Buộc tháo dỡ cầu đáy kính ở Đà Lạt
UBND TP.Đà Lạt vừa có thông báo buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình cầu treo đáy kính 7D tại khu du lịch (KDL) Thung lũng Tình yêu.
Cầu đáy kính 7D tại KDL Thung lũng Tình yêu tạm dừng thi công từ tháng 1.2020 Ảnh: Lâm Viên
UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa ban hành thông báo yêu cầu Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (Công ty TTC Lâm Đồng), chủ đầu tư công trình cầu treo đáy kính 7D tại KDL Thung lũng Tình yêu (P.8) thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm tại khu vực trên trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày 20.3.2020.
Buộc tháo dỡ vì sau 60 ngày chưa có giấy phép
Như Thanh Niên phản ánh, trước tết Canh Tý, các cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt đến KDL Thung lũng Tình yêu (được công nhận là Thắng cảnh du lịch cấp quốc gia năm 1998), kiểm tra việc xây dựng cầu đáy kính 7D nối khu vực “ vườn cây mê cung” (KDL Thung lũng Tình yêu) với khu vực “Vườn thơ Hàn Mặc Tử” (KDL Đồi mộng mơ) phát hiện công trình này chưa có giấy phép xây dựng.
Thành phố Đà Lạt thông báo chủ đầu tư tháo dỡ cầu kính vì sau 60 ngày chưa có giấy phép xây dựng theo qui định Ảnh: Lâm Viên
Cụ thể, cầu đáy kính có chiều dài 221,5m, rộng 2,09m, khoảng cách giữa hai đỉnh trụ tháp là 255m, với 2 mố neo rộng 10×15m, chiều cao 10m; 2 trụ đỡ có kích thước 8×8m, cao 20m. Do đó, ngày 14.1.2020, UBND TP.Đà Lạt ra quyết định xử phạt hành chính Công ty TTC Lâm Đồng số tiền 40 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư ngưng thi công, lập thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo qui định. Trong thời hạn 60 ngày nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.
Video đang HOT
Một lãnh đạo thành phố cho biết đến nay sau hơn 60 ngày nhưng chủ đầu tư vẫn chưa xuất trình được giấy phép xây dựng theo qui định, nên thành phố thông báo buộc tháo dỡ công trình.
Cần thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ
Ngày 23.3, ông Trần Mến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TTC Lâm Đồng, cho biết việc xây dựng cầu đáy kính nhằm tạo thêm sản phẩm mới cho du lịch Đà Lạt, được sự chấp thuận và ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng qua văn bản số 83/TB-UBND ngày 19.4.2019; cũng như văn bản số 1961 SKHĐT-XD ngày 25.11.2019 của Sở KH-ĐT và Sở Xây dựng Lâm Đồng. Trước đó ngày 10.10.2019, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 6530/UBND-ĐC gửi Công ty TTC Lâm Đồng hướng dẫn thực hiện các hồ sơ thủ tục, các bước công việc để triển khai đầu tư hạng mục cầu đáy kính.
Tuy nhiên do nóng lòng muốn đưa sản phẩm du lịch mới này vào phục vụ du khách dịp Festival Hoa 2019 và tết Canh Tý nên công ty vừa xây dựng vừa làm các thủ tục xin giấy phép xây dựng.
Chủ đầu tư tự tháo dỡ phần công trình nhà chờ vi phạm ở ngay chân cầu kính 7D Ảnh: Lâm Viên
Chủ đầu tư thừa nhận việc xây dựng cầu đáy kính 7D có những sai phạm và đơn vị này đã và đang khắc phục hậu quả theo quyết định của UBND TP.Đà Lạt. Cụ thể đã ngưng thi công công trình, đã tháo dỡ 2 nhà chờ ở dưới chân cầu kính; đồng thời có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chức năng xin hướng dẫn tiếp tục triển khai thủ tục thực hiện công trình cầu đáy kính.
Liên quan đến công trình cầu đáy kính đang bị ngừng thi công, ngày 4.3.2020, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng có văn bản số 348/SXD-QHKT báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng việc kiểm tra, rà soát hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể mặt bằng Dự án KDL Thung lũng Tình yêu. Theo Sở Xây dựng việc xây dựng cầu đáy kính không làm tăng tỷ lệ tác động cho phép của toàn khu vực đã được UBND tỉnh thỏa thuận, không tác động đến diện tích rừng, không làm thay đổi mục tiêu dự án đầu tư. Ranh đất xây dựng cầu đáy kính đã được Sở TN-MT để xuất UBND tỉnh tại tờ trình 657/TTr-STNMT ngày 26.11.2019 sau khi phối hợp với các sở ngành.
Cầu kính 7D băng ngang phía trên thung lũng Ảnh: Lâm Viên
Văn bản nêu rõ: “Vị trí xây dựng cầu kính cách xa khu vực 1, khu vực cảnh quan hồ, và băng ngang phía trên thung lũng rừng góp phần tôn tạo, phát huy giá trị cảnh quan và gia tăng sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch”.
Do đó ngày 5.3.2020, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 1222/UBND-VX2 nêu rõ: “Yêu cầu Công ty TTC Lâm Đồng hoàn chỉnh hồ sơ bổ sung, điều chỉnh qui hoạch của dự án gửi các sở, ngành thẩm định; trình UBND tỉnh xem xét báo cáo Bộ VH-TT-DL thỏa thuận để làm cơ sở phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và cấp phép xây dựng cầu đáy kính theo đúng quy định”.
Cầu đáy kính 7D đang chờ giấy phép xây dựng để tiếp tục hoàn thiện các hạng mục Ảnh: Lâm Viên
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các Sở Xây dựng, VH-TT-DL, TN-MT, KH-ĐT, NN-PTNT, UBND TP.Đà Lạt tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng tại dự án này. Mặt khác, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục có liên quan, đảm bảo đầy đủ các điều kiện trước khi tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục mới tại KDL Thung lũng Tình yêu và Đồi Mộng Mơ.
Ông Trần Mến cho biết đơn vị này đã tháo dỡ một phần công trình vi phạm tại công trình cầu đáy kính và đang cùng các sở, ngành liên quan thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, nên đang cần thêm thời gian để có giấy phép tiếp tục hoàn thiện công trình.
Xây công trình không phép lấp đất đá lấn biển, chủ đầu tư bị phạt 40 triệu
Chủ đầu tư dự án Khu du lịch Hòn Tằm (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hoà) bị xử phạt 40 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình không phép.
UBND TP Nha Trang vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang do công ty này có hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng tại dự án khu du lịch (KDL) đảo Hòn Tằm.
Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình bằng bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong quy hoạch được điều chỉnh.
Quyết định cũng nêu rõ: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang không xuất trình giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định.
Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang phải tháo dỡ phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp thì mới được thi công xây dựng.
Liên quan đến dự án này, như VietNamNet phản ánh, theo Sở Xây dựng Khánh Hoà, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình bằng bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong quy hoạch được điều chỉnh.
Cũng theo theo Sở này, việc Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang tự ý san ủi mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình kiên cố (kể cả trong và ngoài phạm vi dự án) khi chưa có giấy phép xây dựng là vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng.
Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này.
Sở Xây dựng Khánh Hoà đề nghị UBND TP Nha Trang áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trên dự án KDL đảo Hòn Tằm.
Đây không phải lần đầu chủ đầu tư dự án bị xử phạt. Trước đó, vào cuối năm 2019, UBND TP Nha Trang cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì thi công xây dựng công trình KDL đảo Hòn Tằm làm thất lạc mốc giới công trình tại đảo Hòn Tằm với mức phạt là 7.500.000 đồng.
Đáng chú ý, ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái - Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: "Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm".
Được biết, Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Vịnh Nha Trang cũng là vịnh biển được bảo vệ và nghiêm cấm tất cả các hành vi lấn chiếm xây dựng.
Đột kích cơ sở san chiết gas trái phép ở Hải Phòng Cơ sở san chiết gas nằm trong khu vực cây cối rậm rạp, xung quanh có tường bao bảo vệ, quây kín. Lực lượng chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) ngày 17/1 đã tiến hành đột kích, kiểm tra một cơ sở có dấu hiệu san chiết gas trái phép. Qua kiểm tra đã phát hiện xe bồn và xe tải chở...