Bước tiến lớn trong công nghệ không dây
Ý tưởng sản xuất điện từ những dao động trong không khí không phải là mới, nhưng một nhóm nghiên cứu ở Viện khoa học và công nghệ Singapore đã biến nó thành hiện thực.
Họ vừa tuyên bố đã tìm ra phương pháp thu thập có hiệu quả điện năng từ những dao động tần số thấp để cung cấp nguồn cho những thiết bị điện tử nhỏ.
Quá trình này diễn ra nhờ nhôm nitrat, một trong những vật liệu tích điện tự nhiên để phản ứng lại ứng suất cơ học. Đây chính là thuộc tính được gọi là hiệu ứng áp điện.
Thành tựu của các nhà khoa học Singapore là một bước tiến lớn. Trước đây họ cho rằng, số lượng điện thu được tùy thuộc vào kích cỡ thiết bị và chỉ sử dụng một tần số, kết quả là hiệu quả sản xuất điện không cao.
Phương pháp mới cho phép sử dụng một phổ rộng các tần số và hoạt được ngay cả trong các thiết bị nhỏ xíu, như các bộ cảm biến không dây.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa vội mừng sớm, vì còn lâu mới có thể thắp sáng những bóng đèn trong nhà chỉ bằng âm thanh từ môi trường. Song công nghệ này rất khả quan, là một bước tiến lớn trong công nghệ không dây và công nghệ y tế
Theo VNE
Tìm kiếm công nghệ băng rộng sau 4G
Lựa chọn công nghệ, băng tần và thời điểm phù hợp để triển khai hệ thống thông tin băng rộng sau 4G đang là vấn đề thách thức đối với các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
"4G không đơn thuần là câu chuyện công nghệ"
Khi nào Việt Nam sẽ triển khai 4G?
Các dịch vụ băng rộng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu cho thấy, cứ10% tăng trưởng của băng rộng sẽ tạo ra 1.38% GDP cho nền kinh tế.
Dự báo đến năm 2016 trên 80% lưu lượng băng rộng sẽ được sử dụng bởi các thiết bị di động và băng rộng di động sẽ đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của băng rộng tại các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 90 triệu thuê bao di động, trong đó, có khoảng 19 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ băng rộng, chiếm 17%. Theo kế hoạch đến năm 2015, thông tin di động băng rộng sẽ phủ sóng 70% và đến 2020 sẽ phủ sóng 90% cư dân cả nước.
Hiện các hệ thống thông tin như an toàn cứu nạn, giao thông, các ứng dụng giải trí và đời sống đang hình thành xu hướng chuyển sang nền tảng băng rộng di động rất rõ.
Trong khi đó, sự ra đời và phát triển của các ứng dụng và thiết bị di động mới như các thiết bị giao tiếp M2M, các ứng dụng OTT khiến kết nối băng rộng tăng cả về lưu lượng lẫn số lượng. Dự báo, đến 2020 lưu lượng băng rộng di động tại Việt Nam sẽ đạt trên 60 PB mỗi tháng.
Sự phát triển của các hệ thống băng rộng di động đang đặt ra những đòi hỏi cao về nguồn tài nguyên tần số. "Các nghiên cứu quốc tế cho thấy đến năm 2020, cần thiết bổ sung lượng phổ tần ít nhất là 500 MHz cho hệ thống vô tuyến băng rộng", ông Đoàn Quang Hoan, Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết.
"Do đó, nhu cầu về phổ tần cho băng rộng di động đang là thách thức tại hầu hết các quốc gia", ông Hoan nói thêm.
Tuy nhiên, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sự chênh lệch giữa các nước là khá lớn dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu phổ tần và chính sách lựa chọn băng tần phù hợp.
Sự khác biệt đó đang đặt ra những câu hỏi đầy thách thức đối với các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong việc lựa chọn công nghệ, băng tần cũng như thời điểm triển khai hệ thống thông tin băng rộng sau 4G.
Lựa chọn công nghệ và thời điểm phù hợp, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tần số do vậy đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, nhất là một quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam.
Theo Vietnamplus
Công nghệ sạc không dây trên đường hợp nhất Sở dĩ công nghệ sạc không dây hiện chỉ xuất hiện khá khiêm tốn trên một số mẫu điện thoại của LG và Nokia là do còn thiếu một chuẩn chung. Tuy nhiên, một viễn cảnh tươi sáng hơn đang đến rất gần sau khi 2 trong số 3 nhóm phát triển công nghệ sạc không dây lớn đã đồng ý hợp tác...