Buồn đời, teen tìm cách “giải sầu” bằng… máu
Khi áp lực cuộc sống ngày càng lớn, càng ngày càng có nhiều teen chọn cách “hành hạ” bản thân để giải tỏa sự cô đơn, thất vọng, đau khổ. Thêm vào đó, một bộ phận nhỏ khác lại “đam mê” chuyện rạch tay, đốt tóc, đập đầu vào kính,…xem đó như một cách để thể hiện “đẳng cấp”, “độ chơi”. Ngày qua ngày, hội chứng “nghiện hành hạ bản thân” vẫn đang âm thầm tiếp diễn trong đời sống teen Việt.
LTS: Trước những khó khăn, bế tắc của cuộc sống không phải ai cũng dám đương đầu, đối mặt. Không ít bạn trẻ tìm đến rượu, sex, và các thú chơi đem lại cảm giác mạnh như đua xe, tự hành xác để “quên sầu”. Ranh giới từ thử đến lạm dụng rồi nghiện là rất mong manh. Nếu không có bản lĩnh, không có kỹ năng sống các bạn trẻ rất dễ sa chân vào “vũng lầy” không lối thoát.
Chuyên đề “Những hành vi mạo hiểm của giới trẻ “ mong muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hành vi làm băng hoại đạo đức của giới trẻ. Chúng tôi mong muốn qua chuyên đề này, giới trẻ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, biết phân biệt cái tốt cái xấu để từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Từ tìm cách “ giải sầu” bằng…máu
Gia đình giầu có không thiếu một thứ gì về vật chất nhưng T.H. Nam, (Hà Đông, Hà Nội) lại luôn cảm thấy bản thân là người bất hạnh nhất.
Cha mẹ đều là những người làm kinh doanh giỏi giang và thành đạt nhưng quá bận rộn với công việc nên ít khi quan tâm đến chuyện học tập cũng như những tâm sự của câu con trai mới lớn.
“Chỉ thỉnh thoảng cha mẹ mới về nhà nhưng cũng chỉ hỏi han mình những câu thông thường cho qua chuyện chứ hiếm khi tỏ ra quan tâm, chăm sóc. Đôi lúc mình tự hỏi liệu cha mẹ có yêu thương mình chút nào không?. Những lúc tủi thân như thế mình luôn thấy mình là người lạc loài và bất hạnh…”. Nam buồn bã tâm sự.
Rồi những bức bách cứ ngày một nhiều khiến Nam trở nên lầm lì, ít giao tiếp. Càng ngày, Nam càng không thể tìm thấy tiếng nói chung với bạn bè trong lớp. Đôi khi có rất nhiều tâm sự và nỗi lòng muốn nói ra nhưng không một ai hiểu khiến Nam cảm giác như cả thế giới đang bỏ rơi mình.
Sự thay đổi ở cha mẹ cũng ngày càng rõ, cả hai thường xuyên cãi vã mỗi khi cùng ở nhà khiến số lần cha mẹ về nhà cũng ít dần đi. Cho đến ngày phát hiện cả hai đều đang ngoại tình, Nam đã lấy mảnh gương vỡ rạch tay để tự tử.
Nam nói: “Suy nghĩ duy nhất xuất hiện trong đầu mình lúc đó là chết để quên đi tất cả. Mình cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bất lực, muốn buông xuôi tất cả”.
Video đang HOT
Nhớ lại cảm giác khi nhìn dòng máu tươi chảy ra, chính Nam cũng ngạc nhiên bởi không những không thấy đau mà còn thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tâm trạng dịu xuống khiến Nam không còn ý định tự tử nhưng nỗi buồn vẫn cứ đè nặng khiến cậu bé ôm mặt khóc rưng rức.
Rồi từ đó, bất cứ khi nào bị áp lưc, căng thẳng, Nam lại dùng dao rạch tay mình. Được nhìn thấy máu tươi chảy ra từ cơ thể khiến Nam cảm thấy bình tâm trở lại. Vậy nhưng, “liều thuốc tinh thần” chỉ khiến nỗi đau tạm lắng chứ chẳng thể chấm dứt…
Mấy năm trước, P.V. Đăng cũng là cậu quý tử trong một gia đình giầu có ở Hà Nội. Nhưng rồi mọi thứ với Đăng đã thay đổi hoàn toàn khi cha mẹ Đăng làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất đến mức phải bỏ về quê trốn nợ.
Bố Đăng đâm ra chán chường suốt ngày giải sầu nơi men rượu, mẹ phải làm việc vất vả cả ngày để lo cho gia đình nên nhiều khi cũng cáu bẳn. Anh trai cảm thấy bế tắc trước cuộc sống nên bỏ nhà đi không về.
“Khi đó những trận đánh đau thấu xương từ cơn say của cha cùng với sự chì triết mỗi khi quá mệt mỏi của mẹ khiến em cảm thấy bản thân như một “cục nợ” trong mắt mọi người, chẳng ai yêu thương em, chẳng ai cần em, cuộc đời chỉ toàn là đau khổ và nước mắt”. Đăng đau khổ giãi bày.
“Ban đầu, mỗi khi có chuyện không vui, em thường đến chỗ vắng vẻ gào thét thật to, thét đến lúc tưởng như cổ họng ứa máu. Nhưng cổ họng càng đau, em lại càng cảm thấy tâm trạng dễ chịu.
Rồi em nhận ra, tự “tra tấn” bản thân là cách tốt nhất để cảm thấy được giải tỏa. Từ đó, ngoài gào thét, em thử những cách thức mới như lấy dao rạch tay, đốt tay, hoặc đấm mạnh vào tường, cửa kính….
“Làm nhiều rồi thành quen, quen rồi thành “nghiện”. Vẫn biết tự làm đau mình như vậy là không tốt nhưng em quá bế tắc và cảm thấy đó là cách duy nhất để em không bị chìm trong những nỗi đau”. Đăng nói.
Đến thú vui hành xác “bênh hoạn”
Không giống với những teen dùng máu để giải tỏa đau đớn, bế tắc trong cuộc sống, một bộ phận teen đua đòi lối sống emo lại tự rạch tay rồi chụp hình post lên mạng như một thú vui, một cách để thể hiện “bản lĩnh” của mình.
Hiện tượng này đã từng nổi lên mạnh mẽ như một trào lưu trong giới trẻ. Khi đó, vào các trang mạng xã hội, hay blog cá nhân chẳng khó gì bắt gặp những hình ảnh một teen có khuôn mặt sầu thảm với bàn tay chồng chéo vết cắt, bê bết máu.
Thời gian gần đây, lại xuất hiện một kiểu “tự thiêu” hành xác hãi hùng hơn, dí điếu thuốc lá đang hút vào người. Theo những teen mê trò hành xác này thì thời buổi này, lấy dao cắt tay không còn là “mốt” nữa, phải châm thuốc đang đỏ lửa vào người, phải chịu được “cái đau từ từ” như vật mới được gọi là “đẳng cấp”.
Hoa, một cô gái mới 15 tuổi, quê Lạng Sơn buồn chán vì bố rượu chè, cờ bạc hay đánh đập vợ con, mẹ có bồ nên bỏ lên Hà Nội theo người yêu quen trên mạng. Người yêu vốn là dân ăn chơi nên Hoa thường được đưa đến bar, chơi” đập đá”, ma túy.
Ban đầu, thấy người yêu cùng đám bạn “hành xác”, Hoa sợ nên không dám thử. Nhưng sau khi đang dùng ma túy, cầm điếu thuốc lá châm vào cánh tay, không thấy đau, lại thấy “lạ lạ”, thử vài lần thành quen, quen rồi “nghiện”. Bây giờ, cứ trạng thái tâm lý buồn, vui, hay chút chấn động là Hoa lại “tự thiêu”
“Thú chơi” bệnh hoạn này đang càng ngày càng lan rộng đến mức báo động. Trên một số trang mạng, diễn đàn của các “dân chơi” không thiếu các topic phổ biến kinh nghiệm “thiêu” làm sao để đạt được “khoái cảm” mạnh nhất.
Kinh khủng hơn, không chỉ tự “thiêu” ở cánh tay, lưng mà nhiều kẻ bênh hoạn còn tự thiêu ở ngực, vùng kín. Người nào càng có nhiều vết thiêu, vết thiêu càng rộng miệng thì càng chứng tỏ được “phong độ”. Trên thực tế đã có không ít ca cấp cứu phải nhập viện vì viêm nhiễm vết thương từ thú vui hành xác “kinh dị” này.
Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi “hành xác” phát triển như một căn bệnh gây nghiện. Khi phải chịu đau đớn về thể chất, cơ thể sẽ tiết ra một loại chất làm giảm cơn đau và giúp người ta quên đi những chán chường, thất vọng. Khi đã làm điều đó một lần, nạn nhân luôn ham muốn thực hiện nó mỗi khi gặp phải sự thất vọng, chán chường mà không biết cách khác để xoa dịu hay vượt qua.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến trẻ tuổi teen có hội chứng “tự hành hạ bản thân”:
Thứ nhất, teen có lối sống khép kín, không thể hiện được mình, bị mọi người, đặc biệt là người thân, thờ ơ, trẻ làm những hành động đó để cha mẹ, mọi người quan tâm.
Thứ hai, do bị bạn bè khích, muốn thể hiện bản thân, do bắt chước, do bị sốc tâm lý, thất vọng, do hiểu không đúng về “emo”…
Thứ ba, teen được tiếp xúc nhiều thông tin nhưng chưa biết chọn lọc, suy nghĩ còn nông cạn, tiêu cực.
Thứ tư, do teen còn thiếu kỹ năng sống, không giao tiếp tốt, không biết cách kiềm chế cảm xúc.
Thứ năm, trong lúc cảm xúc mãnh liệt, tuyệt vọng, đau khổ, khủng hoảng, mất phương hướng, cô đơn tột độ, hành hạ bản thân trở thành giải pháp giải tỏa tâm lý của teen. Khi không còn kiểm soát được cảm xúc của mình, có thể dẫn đến tự sát.
Theo Vietnamnet
Đắng cay dịch... nhậu
Tối qua, cháu trai sau tiệc sinh nhật phi xe máy vào gốc cây đầu phố, lìa đời khi vừa tròn 20. Cả nhà khóc ngất: ước chi đừng có rượu bia. Nhưng thứ nước ấy đang rót như suối trong quán nhậu, giờ nhiều hơn cả trường học.
Tháng trước, rượu cũng đã khiến ông nội của cháu ra đi ở tuổi 63. Lúc từ giã cõi đời, bụng ông căng tròn như bà bầu, nổi gân xanh mắt ông vàng như nghệ do căn bệnh xơ gan đã vào giai đoạn kịch phát.
Hồi còn sống, ông không nghiện ngập nhưng bia rượu luôn là thức được ông động viên con cháu dùng để giải sầu và... mua vui. Cháu đích tôn ra đời, cả nhà mừng quá... tự thưởng một bữa nhậu. Con gái ly dị, buồn,... cụng một chầu. Nhà có người bị tông xe, sợ quá... phải cụng ly xả xui. Lễ tết hiếu hỉ, cả nhà bao giờ cũng phải có" tí cay".
Quen "truyền thống gia đình", lại được đồng nghiệp bạn bè hưởng ứng, con cháu của ông đều quen chia vui, sẻ buồn trong quán xá, nơi men cay giúp người ta thêm hoan hỉ và bớt phiền não.
Người quen của ông, TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) có cả một công trình nghiên cứu về tệ bia rượu, những con số trong đó cho thấy nhà nhà nhậu, người người thích cụng ly và nhậu nhẹt trở thành dịch. Công chức nhậu, dân lao động càng nhậu đàn ông ưa chén tạc chén thù, đàn bà cũng thích lai rai. Nhậu để thắt chặt tình bằng hữu, để tiến thủ, hay chỉ để xã giao, mở rộng quan hệ, hoặc tự thưởng bản thân.... "Rửa" xe, khao nhà mới, buồn thất tình, muốn tỏ ra biết chơi..., hỉ nộ ái ố, có hay không lý do, người ta đều nhậu nên bia rượu ngày đêm được rót như suối, mặc những "án tử" do nhậu.
Rượu vào, mạng "ra"
Mới đây, báo chí liên tục đưa tin về các ca đột tử vì rượu. Ở Quảng Ngãi, 3 nữ sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính kế toán thi uống cạn một can rượu 5 lít một nữ sinh chết tại chỗ.
Ở Hà Nội, một sinh viên năm thứ 3 cũng lìa đời sau khi uống liền 3 chai rượu Vodka loại 330ml trong vòng 10 phút. Khi được đưa đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, chàng trai đã bị ngừng tim, hôn mê sâu, hạ đường huyết. Cũng tại Trung tâm này, một thanh niên may mắn được cứu thoát sau 4 ngày hôn mê do uống liền tù tì chai rượu trắng 750m.
Một "đệ tử lưu linh" điều trị tại Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai
Một thiếu nữ 18 tuổi quê Thanh Hoá cũng nhập viện này với các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính do uống hết nửa lít rượu.
TS.BS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân ngộ độc rượu bia chuyển tới đây thường trong tình trạng rất nặng, hầu hết đã hôn mê với các biến chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, thậm chí có trường hợp hôn mê sâu dẫn tới tử vong.
Đặc biệt, mới đây Trung tâm đã cứu sống một ca ngộ độc methanol đến mức đã bị toan chuyển hóa và rối loạn điện giải rất nặng, hôn mê sâu, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn và suy thận. Lý do: bệnh nhân thèm rượu đến mức đã mua cồn 90 độ về pha với nước để uống cho thỏa cơn nghiện khi không có tiền mua rượu. Hậu quả là sau những ngày dài sử dụng cồn thay rượu, ông đã phải nhập viện cấp cứu.
Còn tại khoa Tiêu hoá BV Bạch Mai, tuy không gặp những ca "thập tử nhất sinh" vì nhậu nhẹt, nhưng đều suy kiệt, thậm chí cận kề cái chết vì căn bệnh xơ gan do bia rượu.
Theo PGS.TS Đào Văn Long - Phó Trưởng khoa Tiêu hoá, do bệnh xơ gan diễn biến âm thầm và hầu như không có triệu chứng nên bệnh nhân thường đến viện trong tình trạng muộn, đã có biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hoá, vàng da, cổ trướng, phù hai chi. Nhiều trường hợp đã sinh biến chứng nặng như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu.
PGS.TS Long nhấn mạnh: Gan là "cơ quan khử độc số 1" của cơ thể và bia rượu chính là chất độc đối với gan. Bất cứ người nào uống rượu nhiều, ngay cả uống vài ngày cũng sẽ phát triển thành gan thấm mỡ, tế bào gan sưng lên chứa mỡ và nước. Bệnh còn diễn tiến nặng dẫn đến viêm gan và viêm gan nhiều năm sẽ dẫn đến xơ gan. Với các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi kéo dài, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, sạm da, vàng da, phù chân, cổ trướng bệnh nhân sau đó dễ tử vong do xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan...
Cứu lấy lá gan nếu không thể "từ chối" bia rượu
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, một số người buộc phải "sống chung với bia rượu" do hoàn cảnh công việc, chỉ nên uống bia và rượu vang, hạn chế rượu mạnh. Không nên uống quá 2 cốc bia hơi hoặc 3 chén rượu mạnh mỗi ngày. Uống quá mức giới hạn này, nam giới cần có biện pháp bảo vệ gan phù hợp để hạn chế sự hủy hoại dần dần lá gan. Xu hướng sử dụng dược liệu đang được các nhà chuyên môn và cả người tiêu dùng ưa chuộng vì tính an toàn, có thể sử dụng lâu dài.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ... đã cho thấy Diệp hạ châu đắng là dược liệu bảo vệ gan tốt nhất hiện nay. Diệp hạ châu đắng chứa phyllathin, hypophyllanthin làm gia tăng lượng glutathion - là chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Bên cạnh đó Diệp hạ châu đắng còn có nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthones, có tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxyd hóa lipid ở tế bào gan, do đó hạn chế hiện tượng viêm, hoại tử tế bào gan do bia rượu.
Hiện nay Diệp hạ châu đắng đã được Trung tâm dược liệu miền Trung trồng rộng rãi thành vùng nguyên liệu chuẩn, sạch từ khâu trồng trọt đến bào chế, đóng gói, và bảo quản, cung cấp cho nhà máy Nam Dược sản xuất ra viên uống TPCN Hamega. Hamega là sản phẩm đầu tiên kết hợp Diệp hạ châu đắng cùng Vọng cách - cũng là một thảo dược có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau, được nhân dân địa phương vùng Nam Định sử dụng thường xuyên trong điều trị các bệnh về gan.
Hamega giúp giải độc và bảo vệ gan nam giới khi sử dụng bia rượu, phục hồi chức năng gan và hạn chế tổn thương gan do bia rượu. Người thường xuyên uống bia rượu có thể uống hàng ngày, trước và sau khi uống bia rượu để bảo vệ gan. Ngoài ra Hamega còn giúp đường tiêu hóa nam giới luôn ổn định, khỏe mạnh, giảm nguy cơ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Theo điều tra năm 2010 của Viện Chiến lược chính sách y tế, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu bia nhiều trên thế giới với hơn 450 triệu lít rượu các loại/năm. Trung bình mỗi năm một người Việt Nam uống tới 19 lít rượu bia trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, bình quân tiêu thụ đồ uống có cồn không được vượt quá 9 lít/người/năm.
Theo Vietnamnet
Nhức lòng teen rạch tay hành xác bệnh hoạn Nếu cậu không yêu tớ, ngày nào tớ cũng uống rượu say bét nhè, không học hành đến trường nữa, tớ sẽ dạt nhà. Đời tớ hỏng? Cậu vui không? Tự rạch tay mình cho... đỡ đau Tìm kiếm Google với từ khóa "rạch tay" chỉ trong chưa đầy 1 giây đã có đến 14.000 kết quả, trong đó là hàng trăm bài...