Buôn gỗ lậu, 12 bị cáo lãnh 42 năm tù
Ngày 27.9, TAND tỉnh Đắc Lắc đã xét xử sơ thẩm vụ án mua bán, tàng trữ gỗ lậu với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tuyên phạt 12 bị cáo tổng cộng 42 năm tù.
Liên quan đến vụ án này, Cơ quan điều tra còn tách hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của đơn vị chủ rừng và kiểm lâm để xử lý sau, yêu cầu xử phạt hành chính 63 lâm tặc.
Mở xưởng cưa để “nuốt” gỗ lậu
Trong vụ án này, VKSND tỉnh Đắc Lắc truy tố 8 bị can tại Công ty TNHH Quang Phát, gồm: Trương Văn Quang – Giám đốc, Nguyễn Văn Hoa – kế toán; Phan Văn Thắng – Quản đốc xưởng cưa, Trương Văn Bình – Quản đốc xưởng cưa, Đặng Lô – phụ trách kỹ thuật – và Phạm Đức Dũng, Nguyễn Văn Hiện, Trần Ngọc Hải – các đối tượng liên hệ với lâm tặc để mua gỗ lậu. 4 bị can còn lại trong vụ án là các đầu nậu ở huyện Ea Súp, chuyên cung cấp gỗ lậu cho Công ty TNHH Quang Phát là Phạm Thị Hải Yến, Hồ Văn Ái, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thiệu. Các bị can này đều bị truy tố về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo khoản 2, điều 175 BLHS.
12 bị cáo tại tòa
Video đang HOT
Gỗ lậu tại xưởng cưa của Cty Quang Phát bị Công an phát hiện
Năm 2009, Công ty TNHH Quang Phát do Trương Văn Quang làm giám đốc được Sở NN&PTNT Đắc Lắc cho phép mở 2 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng tại thôn 14, xã Ea Lê và thôn 2, xã Ia J’lơi (huyện Ea Súp). Tuy nhiên, Công ty Quang Phát không có hoạt động sản xuất gì đáng kể ngoài việc mua gỗ lậu với giá rẻ của lâm tặc, sau đó xẻ bán để kiếm lời. Tại xưởng cưa ở xã Ea Lê, Trương Văn Quang đã thuê Phan Văn Thắng làm quản đốc, Nguyễn Văn Hoa làm kế toán, còn Nguyễn Văn Hiện và Phạm Đức Dũng chịu trách nhiệm nghiệm thu gỗ lậu. Trong thời gian từ tháng 3.2009 đến tháng 6.2010, các đối tượng này đã thu mua 2.186m3 gỗ (quy tròn) của các đầu nậu ở huyện Ea Súp như Phạm Thị Hải Yến, Hồ Văn Ái, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thiệu v.v… Còn tại xưởng chế biến gỗ ở xã Ia J’lơi, Trương Văn Quang thuê Nguyễn Văn Hoàng đi liên hệ với lâm tặc mua gỗ, còn Trương Văn Bình làm quản lý, Đặng Lô chỉ đạo kỹ thuật cưa xẻ gỗ. Cũng trong thời gian từ tháng 3.2009 đến tháng 6.2010, xưởng cưa này đã mua 180,553m3 gỗ (quy trò) của lâm tặc.
Tại cơ quan điều tra, Trương Văn Quang thừa nhận toàn bộ 2.367,054m3 gỗ đưa vào 2 xưởng cưa nói trên đều là gỗ không có nguồn gốc hợp pháp. Để hợp thức hóa số gỗ này, Quang chỉ đạo các nhân viên đưa hồ sơ của các lô gỗ có nguồn gốc hợp pháp vào đánh tráo, lập lý lịch gỗ, xuất hóa đơn thuế GTGT cho khách hàng. Sau khi khách hàng vận chuyển xong mỗi chuyến gỗ, Quang thu lại hóa đơn để tiêu hủy.
Tan nát rừng Ea Súp
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Trương Văn Quang 8 năm tù, Phạm Thị Hải Yến 5 năm tù, Hồ Văn Ái và Phan Văn Thắng mỗi bị cáo 4 năm tù, Nguyễn Văn Sỹ và Nguyễn Văn Hoa mỗi bị cáo 3 năm tù, Phạm Đức Dũng 2 năm tù; Nguyễn Thị Thiệu, Nguyễn Văn Hoàn, Đặng Lô, Trương Văn Bình, Nguyễn Văn Hiện mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù.
Vấn đề được dư luận quan tâm trong vụ án này là tại sao Công ty TNHH Quang Phát và đồng bọn tổ chức khai thác, chế biến, tiêu thụ hàng nghìn mét khối gỗ lậu trong thời gian dài nhưng đơn vị chủ rừng, chính quyền các xã Ea Lê, Ia J’lơi và cơ quan chức năng của huyện Ea Súp lại … không biết? Lời khai của các bị can cho thấy, phần lớn gỗ lậu ở Công ty TNHH Quang Phát được lâm tặc tổ chức khai thác trái phép tại các tiểu khu 249, 262 thuộc lâm phần Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Cư M’lan – huyện Ea Súp. Khám nghiệm hiện trường tại các tiểu khu này, Cơ quan CSĐT cũng phát hiện hàng trăm gốc cây đã bị chặt hạ không có dấu búa bài cây. Hơn 2.300m3 được khai thác trái phép, đưa vào 2 xưởng cưa trong một thời gian dài mà không bị phát hiện quả là điều khó hiểu. Chính vì vậy, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắc Lắc đã tách hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp để xử lý sau, yêu cầu Hạt Kiểm lâm Ea Súp xử phạt hành chính 63 đối tượng khác về hành vi khai thác lâm sản trái phép.
Theo Lao Động
Nóng bỏng chuyện trồng cây cần sa
Thời gian gần đây, lực lượng CA hai tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông liên tục phát hiện nhiều vụ trồng cây cần sa trong rẫy, vườn nhà dân với số lượng lớn.
Kỳ 1: M ướn đất, thuê người trồng cần sa
Không chỉ được trồng lén lút ở những địa điểm vắng vẻ, xa khu dân cư, nhiều vụ trồng cần sa gần đây còn được phát hiện ngay giữa khu vực đông dân, thậm chí là ở những địa bàn trung tâm như TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc)... Điều đáng nói, ngoài các vụ trồng cần sa có chủ ý thì có không ít vụ cho đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản, người dân mới biết loại cây mà mình đã trồng chính là cây cần sa...
Ngày 4-8, thông qua tin báo của người dân, lực lượng chức năng H. Ea H'Leo (Đắc Lắc) phối hợp với Phòng CSĐTTPVMT CA tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện tại rẫy nhà ông Phùng Văn Quốc (trú thôn 3, xã Ea Tir, H. Ea H'Leo) có trồng một diện tích lớn cây cần sa. Tổng 2 khu đất có cần sa được trồng là hơn 2,5 sào với khoảng 2.540 cây cần sa cao 80-250cm. Ông Quốc cho biết, 2 khu đất trên đã được gia đình ông cho một người tên Bảy thuê để trồng trọt, còn việc ông Bảy trồng loại cây gì thì ông Quốc không hề biết. Ngay trong ngày 4-8, các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành nhổ và tiêu hủy toàn bộ số cần sa nói trên. Đây là vụ trồng cây cần sa lớn nhất tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc bị phát hiện trong thời gian qua.
Quá trình điều tra sau đó, cơ quan CA cũng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Minh Đầy (1966, tên gọi khác là Bảy, trú thôn 9, xã Ea Khal, H. Ea H'Leo), người đã thuê đất của ông Quốc rồi mướn người trồng cần sa. Đầy là đối tượng nghiện hút lâu năm. Do đã có một thời gian sinh sống ở Campuchia nên Đầy đã tìm mua một ít hạt giống cần sa mang về nước gieo trồng với mục đích là để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, được biết một số đối tượng đang đi tìm thu mua cần sa nên Đầy nảy ý định trồng với số lượng lớn để bán kiếm lời.
Cơ quan CA làm việc với đối tượng Nguyễn Minh Đầy.
Trước đó, chiều 29-7, Cơ quan CSĐT CAH Đắc Song, tỉnh Đắc Nông cũng đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng Trần Xuân Lực (1969) và Nguyễn Văn Bình (1975, cùng trú thôn Thuận Bắc, xã Thuận Hạnh, H. Đắc Song) về hành vi "Trồng và tàng trữ, mua bán cây cần sa trái phép". Tại CQĐT, Lực và Bình khai nhận: đầu năm 2011, cả hai được một người đàn ông (chưa rõ danh tính) từ Lâm Đồng sang thuê trồng một loại cây thuốc mà theo người này gọi thì là "cao ích mẫu". Người này dặn rằng khi cây đến kỳ thu hoạch sẽ quay lại mua với giá 40.000 đồng/cây lớn, 20.000 đồng/cây nhỏ. Đến khi bị bắt, Lực và Bình đã thu hoạch được 2 lần bán lại cho các đối tượng đến thu mua với số lượng lên đến hàng nghìn cây.
Tại rẫy của Lực và Bình, cơ quan CA đã phát hiện thu giữ hơn 2.000 cây cần sa 2 tháng tuổi được trồng xen lẫn trong 2ha cà-phê và bắp. Đây cũng là vụ có số lượng cây cần sa được phát hiện, thu giữ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Riêng tại H. Đắc R'lấp, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 8-2010 đến nay cũng đã có 3 vụ trồng cần sa trái phép được phát hiện.
Theo đó, vào tháng 8 và 11-2010, qua công tác tuần tra, CAH Đắc R'lấp đã phát hiện 2 hộ dân ở xã Nhân Cơ và Nghĩa Thắng trồng cần sa trong rẫy, thu giữ hơn 1.600 cây cần sa tươi và 6.000 cây giống đang được chuẩn bị mang đi trồng.
Tháng 3-2011, lực lượng CAH tiếp tục phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng Vũ Thị Xuyến (1972) và Vũ Văn Chương (1970, đều trú xã Quảng Tín, H. Đắc R'lấp) về hành vi "Tàng trữ và trồng cây cần sa trái phép". Khám xét tại rẫy của Xuyến ở xã Đắc Ru, H. Đắc R'lấp, cơ quan CA đã phát hiện 448 cây cần sa 2 tháng tuổi đang được trồng, chăm sóc. Tại nhà riêng của Vũ Thị Xuyến cũng có hơn 10kg cần sa khô và 79 cây cần sa cao 1-2m chưa kịp mang đi tiêu thụ.
Lực lượng chức năng tiêu hủy số cần sa được phát hiện.
Trong hầu hết những vụ việc này thì cần sa thường được các đối tượng trồng lén lút tại những địa điểm vắng vẻ, vùng sâu vùng xa, xen lẫn với các loại hoa màu khác cao từ 2-3m như bắp, mì... nên việc phát hiện rất khó khăn, chủ yếu phải nhờ đến sự phát hiện và tố giác của quần chúng nhân dân. Nhiều trường hợp cần sa được trồng ở giữa rừng, tại những khu vực hiểm trở và cực kỳ hẻo lánh nên nếu không có sự tố giác của người nhân dân thì các cơ quan chức năng rất khó phát hiện.
Thượng tá Nguyễn Văn Tư - Trưởng CAH Tuy Đức, Đắc Nông) cho biết: Đã có không ít trường hợp đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng... từ Nghệ An và các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào khai hoang, thuê mướn lao động làm nương rẫy nhưng thực chất là phá rừng để trồng cần sa. Đây là một vấn nạn nhức nhối trên địa bàn huyện. Điển hình như chỉ riêng trong năm 2009, lực lượng CAH đã rà soát, phát hiện 3 vụ trồng cây. Trong đó vụ lớn nhất được phát hiện tại xã Quảng Tâm có diện tích lên đến 2ha với số lượng khoảng hơn 1.500 cây (khoảng 130kg).
Theo ANTD
Ly kỳ vụ em trai tố anh giết bố Sau khi dùng cây gỗ đánh chết bố Y Quên Niê cùng em trai mang xác đi phi tang rồi phóng hỏa đốt nhà. Vụ việc chỉ hé lộ sau hơn một năm, khi cậu em bỏ vào TPHCM kiếm sống nhằm tránh sự khống chế, đe dọa của người anh. Cơ quan chức năng tổ chức khai quật và khám nghiệm hiện...