Buôn hàng tiểu ngạch sang Trung Quốc: Dân trong nghề tiết lộ sự thật
Mỗi năm xuất mít sang Trung Quốc 124 triệu USD. Tuy nhiên, cuộc chơi này tập trung vào 5 cá nhân, DN Việt Nam xuất khẩu và khoảng 3 cá nhân Trung Quốc nhập khẩu qua tiểu ngạch.
Những ngày đầu năm 2022, một số cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai đã thông quan trở lại dù “nhỏ giọt”. Còn tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ùn ứ.
Thậm chí mới đây, Lạng Sơn còn phải gửi thông báo tới các địa phương về việc tạm dừng tiếp nhận xe chở hoa quả tươi lên cửa khẩu bởi tình trạng quá tải. Trong khi, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chiến lược “Zero Covid”, tăng cường kiểm soát dịch tại các địa phương có cửa khẩu biên giới, hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục khó khăn.
Đây là đợt ùn ứ tại cửa khẩu nghiêm trọng nhất, kéo dài từ cuối tháng 11/2012 tới nay, vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đáng nói, trong những ngày cao điểm, lượng xe nông sản nằm chờ thông quan tại các cửa khẩu của Quảng Ninh, Lạng Sơn lên tới con số gần 6.000.
Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang chịu ảnh tắc biên kéo dài chưa từng có (ảnh: Kiên Trung)
Các loại trái cây tươi như dưa hấu, mít, thanh long, xoài,… nằm chờ, không thể thông quan được đành quay đầu bán đổ bán tháo tại thị trường nội địa với giá chỉ vài ngàn đồng mỗi cân. Bộ ngành phải kêu gọi doanh nghiệp chế biến, hệ thống bán lẻ vào cuộc chung tay tiêu thụ, đồng thời thu mua giúp bà con nông dân khi trái cây vào đợt thu hoạch rộ.
Thế nhưng, đây không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà năm nào nông sản Việt Nam cũng vài lần ăn “trái đắng” như vậy khi Trung Quốc đóng/mở thất thường.
Video đang HOT
Chuyển sang xuất khẩu chính ngạch thay cho tiểu ngạch là giải pháp để phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn chọn đi con đường tiểu ngạch dù biết sẽ nhiều rủi ro.
Là đơn vị từng xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc và giờ là chính ngạch, ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit – khẳng định, để chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch, là rất khó.
Ông ví dụ, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mít của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 124 triệu USD. Tham gia xuất khẩu trái cây này có 113 doanh nghiệp Việt Nam, 110 doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu. Song, chuyện mua bán chủ yếu tập trung vào 5 cá nhân, DN Việt Nam và 3 cá nhân của Trung Quốc.
Đáng nói, ở phía Việt Nam có tới 4 cá nhân và chỉ 1 doanh nghiệp. Còn Trung Quốc thì đều là các thương nhân. Rõ ràng mua bán tiểu ngạch sang Trung Quốc là “cuộc chơi” mang tính cá nhân, thương lái giữa hai bên. Nếu chúng ta không bắt tay, trao đổi với nhóm thương nhân này sẽ không nắm bắt được thông tin, diễn biến thị trường.
Theo ông Viên, để xây dựng những đầu mối trong nước kết nối thông tin thị trường Trung Quốc bằng đường biên mậu, thậm chí theo đường chính ngạch, các địa phương cần xây dựng trung tâm đầu mối tiếp nhận, phân bổ thông tin tại các vùng trồng.
Biết có nhiều rủi ro nhưng phía Việt Nam vẫn phải bán hàng theo đường tiểu ngạch (ảnh: Kiên Trung)
Ông cũng khẳng định, tình trạng trên không chỉ diễn ra với nhóm ngành hàng mít, mà ngay cả thanh long hay các loại trái cây khác cũng cần lưu ý.
Người nông dân trồng cây, lúc thu hoạch bán cho các thương nhân thông qua điểm thu mua. Từ điểm thu mua bán cho thương nhân biên giới. Bây giờ không bán cho họ thì không bán được cho ai. Từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam dẫu biết đi đường biên mậu sang Trung Quốc sẽ bị o ép, khó khăn nhưng bắt buộc vẫn phải đi.
“Cuộc chơi này là của thương nhân Trung Quốc. Họ không tìm đến doanh nhân Việt Nam mà đi tìm cá nhân người Việt để mua bán. Vậy nên, muốn chuyển sang xuất khẩu chính ngạch rất khó. Chưa kể, nếu xuất chính ngạch phía Trung Quốc áp thuế VAT 7%, còn đường biên mậu không cần. Như thế, cục diện cạnh tranh trong nội địa tại quốc gia 1,4 tỷ dân gặp khó khăn, thương nhân nhập chính ngạch không thể cạnh tranh được với thương nhân nhập hàng qua biên mậu”, ông cho hay.
Do đó, nếu Trung Quốc đóng hẳn buôn bán bằng biên mậu thì chúng ta mới thực sự chuyển qua được xuất khẩu chính ngạch.
Để giảm thiểu rủi ro, áp lực mùa vụ, ông Viên đề xuất các địa phương cần xây dựng, đầu tư nâng cao năng lực sơ chế, chế biến. Vấn đề cối lõi là kết nối thị trường nên rất cần có những trung tâm tiếp nhận thông tin, sau đó phân bổ cho các vùng trồng, qua đó có thể kiểm soát vùng trồng cũng như kiểm soát thị trường.
Trước đó, số liệu do Hải quan Lạng Sơn cung cấp cho thấy tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch qua địa bàn tỉnh rất thấp, chỉ chiếm 3% tổng số nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lý do là việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có truyền thống từ lâu. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, mỗi người là 8.000 NDT/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng), nên các DN phía Việt Nam và Trung Quốc không mặn mà với nhập khẩu chính ngạch. Thay vào đó, họ nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, sang phía Trung Quốc sẽ gom các lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Theo Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,75 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 54% về thị phần. Thị trường 1,4 tỷ dân này tiếp tục dẫn đầu top 10 các quốc gia của rau quả Việt Nam.
Xúc tiến các hoạt động mời dùng thử hàng nông sản Việt Nam ở Australia
Ngày 19/9, chương trình quảng bá hàng nông sản Việt Nam với người tiêu dùng Australia đã được thực hiện tại thành phố Sydney, bang New South Wales.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, chương trình được tổ chức dưới dạng quầy hàng giới thiệu và mời dùng thử sản phẩm, thiết lập trong khuôn khổ hội chợ nông sản cuối tuần - một hình thức mua sắm được người dân "xứ chuột túi" rất ưa thích.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney giới thiệu sản phẩm Việt Nam với người tiêu dùng Australia.
Ông Nguyễn Đăng Thắng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney, cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Australia, đặc biệt là cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, đã nỗ lực để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường lớn nhất châu Đại Dương, ghi nhận một số kết quả tích cực.
Trong giai đoạn tháng 1-8/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Australia tăng trưởng gần 19%, trong đó sản phẩm nông sản tăng khoảng 38%. Các mặt hàng trái cây tươi như xoài, nhãn, vải và thanh long đều trở thành mặt hàng được ưa thích. Một số sản phẩm nông sản đông lạnh mới như sầu riêng, sấu, gừng... bắt đầu có mặt nhiều hơn trên thị trường Australia và được người tiêu dùng tìm kiếm, sau nỗ lực đồng hành xúc tiến mặt hàng xuất khẩu mới của Cơ quan Thương vụ.
Mặc dù thành phố Sydney và một số thành phố lớn khác của Australia hiện đều đang ở trong tình trạng phong tỏa, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhưng Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney vẫn quyết định phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Australia, tổ chức chuỗi các chương trình giới thiệu và quảng bá hàng nông sản Việt Nam trên thị trường này.
Cơm sen và trái cây tươi Việt Nam trưng bày tại gian hàng tiếp thị sản phẩm nông sản Việt Nam ở Sydney.
Ông Nguyễn Đăng Thắng cho rằng đến tháng 10/2021, các biện pháp giãn cách của Australia sẽ dần được nới lỏng theo lộ trình đã được công bố và người dân sẽ trở lại mua sắm nhiều hơn, các hoạt động về thương mại và tài chính cũng dần được khôi phục. Vì vậy, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney cho rằng đây là thời điểm "chín muồi" để giới thiệu hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam đến người tiêu dùng "xứ chuột túi", giúp sản phẩm Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tiếp cận người tiêu dùng, ngay khi các biện pháp phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, tiếp theo sự kiện mời dùng thử gạo Việt Nam tại Melbourne vừa qua với tên gọi "Việt Nam, vùng đất của gạo ngon nhất thế giới", sự kiện lần này tập trung vào các hoạt động chính là "Mời dùng cơm Việt", cùng với quảng bá sầu riêng, nhãn, thanh long và cà phê. Địa điểm tổ chức được Thương vụ lựa chọn là Rozelle, một trong 10 khu chợ cuối tuần nổi tiếng nhất của thành phố Sydney, định hướng xúc tiến sâu vào các hoạt động văn hoá của cộng đồng người Australia, đồng thời hướng đến người tiêu dùng nhỏ tuổi, để xây dựng mục tiêu tiêu dùng bền vững sản phẩm Việt Nam.
Rất nhiều người dân địa phương đã ghé thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản Việt Nam. Bà Janet Spencer, sống tại vùng Leichhardt của thành phố Sydney, cho biết bà vô cùng thích thú khi được thưởng thức nhãn tươi Việt Nam. Theo cảm nhận của bà Spencer, quả nhãn của Việt Nam có độ ngọt thanh, cùi dày và mọng nước.
Trong khi đó, vừa thử ăn cơm nấu với hạt sen, ông David Moore, sống tại vùng Drummoyne của thành phố Sydney, vừa vui vẻ kể về chuyến du lịch tới Việt Nam vào hai năm trước. Ông nói một trong những ấn tượng thích thú nhất của chuyến đi là những bữa cơm với hạt gạo nội địa dẻo, thơm và nóng hổi. Ông Moore chia sẻ có rất nhiều loại gạo đang được bày bán trên thị trường Australia, nhưng không dễ để tìm kiếm được đúng gạo Việt Nam thơm, ngon và chất lượng. Ông hy vọng, trong thời gian tới, gạo Việt Nam chất lượng cao sẽ được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Australia, để ông và những người ưu thích sản phẩm này có thêm cơ hội thưởng thức.
Ông Nguyễn Đăng Thắng cho biết, ngoài chương trình quảng bá nông sản Việt Nam được tổ chức lần này ở thành phố Sydney, các cơ quan đại diện luôn có hoạt động thường xuyên, thường kỳ, lựa chọn các sản phẩm đúng thời điểm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao của Australia để xúc tiến quảng bá thương mại. Vấn đề chính hiện nay, theo các nhà nhập khẩu là các nhà xuất khẩu nông sản trong nước cần tiếp tục giữ vững chất lượng, đồng thời cần có sự phối hợp giữa các khẩu, giúp duy trì được chuỗi cung ứng, không để xảy ra tình trạng gián đoạn.
Là "vựa" thanh long nhưng Bình Thuận vẫn thiếu một thứ để giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Đợt ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu sang Trung Quốc lớn nhất đến nay đã bộc lộ điểm yếu của ngành sản xuất trái cây Việt Nam. Đó là chủ yếu xuất khẩu tươi và phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đẩy mạnh chế biến lại càng là đòi hỏi cấp thiết lúc này. "Vựa" thanh long...