Buộc phải bỏ thai 8 tháng tuổi vì trận sốt thoảng qua
Ra khỏi phòng siêu âm tại bệnh viện Phụ sản TƯ, chị T.T.H (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đổ sụp vì bác sĩ thông báo thai 34 tuần trong bụng chị kém phát triển, suy dinh dưỡng, dãn não thất thất trái…. do 1 trận sốt nhẹ kéo dài đúng 1 buổi chiều.
Hiện tượng đơn giản, hậu quả nặng nề
Ra khỏi phòng siêu âm tại bệnh viện Phụ sản T.Ư, chị T.T.H (Triệu Sơn, Thanh Hóa) thất thần, chân khuỵu xuống vì bác sĩ thông báo thai 34 tuần tuổi trong bụng chị suy dinh dưỡng, kém phát triển (chỉ tương ứng với 30 tuần tuổi), và đặc biệt là biểu hiện dãn não thất trái, dư ối, nhiễm độc thai nghén…. Nguyên nhân thật khó tin: do trận sốt nhẹ chưa kịp đi khám đã khỏi (vì kéo dài đúng 1 buổi chiều) và được chỉ ra đích danh sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và điều tra hồi cứu: nhiễm rubella khi mang thai.
“Ở Việt Nam, chỉ cho phép đình chỉ thai dưới 28 tuần tuổ nhưng với trường hợp này, chúng tôi phải nới luật. Bởi dù 34 tuần tuổi (tính theo ngày kinh) nhưng sự phát triển của thai chỉ là 30 tuần, rồi bị đa dị tật…”, PGS. TS Lê Anh Tuấn, PGĐ bệnh viện Phụ sản TƯ nói.
Đáng tiếc, phải phá thai to như chị H không phải là trường hợp cá biệt trong những tuần gần đây tại bệnh viện Phụ sản TƯ. Trung bình mỗi tuần, bệnh viện tiếp nhận trên 10 thai phụ đến từ nhiều tỉnh thành đến tư vấn khi thai đã to (21-34 tuần), hình ảnh siêu âm phát hiện những dị tật nặng nề ở thai nhi và đều do bị nhiễm rubella trước đó mà không biết.
Video đang HOT
Như trường hợp của thai phụ T.T.T.H (27 tuổi ở Hải Dương), siêu âm thai 25 tuần tuổi phát bị giãn não thất, nhiễm độc thai nghén và cũng buộc phải phá thai to. Hồi cứu lại thì ở tuần thai thứ 6, chị H có phát ban thoáng qua rồi lặn hết ngay sau một ngày. Còn bệnh nhân P.T.H.N (Hai Bà Trưng, Hà Nội), thai 23 tuần siêu âm chỉ tương ứng thai 21 tuần, lại có hình ảnh can-xi dải dác trong ổ bụng, ruột non tăng âm vang…. Bệnh nhân này cũng chỉ bị phát ban trong khoảng 5 tiếng đồng hồ, không có sốt nên lúc đầu chỉ nghĩ dị ứng thời tiết thông thường.
1/3 trường hợp nhiễm rubella không có biểu hiện
Với những trường hợp nhiễm rubella không có triệu chứng, chỉ có thể phát hiện dị tật qua siêu âm khi thai đã được 21 tuần tuổi trở lên
Theo đánh giá chung, có khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm rubella không có triệu chứng điển hình nên rất nhiều thai phụ không hề biết mình mắc rubella. Đến khi thai lớn (ngoài 21 tuần), bác sĩ siêu âm mới phát hiện các dị tật, lúc này hồi cứu lại cùng với xét nghiệm mới biết lần phát ban nhẹ, sốt thoáng qua trước đó là thủ phạm…
“Do hoàn toàn không có dấu hiệu lâm sàng nên dù khám rất kỹ, tư vấn kỹ, dịch bùng phát, bà mẹ nào cũng sợ, cũng đến viện khi có dấu hiệu điển hình sốt, phát ban, nổi hạch… nhưng vẫn có 28 ca sinh ra mắc hội chứng này với các bệnh lý suy dinh dưỡng, thiếu máu, dị tật tim…”, TS Tuấn nói.
Vì vậy, trong giai đoạn có dịch, sống trong môi trường nhiều người mắc bệnh thì thai phụ không nên chủ quan. “Để giảm nguy cơ phá thai khi thai to, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như thể chất, thai phụ cần lưu ý sự thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất để sớm được tư vấn tốt nhất”, TS Tuấn khuyến cáo.
Theo Dân Trí
Có nên "để dành" sữa mẹ?
Tôi ít sữa, không đủ sữa cho con bú, trong khi em bé nhất định không chịu bú bình. Vì thế, mỗi ngày đi làm về, ngực chỉ hơi căng tôi chỉ dám cho bé mút mát tí, còn lại phải để dành tới đêm vì bé dậy ti rất nhiều lần trong đêm.
Tuy nhiên, dù tôi ăn rất nhiều, nhưng càng ngày lượng sữa về càng ít. Giờ bé nhà tôi mới được 8 tháng, đi làm cả ngày về bầu ngực tôi cũng không hề căng. Xin hỏi bác sĩ, có cách nào để đủ sữa cho con bú trong buổi tối? Kim Soa (Phúc La, Hà Đông, Hà Nội)
BS CK II Trần Thị Tuyết Lan, trưởng khoa sản 2, bệnh viện Phụ sản TƯ trả lời:
Không riêng gì chị, mà có rất nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm, đó là để dành sữa trong bầu ngực. Theo đó, đi làm không về được buổi trưa, ngực căng đầy sữa nhưng nhiều mẹ không mạnh dạn vắt bỏ đi mà "tiếc của" giữ lại chiều về cho con bú. Đó là lý do chỉ sau một thời gian đi làm, nhiều mẹ sữa đã tiết kém, không đủ cho con bú buổi đêm dù trước khi đi ngủ, nhiều bé đã được uống cả cốc sữa đầy.
Cho bé bú thường xuyên, ngậm núm ti đúng, mẹ uống nhiều nước, ăn đủ chất...
sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn.
Phải khẳng định, để dành sữa trong bầu ngực là một quan niệm sai lầm. Vì khi ngực căng sữa sẽ hình thành phản xạ báo về thần kinh trung ương là đang thừa sữa nên việc tiết sữa sẽ bị ngừng trệ vì thần kinh trung ương điều khiển. Tình trạng của bạn cũng vậy, do để dành sữa trong bầu ngực, thần kinh trung ương đã có phản xạ sữa đầy nên tiết sữa kém hơn. Vì thế, nếu muốn duy trì có sữa, trong thời gian đi làm tuyệt đối không để căng sữa mà nên mạnh dạn vắt ra. Nếu tiếc sữa, các mẹ có thể vắt vào dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ, để vào tủ lạnh đem về cho con uống. Còn khi về nhà, nên cho trẻ bú nhiều, bú liên tục (dù cảm thấy ti mềm cũng nên cho trẻ bú để sẽ kích thích sữa về).
Ngoài ra, mẹ đi làm vẫn phải duy trì chế độ ăn đủ chất và đặc biệt phải uống nhiều nước, sữa. Đồng thời vẫn có thể ăn những thức ăn mà đông y khuyên dùng vì tăng tiết sữa, bởi khi người mẹ có niềm tin ăn đồ ăn lắm sữa, tinh thần thỏa mái cũng sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Cũng cần lưu ý, cách ngậm bắt núm vú của trẻ phải đúng thì mới tăng tiết sữa, còn ngậm nông, chưa kín đầu ti sẽ khiến người mẹ đau rát khi cho con ti, giảm kích thích tiết sữa.
Theo Dân Trí
Hết cảnh bỏ thai oan vì sợ rubella! Chứng kiến cảnh các bé bị hội chứng rubella bẩm sinh như mắc bệnh tim, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển trí tuệ... thực đau lòng nhưng có nên bỏ thai hay không lại là câu trả lời không dễ đối với bác sĩ, thai phụ và người nhà bệnh nhân. Di chứng nặng suốt đời PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó...