơn 2 tỷ đồng chênh lệch do nâng khống giá thuốc, Hùng chỉ đạo nhân viên chi cho các bác sĩ để họ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc của công ty mình nhập khẩu. Quá trình điều tra, số tiền này được cho lên đến 7,5 tỷ đồng.
Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) là người giới thiệu bán thuốc cho Hùng để hưởng chênh lệch 2 tỷ; cung cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, lưu hành của lô thuốc được hợp pháp hóa lãnh sự.
Theo VKS, là người đứng đầu hai công ty, bị cáo Hùng và Cường giữ vai trò cầm đầu và ngang nhau, phải chịu trách nhiệm cao nhất về hành vi buôn lậu 9.300 hộp thuốc trị ung thư giả.
Trong vụ án, Duy là một trong những người liên hệ với bị cáo Thông để làm giả hồ sơ - cơ quan điều tra đã làm rõ thông qua các nội dung email. Duy đã giúp VN Pharma đóng dấu vào nhiều hồ sơ kỹ thuật, sau khi sự việc phát hiện đã vứt bỏ con dấu...
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Hùng, Cường mức án 10-12 năm tù; các bị cáo khác từ 2 đến 9 năm. Riêng bị cáo Kiệt bị đề nghị 2-3 năm tù cho hưởng án treo.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
Hải Duyên
Theo VNE
Campuchia bắt vụ vận chuyển chất hướng thần lớn nhất từ trước đến nay Nhà chức trách Campuchia đã thu giữ gần 100kg chất hướng thần buôn lậu, trị giá hàng triệu USD, được giấu trong các hộp đồ ăn cho vật nuôi nhập khẩu từ Đức. Một người Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan đến lô hàng trên. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) Cơ quan chống ma túy quốc gia Campuchia (NADA) cho biết...