Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ác tính thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao, chiếm 9% tần suất các loại ung thư.
Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư đại trực tràng tương đối cao, đứng hàng thứ ba trong các bệnh ác tính và là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh sự phát triển của các loại thuốc hóa trị nhắm trúng đích, các máy xạ trị gia tốc, thì vai trò của phẫu thuật ngày càng được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại Nhật Bản. Thế kỉ 20 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phẫu thuật nội soi, giúp cho phẫu thuật trực tràng trở nên an toàn và khả thi hơn rất nhiều. Hàng loạt phẫu thuật mới như phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME), phẫu thuật cắt trực tràng mở rộng (cắt nhiều tạng kèm bàng quang, tử cung…) và đặc biệt phẫu thuật lấy hạch di căn vùng chậu bên hay còn gọi là phẫu thuật nạo hạch chậu bên nhằm mở rộng chỉ định phẫu thuật triệt để, giúp làm giảm tỉ lệ tái phát và kéo dài thời gian sống còn của người bệnh.Độ tuổi mắc ung thư đại trực tràng thường là tuổi trung niên và tuổi già, tần suất cao nhất trong độ tuổi 50-70. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư đại trực tràng vẫn gặp ở người trẻ với tỉ lệ mắc bệnh trung bình khoảng 2%-10%. Ung thư đại trực tràng ở người trẻ thường có độ ác tính cao và tiên lượng xấu hơn so với người lớn tuổi.
Phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng
TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh – Trưởng phòng Khoa học Đào tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, hàng năm BV ĐHYD TP HCM tiếp nhận chẩn đoán và điều trị cho khoảng 800 trường hợp ung thư đại trực tràng và tăng đều qua hàng năm. So với các nước phát triển, giai đoạn phát hiện bệnh có phần muộn hơn và tập trung chủ yếu giai đoạn 3 (tiến triển tại chỗ), còn lại là giai đoạn 2 (khu trú tại chỗ) và 4 (di căn xa). Ở giai đoạn 3, người bệnh vẫn còn chỉ định phẫu thuật triệt căn tuy nhiên tiên lượng khỏi bệnh và sống còn thấp hơn so với các trường hợp ung thư sớm. Ung thư tiến triển cũng làm cho phẫu thuật trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phẫu thuật viên phải nhiều kinh nghiệm cũng như cần sự phối hợp giữa các chuyên khoa: chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ và ngoại khoa.
Video đang HOT
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh, việc áp dụng điều trị đa mô thức, các kĩ thuật phẫu thuật tiên tiến giúp kết quả điều trị ung thư trực tràng ngày càng khả quan. Tại BV ĐHYD TP HCM, tỉ lệ sống còn sau 5 năm điều trị với ung thư giai đoạn 3 là 70%. Bên cạnh phẫu thuật cắt trực tràng truyền thống, phẫu thuật nạo hạch chậu bên là một bước tiến mới trong điều trị các trường hợp ung thư trực tràng tiến triển, giúp người bệnh có thêm cơ hội điều trị triệt căn giúp giảm rõ rệt tỷ lệ tái phát tại chỗ, giảm biến chứng liên quan đến tái phát, cải thiện đáng kể chất lượng sống, kéo dài thời gian sống cho người bệnh thay vì chỉ được chăm sóc giảm nhẹ hoặc hóa trị làm chậm tiến trình bệnh như trước đây.
BV ĐHYD TP HCM đã thực hiện kỹ thuật nạo hạch chậu bên qua nội soi từ năm 2017, đến nay đã có hơn 20 trường hợp ung thư trực tràng có di căn hạch chậu bên được điều trị thành công nhờ kỹ thuật tiên tiến này. Với ưu điểm của phẫu thuật ít xâm lấn, kỹ thuật nạo hạch chậu bên qua nội soi vừa đảm bảo yêu cầu khắt khe về phương diện điều trị ung thư, vừa giúp giảm thiểu những biến chứng, di chứng so với mổ mở. Kết quả điều trị ban đầu rất khả quan khi tỷ lệ thành công cao và không có trường hợp nào để lại tai biến, biến chứng. Thời gian mổ trung bình 60-80 phút khi nạo hạch chậu bên và ngày càng được rút ngắn. Có 70% trường hợp kết quả thử có tế bào ung thư trong hạch chậu này.
Người bệnh ung thư trực tràng, sau khi nhập viện sẽ được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, các chuyên gia về ung thư học sẽ cùng hội chẩn để đưa ra kế hoạch điều trị ngay tức thì và lâu dài cho người bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phối hợp phẫu thuật viên đánh giá tình trạng di căn hạch chậu, từ đó chỉ định phẫu thuật.
Đối với 2 trường hợp đầu tiên ung thư trực tràng có di căn hạch chậu được điều trị bằng kỹ thuật nạo hạch chậu bên qua nội soi, sau 2 năm theo dõi chưa ghi nhận tái phát, tình trạng sức khỏe tốt. Trường hợp đầu tiên là người bệnh Đ.T.T., 46 tuổi, ngụ tại Tiền Giang đã được mổ ung thư trực tràng 2 năm về trước. Lúc tái khám, các bác sĩ phát hiện khối hạch di căn rất lớn (50mm) vùng chậu bên trái. Thông thường, trường hợp này sẽ được chỉ định hóa trị tiếp nhưng các bác sĩ ở BV ĐHYD TP HCM đã quyết định phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên trái cho người bệnh, giúp lấy trọn các tế bào ung thư còn sót lại, nhờ đó người bệnh có thêm cơ hội điều trị triệt để.
Trường hợp thứ hai là người bệnh T.T.H., 37 tuổi, ngụ tại TP HCM. Khối ung thư trực tràng của anh T. tuy rất nhỏ nhưng đã cho di căn hạch chậu trái (2 khối 25-30mm). Sau khi hội chẩn ung thư, các bác sĩ đã quyết định cắt u trực tràng kèm nạo hạch chậu trái cho người bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy có tế bào ung thư di căn đến hạch chậu này. Như vậy, kỹ thuật nạo hạch chậu đã giúp gia tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh khuyến cáo: “Như tất cả các loại ung thư khác, ung thư trực tràng cần phải được tầm soát và phát hiện sớm. Các đối tượng nguy cơ như: lớn tuổi, đi ngoài ra máu, gia đình có người thân ung thư đại trực tràng hay u nhú lành tính của đại trực tràng. Việc tầm soát ung thư trực tràng khá đơn giản khi chỉ cần nội soi đại tràng là có thể phát hiện được. Phát hiện sớm giúp tăng khả năng điều trị triệt để, ngược lại, việc phát hiện bệnh muộn làm giảm khả năng điều trị triệt căn, khiến người bệnh có nguy cơ nhập viện cấp cứu vì các biến chứng liên đến khối có thể gây tử vong như chảy máu, tắc ruột, vỡ khối u”.
Từ ngày 9-17/8/2019, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tổ chức Hội nghị Khoa học và đào tạo năm 2019. Đây là sự kiện được Bệnh viện tổ chức thường niên nhằm công bố những công trình nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng cũng như cập nhật các tiến bộ mới nhất trong y khoa từ các chuyên gia trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Maylaysia, Đài Loan… Hội nghị dự kiến thu hút hơn 3.000 người tham dự, trong đó có 160 báo cáo viên trong và ngoài nước, 29 chuyên khoa, 32 phiên đào tạo y khoa liên tục (CME) và 21 đề tài nghiên cứu khoa học được công bố.
Theo petrotimes
Nhiều người ung thư đại trực tràng được trị dứt điểm nhờ nạo hạch chậu
Thông tin trên được TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh - Trưởng phòng Khoa học đào tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ tại Hội nghị khoa và học đào tạo của bệnh viện này diễn ra vào chiều 9.8.
Một ca phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - Ảnh: N.P
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh, nếu so với kỹ thuật điều trị ung thư đại trực tràng truyền thống trước đây là cắt trực tràng thì phương pháp nạo hạch chậu giúp người bệnh điều trị triệt căn, giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, giảm biến chứng liên quan đến tái phát, cải thiện đáng kể chất lượng sống thay vì chỉ được chỉ được chăm sóc giảm nhẹ hoặc hóa trị làm chậm tiến trình bệnh như trước đây.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, từ năm 2017 đến nay đã thực hiện 20 ca nạo hạch chậu để điều trị bệnh ung thư đại trực tràng đã đạt kết quả rất khả thi, tỷ lệ thành công cao, không có trường hợp nào để lại tai biến, biến chứng. Đặc biệt có những trường hợp ung thư đại trực tràng di căn, điều trị bằng kỹ thuật nạo hạch chậu sau nhiều năm vẫn chưa tái phát.
Bác sĩ Thịnh đưa dẫn chứng một bệnh nhân 46 tuổi, quê ở Tiền Giang đã được phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng, sau đó đến bệnh viện khám, các bác sĩ phát hiện một khối hạch di căn rất lớn (50mm) vùng chậu bên trái. Thông thường trường hợp này sẽ được chỉ định hóa trị, nhưng các bác sĩ ở đây quyết định phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên trái cho bệnh nhân, giúp lấy trọn tế bào ung thư còn sót lại. Đến nay đã hơn 2 năm theo dõi, bệnh nhân này chưa tái phát và sức khỏe rất tốt.
Cũng theo bác sĩ Thịnh, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ác tính thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 9% tần suất các loại ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư đại trực tràng tương đối cao, đứng thứ 3 trong các bệnh ác tính. Độ tuổi mắc ung thư đại trực tràng thường là tuổi trung niên và tuổi già, tần suất cao nhất là độ tuổi 50 đến 70 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu ung thư đại trực tràng cho thấy, người trẻ mắc ung thư đại trực tràng chiếm khoảng 2 đến 10%. Ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi thường có độ ác tính cao và tiên lượng xấu hơn so với người lớn tuổi.
"Như tất cả các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng cần phải được tầm soát và phát hiện sớm. Các đối tượng có nguy cơ cao như: lớn tuổi, đi ngoài ra máu, gia đình có ngươi thân ung thư đại trực tràng hay u nhú lành tính của đại trực tràng. Việc tầm soát ung thư đại trực tràng khá đơn giản chỉ cần nội soi đại tràng là có thể phát hiện được.
Phát hiện sớm giúp tăng khả năng điều trị triệt để, ngược lại, nếu phát hiện muộn làm giảm khả năng điều trị triệt căn khiến người bệnh có nguy cơ nhập viện cấp cứu vì các biến chứng liên quan đến khối u, có thể gây tử vong như ra máu, tắc ruột, vỡ khối u", bác sĩ Thịnh khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Bác sĩ ơi: Phát hiện ung thư đại trực tràng sớm như thế nào? Tôi 45 tuổi, thời gian gần đây thường bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi tiêu khó. Tôi nghe nói ung thư đại trực tràng cũng có những biểu hiện giống vậy nên rất lo lắng. Xin hỏi làm thế nào để tầm soát phát hiện bệnh sớm? (N.M.Quốc, 45 tuổi, ngụ Đồng Nai) Bác sĩ điều trị ung thư đại trực...