Bướm vua – loài bướm nổi tiếng Bắc Mỹ nguy cơ sắp tuyệt chủng
Các nhà khoa học đã đưa loài bướm vua vào sách đỏ vì thống kê cho thấy số lượng của bướm vua (hay còn gọi là bướm chúa) – một loại bướm nổi tiếng ở Bắc Mỹ đang giảm nhanh chóng, khiến loài côn trùng này tiến thêm một bước đến bờ vực tuyệt chủng.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã lần đầu tiên bổ sung loài bướm vua vào “sách đỏ” và phân loại nó là “nguy cấp” – tức còn hai bước nữa là tuyệt chủng.
Ông Stuart Pimm, một nhà sinh thái học tại Đại học Duke cho biết: “Đó là một sự suy giảm nghiêm trọng.” Đồng thời ông cũng nói thêm: “Đây là một trong những loài bướm dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Bướm vua đã sụt giảm nghiêm trọng từ năm 1990 đến nay.
Nhóm ước tính rằng số lượng bướm vua ở Bắc Mỹ đã giảm từ 22% đến 72% trong vòng 10 năm, tùy thuộc vào phương pháp thống kê.
Nick Haddad, một nhà sinh vật học bảo tồn tại Đại học Bang Michigan cho biết: “Điều chúng tôi lo lắng là tốc độ suy giảm. “Thật dễ dàng để tưởng tượng loài bướm này có thể bị đẩy vào tình trạng nguy cấp hơn nhanh như thế nào.”
Haddad, người không trực tiếp tham gia vào việc lập danh sách, ước tính rằng số lượng loài bướm vua mà ông nghiên cứu ở miền đông Hoa Kỳ đã giảm từ 85% đến 95% kể từ những năm 1990.
Ở Bắc Mỹ, hàng triệu con bướm vua đã và đang tiến hành cuộc di cư dài nhất trong số các loài côn trùng từng được biết đến.
Sau khi trú đông ở vùng núi miền trung Mexico, chúng di cư lên phía bắc, tiếp tục sinh sản trên đường đi hàng nghìn dặm. Những con non đến được miền nam Canada sau đó bắt đầu chuyến đi trở lại Mexico vào cuối mùa hè.
Bướm vua (bướm chúa) Bắc Mỹ.
Anna Walker, một nhà sinh vật học bảo tồn tại New Mexico BioPark Society cho biết: “Đó là một cảnh tượng có thật và nó thật khiến chúng ta phải kinh ngạc.”
Loài bướm vua hơn đã ở ven biển California vào mùa đông, sau đó phân tán ra vào mùa xuân và mùa hè trên một số tiểu bang phía tây dãy núi Rocky. Số lượng này thậm chí còn sụt giảm nghiêm trọng hơn so với các con bướm vua ở phương đông, mặc dù đã có một sự phục hồi nhỏ trở lại vào mùa đông năm ngoái.
Emma Pelton, thuộc tổ chức phi lợi nhuận Xerces Society, là một tổ chức giám sát các loài bướm phương Tây, cho biết những con bướm này đang gặp khó khăn do mất môi trường sống và việc sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, bên cạnh đó một phần lý do cũng đến từ biến đổi khí hậu.
Cô cho biết: “Có những điều mọi người có thể làm để giúp đỡ, ví dụ như trồng cây hoa bông tai, một loại cây mà sâu bướm phụ thuộc vào.”
Hoa Kỳ đã không liệt kê bướm vua vào danh sách các loài đang nguy cấp, nhưng một số tổ chức về môi trường lại khẳng định đủ cơ sở đưa nó vài danh sách
Phát hiện răng voi ma mút chứng minh loài vật to lớn khổng lồ từng sống trên Trái Đất
Một công nhân xây dựng tình cờ tìm thấy chiếc răng khổng lồ có chiều dài lên tới 28 cm của voi ma mút.
Justin Blauwet vô cùng bất ngờ khi phát hiện vật thể to lớn khi đang làm việc tại một công trường xây dựng ở Iowa.
Phát hiện răng voi ma mút chứng minh loài vật to lớn khổng lồ từng sống trên Trái Đất
Người đàn ông nhận thấy điều gì đó lớn bất thường mà lúc đầu anh nghĩ đó là khối đá lớn. Justin Blauwet mang 'khối đá' về rồi đem đến chuyên gia kiểm định.
Theo các chuyên gia, đây là một chiếc răng khổng lồ của voi ma mút. Chiếc răng có kích thước lớn 28x18x10 cm. Bằng chứng cho thấy sinh vật thời tiền sử có kích thước khổng lồ, một chiếc răng của nó cũng nặng tới 5 kg.
Justin Blauwet thường tự nhận mình là một 'mọt sách', luôn quan tâm đến các sinh vật và hóa thạch tiền sử. Anh vui mừng với phát hiện mới nhất liên quan đến voi ma mút.
Tiffany Adrain, giảng viên cổ sinh vật học tại Đại học Iowa cho biết: "Việc phát hiện dấu tích voi ma mút ở Iowa không phải là hiếm nhưng không nhiều lần tìm thấy chiếc răng to lớn".
Tiffany Adrain ước tính chiếc răng đã hơn 20.000 năm tuổi. Theo các chuyên gia, con voi ma mút này có thể đã chết khi 30 tuổi.
Chris Widga, Đại học bang East Tennessee cho biết: "Căn cứ vào mức độ hao mòn, con vật này có lẽ ngoài 30 tuổi khi chết".
Voi ma mút lang thang trên lãnh nguyên băng giá của châu Âu và Bắc Mỹ trong 140.000 năm, biến mất vào cuối kỷ Pleistocen. Đây là một trong những loài động vật to lớn nhất thời tiền sử, sinh vật khét tiếng vào thời điểm nó sinh sống.
Con đực cao khoảng 3,5 mét, trong khi con cái nhỏ hơn một chút. Những chiếc ngà cong dài tới 5 mét và phần dưới có một lớp lông xù xì dài tới 1 mét.
Con người thường săn bắt chúng để làm thức ăn và sử dụng xương và ngà để chế tạo vũ khí, vật phẩm nghệ thuật.
Chiếc răng voi ma mút sẽ được gửi đến Bảo tàng Sheldon Prairie để trưng bày và cất giữ.
Trong khi đó, một công ty công nghệ Colossal Biosciences có trụ sở tại Dallas, Mỹ đang tiến hành nghiên cứu thực hiện để hồi sinh loài voi ma mút đã tuyệt chủng từ lâu bằng cách sử dụng DNA từ các hóa thạch đông lạnh.
Công ty có kế hoạch sử dụng DNA của voi ma mút đã bị đông cứng trong băng hàng nghìn năm và kết hợp nó với vật liệu di truyền hiện đại từ voi châu Á để tạo ra một loài động vật lai gần giống nhất với sinh vật đã tuyệt chủng.
Hé lộ nguyên nhân tuyệt chủng của cá mập khổng lồ Megalodon Các nhà khoa học đã tìm ra manh mối về sự diệt vong của loài Megalodon - cá mập lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử, và nó cho thấy cá mập khổng lồ này có thể đã cạnh tranh với cá mập trắng lớn - loài được coi là hậu duệ của chúng trên các vùng biển cổ đại. Các...