Bưởi Phúc Trạch: Sản lượng tăng, giá rớt thảm
Vài năm trở lại đây, do nắm vững các quy trình kỹ thuật thụ phấn bổ sung nên tỷ lệ đậu quả của bưởi Phúc Trạch tăng cao, người trồng bưởi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) năm nào cũng phấn khởi. Tuy nhiên, bưởi đạt sản lượng khá cao, nhưng rớt giá khá mạnh, chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái.
Ông Lê Tiến Đài – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: Toàn huyện hiện có 1.800 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó, khoảng 1.200 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 10.000 tấn, doanh thu lên đến hàng trăm tỉ đồng. Các xã có số lượng bưởi lớn là Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên…
Theo anh Phạm Quang Chiến (thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch), nhờ biết cách thụ phấn bổ sung, tỷ lệ đậu quả rất cao, nhiều cây đậu hơn 100 quả, nhưng ngược lại, quả bưởi có trọng lượng nhỏ hẳn, cộng với việc bưởi xuống giá, nên vườn bưởi cho thu nhập thấp hơn hẳn so với các năm trước. Đây cũng là tình trạng chung của cả thôn Phú Lễ. Vườn bưởi gần 1.000 quả của gia đình anh Chiến chỉ được trả giá chưa đến 20 triệu đồng.
Anh Phạm Hào (xóm Kim Sơn, xã Hương Trạch) chia sẻ, thời tiết năm nay không thuận lợi, bưởi ra hoa rất muộn, lại gặp nắng hạn kéo dài, nhưng nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vẫn được mùa. Vườn bưởi của gia đình anh Hào chỉ khoảng 5 sào với 120 cây (50 cây cho quả), đạt gần 5.000 quả, thu nhập hơn 150 triệu đồng. Anh Hào chia sẻ thêm, so với năm ngoái, bưởi rớt giá rất mạnh, bán trên cây chỉ khoảng 30.000 đồng/quả, trong khi năm ngoái đạt 50.000 đồng/quả. Người trồng bưởi thu nhập thấp hơn nhiều so với năm trước.
Giá bưởi tại các quầy hàng bình dân rẻ đã đành…
Video đang HOT
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm này, thương lái đang đổ dồn về Hương Khê để thu mua bưởi. Nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi năm nay khoảng 20-30 nghìn đồng/quả (năm 2015 đạt 40 – 50 nghìn đồng/quả), trong đó, bưởi loại 1 giá dao động từ 60 – 80 nghìn đồng/quả. Một thương lái cho biết, do bưởi khá nhiều nên dễ mua, nhưng vì các đơn vị đầu mối mua với giá thấp nên phải mua của người dân với giá thấp. Hơn nữa, bưởi xuống giá còn bởi quả nhỏ hơn nhiều so với mọi năm, sau khi phân loại, số lượng bưởi nhỏ, giá dưới 10 nghìn đồng/quả khá nhiều.
Lý giải về tình trạng rớt giá, ông Lê Tiến Đài cho hay: Do thời tiết, bưởi năm nay ra hoa muộn, quả nhỏ, lại chín tập trung, nhiều người dân muốn bán để tránh mưa bão nên số lượng bán ra lớn, ồ ạt, dễ bị ép giá. Dù bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nhưng thị trường chưa nhiều. Hiện mới chỉ có 1 doanh nghiệp (Tân Thanh Phong, xã Phúc Trạch) thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với người dân, tuy nhiên, với sản lượng hơn 10.000 tấn mỗi năm thì doanh nghiệp chỉ mới đảm bảo tiêu thụ được một phần nhỏ, còn lại, chủ yếu vẫn dựa vào tư thương. Huyện Hương Khê vẫn đang phân công các ngành, phòng, ban kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị bưởi Phúc Trạch.
… nhưng ngay cả cửa hàng cao cấp hơn thì giá cũng khá “mềm”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân hiện tại không có mong muốn ký kết tiêu thụ với doanh nghiệp mà chủ động bán ra. Mặt khác, vì giá cả của doanh nghiệp được cấp thương hiệu và tư thương không có sự chênh lệch nên nhiều người dân không mấy mặn mà.
Phần lớn bưởi Phúc Trạch được bán qua “chợ bưởi” tự phát tại thị trấn Hương Khê (trên quốc lộ 15A đoạn đi qua ga Hương Phố). “Chợ bưởi” tập trung khoảng 3h đến 6h sáng. Tại đây, các đầu mối thu mua lại của thương lái, rồi phân phối đến các thị trường quen thuộc như Hà Nội, Vinh, TP Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Ngoài ra, nhiều hộ dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi, người ở các địa phương khác nhưng có người quen tại Hương Khê… đã tự quảng bá thương hiệu, tìm thị trường qua các trang mạng xã hội, diễn đàn, trang rao vặt… sau đó, “ship” bưởi cho khách hàng ở nhiều nơi trong nước. Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đã góp phần không nhỏ gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường bưởi Phúc Trạch trên cả nước.
Theo Dương Chiến (Báo Hà Tĩnh)
Dùng mồ hôi "tưới ướt" đất hoang, biến đất cằn thành quả ngọt
Dùng mồ hôi "tưới ướt" đất hoang, anh nông dân Nguyễn Văn Khéo (55 tuổi, trú tại xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã biến đất cằn thành quả ngọt, đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình và nhiều bà con trong xã.
Không cho đất nghỉ
Anh Khéo cho biết: "Tôi vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Bố mẹ già yếu, chị gái bị bệnh, anh trai là thương binh. Thời gian ấy, kinh tế gia đình chủ yếu trông cả vào mấy sào ruộng lèo tèo, thất bát triền miên. 13- 14 tuổi tôi đã phải bỏ học, sớm hôm cùng mẹ bươn trải đề kiếm sống qua ngày. Tôi bước vào cuộc sống thân tự lập thân khi mới 22 tuổi. Nhưng bao giờ trong tôi cũng luôn thường trực hai ý tưởng: Xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình".
Anh Nguyễn Văn Khéo chăm sóc vườn bưởi Diễn. Ảnh: P.P
Để làm nền tảng cho các ý tưởng sau này, anh Khéo chọn một công việc giản dị, vừa làm để sống vừa làm để tích lũy kinh nghiệm. Thấy mấy sào ruộng đất bỏ hoang, anh mạnh dạn cải tạo rồi đưa nhiều giống cây, củ, quả ở đồng màu và đồng chiêm trũng vào trồng thử. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng các giống rau củ "bén duyên" lớn như thổi. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", ban đầu anh trồng những cây hoa màu ngắn ngày như rau thơm, bắp cải, su hào, cà chua...
Anh bộc bạch: "Lần đầu mày mò trồng các loại rau, củ thực phẩm, tôi phải lên tận xã Đại Lan, Duyên Hà mua giống, nhưng chủ yếu để học hỏi kinh nghiệm. Khi bắt đầu gieo hạt, tôi bồi hồi chăm nom chẳng khác gì nhà giàu chăm cậu ấm, cô chiêu".
Nhưng rồi đất không phụ công người, những giọt mồ hôi của vợ chồng anh Khéo đổ xuống mấy sào vườn bỏ hoang đã biến thành khu vườn ươm cây giống hoa màu, rau, củ, quả, bán cho các hộ nông dân quanh vùng.
Anh Khéo tiếp tục đấu thầu 8 mẫu đất vườn của nhiều cụ trong xã với quyết tâm làm kinh tế trang trại. Lúc đầu anh đưa các giống hoa hồng, cúc về trồng nhưng thất bại.
Không nản, anh lại đi học hỏi nghề trồng hoa ở Mê Linh, Vĩnh Phúc rồi đưa giống về trồng. Lãi suất hiện nay anh thu được từ tiền bán hoa và giống hoa gấp 4 - 5 lần trồng lúa.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh Khéo mang kinh nghiệm quý báu đó phổ biến cho các hộ nông dân xã Châu Can, biến đất lúa thành đất hoa.
Biến quê thành "rừng bưởi"
Ai cũng nghĩ anh Khéo sẽ "an phận thủ thường" với hoa cỏ, nào ngờ một ngày, anh Khéo lại "đột ngột" mang giống bưởi Diễn về trồng trên 8 sào vườn mới đấu thầu. Anh cho biết: "Trong lần lên thăm chú ruột ở Phúc Lý (Hà Nội) cách Diễn 3km, tôi được nếm vị ngọt, mát, thơm rất lạ của bưởi Diễn. Vì thế tôi lại muốn đem giống cây ngọt lành về trồng ở quê". Để trồng bưởi, lúc nào anh cũng khư khư cuốn sổ nhỏ ghi tỉ mỉ cách chăm sóc và kỹ thuật phòng bệnh cho cây. Thật kỳ diệu, cây bưởi Diễn rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng Phú Xuyên.
Chất lượng quả bưởi không khác gì ở Diễn, múi bưởi to, tép mọng. Trồng được bưởi đã mừng, nhưng còn giá cả, làm thế nào để người tiêu dùng chấp nhận khi giá một quả bưởi Diễn đắt gấp 4-5 lần quả bưởi bình thường. Đầu tiên anh phải mang bưởi đi bán ở Hà Đông, Hà Nội. Còn ở Phú Xuyên, anh chỉ ký gửi hàng, thậm chí còn mời khách thưởng thức. Thế rồi "hữu xạ tự nhiên hương" - tin anh Khéo có giống bưởi Diễn quý lan khắp vùng. Một số người làm vườn, chủ trang trại đã tìm về học hỏi và mua giống. Đầu tiên là người trong huyện, sau đó là những trang trại ở Hà Nam, Ứng Hòa, Mỹ Đức... Nay giống bưởi của anh Khéo đã vào tận miền Trung. Còn ở Phú Xuyên, nơi nào cũng đua nhau trồng "bưởi Diễn nhà Quý - Khéo"./.
Theo Danviet
Bưởi 'trăm quả' ở Nghĩa Đàn Là người đầu tiên đưa cây bưởi 2 vụ về bén duyên ở Nghĩa Đàn, anh Nguyễn Thanh quang, xóm Trung Tâm, xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn còn được biết đến là người "mát tay" trong trồng bưởi. Bưởi anh trồng mỗi cây cho hơn 100 quả, cá biệt có cây cho 300 quả. Hiện đã có 30 hộ nhân rộng giống bưởi...