Bưởi đỏ nửa triệu một cặp, thương lái tranh nhau đặt hàng bán Tết
Những ngày này, vườn bưởi đỏ Luận Văn ở xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân ( Thanh Hóa) nhộn nhịp thương lái đến mua.
Những cặp bưởi đẹp giá lên đến nửa triệu đồng vẫn không có để bán.
Người trồng bưởi Luận Văn ở xã Thọ Xương cho biết, làng bưởi này có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, gần đây người dân mới khôi phục lại giống bưởi này, cho hiệu quả kinh tế cao.
Do thời tiết năm nay thất thường nên số lượng quả ít hơn, bù lại giá thành cao. Mặc dù gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2023 nhưng các vườn bưởi đã “cháy đơn hàng”.
Ông Nguyễn Văn Tư (55 tuổi), người có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề trồng bưởi, chia sẻ, nhà ông có trên 1.000 gốc bưởi, diện tích khoảng 3ha. Tính đến nay, vườn bưởi đã được thương lái đặt mua hết.
Vườn bưởi nhà ông Tư được các thương lái đặt hết từ lâu
“Tôi đang bán bưởi với giá 80.000 đến 120.000 đồng/quả, loại đẹp giá lên tới 400.000-500.000 đồng/cặp. Tuy đắt nhưng loại đẹp được thương lái tìm mua nhiều lắm, không có hàng mà bán”, ông Tư nói.
Video đang HOT
Chị Kim Thị Nguyệt (một thương lái ở thôn Luận Văn) cho biết, giá bưởi năm nay có cao hơn so với mọi năm. Sở dĩ có những cặp bưởi đắt lên đến nửa triệu đồng là do nhu cầu đi biếu, tặng nên họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua được những quả đẹp. “Dù là người địa phương nhưng năm nào tôi cũng phải đi đến từng vườn để đặt cọc trước. Giống bưởi này khoảng hơn chục năm trở lại đây rất được ưa chuộng, chỉ cần để qua rằm tháng chạp là không còn hàng nữa rồi”, chị Nguyệt cho biết.
Theo kinh nghiệm trồng bưởi của ông Nguyễn Văn Tư, bưởi Luận Văn không như các giống bưởi khác do phải trồng từ năm thứ 5 trở đi mới cho thu hoạch ổn định.
Loại bưởi này khi nhỏ cũng có vỏ màu xanh như các loại bưởi thông thường, tuy nhiên, đến khoảng tháng 7 và tháng 8 âm lịch sẽ chuyển sang màu vàng. Đến tháng 10-11 âm lịch, bưởi tiếp tục có sự thay đổi về màu sắc. Quả bưởi từ vỏ đến tép đều chuyển sang màu đỏ gấc.
Những quả bưởi được bọc cẩn thận chờ ngày thu hoạch
“Vị ngọt thanh, thơm dịu và mọng nước, cộng với màu đỏ đặc trưng từ vỏ đến cùi và tép, bưởi đỏ Luận Văn được người dân chuộng mua để thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết với mong muốn mang đến tài lộc, may mắn”, ông Tư chia sẻ.
Theo ông Lê Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Xương, tổng diện tích trồng bưởi trên địa bàn xã Thọ Xương khoảng trên 35ha. Trong đó, một số ít diện tích được trồng tập trung, số còn lại người dân phát triển qua phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để bà con trồng loại cây có giá trị kinh tế này. Xã đặt mục tiêu sẽ tăng diện tích canh tác từ 35 ha (năm 2022) lên 60 ha vào năm 2025, ông Hiếu cho hay.
Diện tích trồng bưởi của xã lên đến 35ha
Khánh Sơn: Nhiều vườn bưởi bị chặt bỏ
Thời gian gần đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã quyết định chặt bỏ cây bưởi để trồng cây ăn quả khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Trước hiện tượng này, địa phương đang vận động người dân giữ lại các vườn bưởi và triển khai các biện pháp nhằm ổn định đầu ra cho quả bưởi.
Thay bưởi bằng sầu riêng, măng cụt
Thời gian qua, giá bưởi xuống thấp, có thời điểm chưa đến 10.000 đồng/kg nhưng cũng không bán được. Vì thế, gia đình bà Hoàng Thị Hiền (thôn Xà Bói, xã Sơn Hiệp) đã quyết định chặt bỏ toàn bộ 200 cây bưởi đã cho trái để trồng sầu riêng, mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Tại một số địa phương khác như: Ba Cụm Nam, Sơn Trung, Sơn Bình, Thành Sơn... cũng có hiện tượng người dân chặt bỏ cây bưởi để trồng các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, măng cụt.
Người dân xã Sơn Hiệp chặt bỏ cây bưởi.
Ông Nguyễn Doãn Đạt - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết: "Nguyên nhân khiến người dân chặt bỏ cây bưởi là do hiệu quả kinh tế của cây bưởi thời gian qua thấp hơn nhiều các loại cây trồng khác, một phần do chất lượng không cao, mẫu mã không bắt mắt nên giá mua thấp. Địa phương đang tích cực tuyên truyền vận động người dân giữ lại các vườn bưởi để tiếp tục đầu tư chăm sóc, nhất là sản xuất đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các cấp, ngành cũng cần quan tâm hỗ trợ kết nối để tạo đầu ra ổn định cho quả bưởi, từ đó mang lại thu nhập cho người trồng".
Hỗ trợ người trồng bưởi
Hiện nay, diện tích trồng bưởi trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh với hơn 1.200ha. Riêng huyện Khánh Sơn có 345ha, với sản lượng gần 1.000 tấn. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bưởi có sự cạnh tranh, giá trái bưởi giảm sâu dẫn đến người dân không quan tâm tập trung đầu tư thâm canh nên chất lượng mẫu mã kém hấp dẫn, sản lượng thu hoạch không tập trung nên khó liên kết tiêu thụ...
Theo ông Đỗ Nhi Huy - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, để nâng cao hiệu quả, nhất là thu nhập cho người trồng, ngành Nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn hỗ trợ hướng dẫn quy trình canh tác; xây dựng các mô hình hỗ trợ thâm canh đối với cây bưởi nhằm tăng năng suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm; xây dựng mô hình trồng bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Năm 2023, huyện Khánh Sơn sẽ triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm bưởi da xanh và mía tím trên địa bàn huyện; đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với trái bưởi tươi và các sản phẩm chế biến từ quả bưởi. Bên cạnh đó, huyện chú trọng hỗ trợ nông dân tham gia các hội nghị kết nối cung cầu, liên kết tiêu thụ nông sản; tham gia tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, siêu thị sau khi đạt chứng nhận sản phẩm OCOP; hỗ trợ nông dân trồng bưởi đăng ký cấp mã vùng trồng để thuận lợi trong việc tiêu thụ tại các thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch...
Một nông dân ở Lục Nam chuẩn bị 2 nghìn quả bưởi đỏ bán Tết Đáp ứng nhu cầu khách hàng mua bưởi đỏ thờ Tết, nhiều năm qua, hộ anh Lê Thế Long, thôn Bình Giang, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) trồng, chăm sóc bưởi để có sản phẩm bán dịp Tết. Vườn bưởi đỏ của hộ anh Lê Thế Long. Dịp này, vườn bưởi đỏ của gia đình anh Lê Thế Long, thôn...