Bưởi Phúc Trạch lên sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh kênh tiêu thụ truyền thống, tỉnh Hà Tĩnh đã mở rộng thêm kênh phân phối qua thương mại điện tử, hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tiêu thụ bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
Hội nghị nhằm nghiên cứu, nắm bắt tình hình đồng thời tìm phương án tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch thông qua kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại.
Theo báo cáo của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, năng suất bưởi Phúc Trạch là 12 tấn/ha, tương đương sản lượng hơn 12.000 tấn toàn địa bàn. Những năm trước đây, bưởi Phúc Trạch được phân phối theo phương thức truyền thống qua hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, các chợ đầu mối, qua các doanh nghiệp đầu mối thu mua, các chuỗi cửa hàng nông sản…
Bưởi Phúc Trạch
Tuy nhiên, vụ mùa năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số thị trường tiêu thụ lớn của bưởi Phúc Trạch như Hà Nội, TP.HCM đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ.
Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã triển khai hợp tác phân phối mặt hàng nông sản ở các địa phương trên các Sàn thương mại điện tử như Sen Đỏ, Vỏ Sò (Viettel Post), Tiki, Shopee, Postmart, Lazada theo các hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ tiêu thụ các nông sản, hàng Việt đến tay người tiêu dùng trên cả nước.
Video đang HOT
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ kết nối và phối hợp cùng với các Sàn thương mại điện tử để hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ phân phối sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông sản địa phương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt ở các tỉnh, thành phố.
Tại hội nghị, Sàn thương mại điện tử Postmart cho biết với hệ thống trên 13.000 bưu cục trên địa bàn cả nước cùng kinh nghiệm hợp tác cùng các đơn vị quản lý từ trung ương đến địa phương, cam kết sẽ tiêu thụ 500 tấn bưởi Phúc Trạch qua hệ thống Bưu điện các tỉnh.
Bên cạnh đó, Viettel Post Hà Tĩnh cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành, cùng với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), sàn thương mại điện tử Voso đồng hành hỗ trợ bà con nông dân đưa sản phẩm trái bưởi và các nông sản khác lên sàn Voso, từ đó giúp đưa trái bưởi Phúc Trạch đến tay người tiêu dùng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh giao huyện Hương Khê chỉ đạo các đầu mối truyền thống thu mua cho bà con đánh giá kỹ sản lượng, chất lượng dự báo các tình huống về tình hình tiêu thụ bưởi năm nay; sớm có sự chuẩn bị, tháo gỡ khó khăn kịp thời đặc biệt là việc chủ động cho các tình huống thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh trong mùa thu hoạch.
Đồng thời, kết nối sớm với các Sàn thương mại điện tử thông qua sự hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chủ động lượng hàng, chất lượng tốt giúp nông sản nói chung và trái bưởi Phúc Trạch nói riêng tiếp cận phương thức phân phối hiện đại.
Bộ Công Thương chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với mọi tình huống
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Trưởng ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa chủ trì cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương ngày 3/8 trên tinh thần chuẩn bị các giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa, bởi dịch COVID-19 đã diễn biến rất nhanh và lan rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Trần Xuân Tình/TTXVN
Liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, với kinh nghiệm xúc tiến trực tuyến quả vải thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, quả nhãn lồng Hưng Yên, tới đây, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ, địa phương và doanh nghiệp, tiếp tục tổ chức xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương, nhất là nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Theo đó, Cục Xúc tiến thương mại sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương theo nhóm hàng, chứ không riêng lẻ từng mặt hàng; tập trung hỗ trợ kết nối các nhà xuất-nhập khẩu, kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
Theo bà Nguyễn Minh Huyền- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục đã phối hợp sát sao đồng bộ với 6 sàn thương mại điện tử lớn để đẩy mạnh triển khai thương mại nông sản qua thương mại điện tử. Do đó, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng việc tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại khá chủ động.
Thế nhưng, trong quá trình triển khai, có hai vấn đề cần lưu ý, đó là logistic và điểm tập kết hàng hóa để có thể đảm bảo thông suốt cho cả quy trình mua bán qua thương mại điện tử.
Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục nắm bắt và tháo gỡ khâu logistics trong thương mại điện tử, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Cục sẽ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nội dung hướng dẫn các hợp tác xã tại các tỉnh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử cũng như tăng cường truyền thông theo phương thức đa kênh. Đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan để đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử.
Về lĩnh vực sản xuất, ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp chưa bị tác động mạnh bởi làn sóng COVID-19 lần thứ 4, giá trị tăng thêm toàn ngành 11,45%; trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 11,42%. Tuy nhiên, đến tháng 7, tình hình căng thẳng hơn, nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Vì vậy, để duy trì sản xuất ở các doanh nghiệp, tránh xảy ra các đứt gãy sản xuất, vaccine vẫn là giải pháp căn cơ và cần thiết phải tiến hành sớm.
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến gạo - Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời). Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Thống kê của Bộ Công Thương, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, đây tiếp tục là dấu hiệu lạc quan, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng.
Thời gian tới, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều dư địa để tăng trưởng, khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường sẽ tác động đến cả hoạt động sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng những nhiệm vụ trọng tâm và hết sức nặng nề của Bộ Công Thương trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bởi vậy, cần chuẩn bị cho những tình huống dịch bệnh có thể diễn biến xấu hơn để đưa ra những kịch bản phù hợp để đối phó. Vì thế, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian tới gồm cung ứng hàng hóa thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của người dân trên cả nước, nhất là đối với những địa phương đang có dịch, đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; vừa thúc đẩy sản xuất công nghiệp, duy trì thực hiện "mục tiêu kép" vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh; duy trì đà tăng của hoạt động xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu cả năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 4 - 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của Tổ công tác Tiền phương, không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam mà phải mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, Vụ Thị trường trong nước phải xây dựng các kịch bản cung ứng hàng hóa tương đương với các cấp độ của dịch bệnh.
"Trong mọi tình huống, phải đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước, nhất là ở các địa phương có dịch và đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Đối với nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, Cục Công nghiệp làm đầu mối, phải làm việc với các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nắm bắt được những khó khăn trong sản xuất công nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, chế xuất... từ đó có những giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất.
Người dân mua rau củ bình ổn giá tại điểm bán hàng ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (Cần Thơ). Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Về hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, Cục Xúc tiến thương mại phải có những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cấp bách cho các địa phương đang có nông sản vào thời vụ thu hoạch. Trước mắt tập trung tiêu thụ ở thị trường trong nước, sau đó mới tìm các giải pháp để xúc tiến xuất khẩu.
Nhấn mạnh thương mại điện tử là phương thức rất quan trọng và tậm chí sẽ xu thế tất yếu nhất là trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải phát huy hơn nữa hiệu quả phương thức này.
Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng cường sự phối hợp, bám sát các thị trường xuất khẩu để có thông tin về thị trường, từ đó có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông sản.
"Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Công Thương phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân cả nước, nhất là ở những địa phương đang có dịch; đảm bảo sản xuất công nghiệp, nhất là trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo, duy trì đà tăng của hoạt động xuất nhập khẩu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Đơn hàng bị trả tăng đột biến, kiến nghị tạo điều kiện cho shipper Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị về việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ shipper hoạt động. Trước tình trạng tỷ lệ đơn hàng bị hoàn trả tăng đột biến do người nhận bị cách ly cũng như các biện pháp quản lý chưa phù hợp, Hiệp hội Thương mại...