“Bước nhảy” ngoạn mục trong 10 năm kinh tế Việt – Mỹ
Theo công bố của Tổng cục Hải quan ngày 21.5, Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc), với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỉ USD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 8,81 tỉ USD, đến năm 2015, con số này tăng tới 41,26 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 19% mỗi năm.
Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía Việt Nam. Cụ thể, từ mức 8,85 tỉ USD năm 2006 và đã lên đến 25,67 tỉ USD năm 2015.
Ngoài ra, Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thượng mại hàng hóa lớn nhất. Năm 2015 đạt mức thặng dư 25,67 tỉ USD, 4 tháng đầu năm 2016 đạt mức thặng dư là 8,98 tỉ USD, tăng 1,48 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2015.
Video đang HOT
Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận trong những năm gần đây Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ 4 tháng đầu năm 2016 đạt mức cao, 11,45 tỉ USD, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ 4 tháng đầu năm 2016 gồm: hàng dệt may đạt kim ngạch 3.400 triệu USD, chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015; đứng thứ 2 là điện thoại các loại và linh kiện đạt 1.466 triệu USD, chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch, đạt mức tăng trưởng rất mạnh là 83,8% so với cùng kỳ năm 2015; đứng thứ 3 là giầy dép các loại đạt kim ngạch 1.330 triệu USD, chiếm 11,6% trong tổng kim ngạch, tăng trưởng 8,6% so với cùng kỳ năm 2015…
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ 4 tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch 2,47 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch 1.463 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 59,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ.
Trong đó, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ 4 tháng đầu năm có kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 625 triệu USD; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt kim ngạch 292 triệu USD…Các mặt hàng khác có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2015 như đậu tương giảm 50,7%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 55,3%; chất dẻo nguyên liệu giảm 13,5%…
Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Mỹ luôn đạt mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây từ kim ngạch 0,98 tỉ USD năm 2006 lên 7,79 tỉ USD năm 2015, đạt mức tăng bình quân mỗi năm lên tới 27,4%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có gì thay đổi, năm 2017 khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, quan hệ hai nước Việt – Mỹ dự báo sẽ bước vào trang sử mới với tốc độ tăng trưởng thương mại ngày càng cao. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được cho là sẽ tăng mạnh hơn nữa, trong khi thuế suất đối với các đối thủ cạnh tranh chưa tham gia TPP vẫn được duy trì ở mức cao, như: 7% đối với gạo từ Thái Lan hay Ấn Độ. Đặc biệt, thị trường nhập khẩu tiềm năng như Mỹ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất trong nước về may mặc, thủy sản, cà phê…
Bộ Công Thương trước đó cũng cho biết, sau sự kiện TPP được các nước thành viên ký kết vào đầu tháng 2, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang rất hy vọng sẽ được Quốc hội các nước sớm thông qua.
Nếu việc này sớm trở thành hiện thực, thì cơ hội và lợi thế mà TPP mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam là không nhỏ. Triển vọng con số tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2016 đạt mức 40 tỉ USD là hoàn toàn có thể.
Thông tin Tài chính – Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất gia tăng nhập điện thoại và linh kiện của Việt Nam
Trong 3 tháng qua số lượng điện thoại và linh kiện của Việt Nam xuất khẩu sang Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất đạt giá trị 1,12 tỷ USD, tăng 17,3%.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 1,36 tỷ USD trong quý I
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 3-2016 đạt 29,61 tỷ USD, tăng 45,2% so với tháng 2.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu là 15,12 tỷ USD, tăng 49,7% và tổng trị giá nhập khẩu là 14,49 tỷ USD, tăng 40,8% so với tháng 2-2016. Xét về số tuyệt đối, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước tăng 9,22 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng hơn 5 tỷ USD và nhập khẩu tăng 4,2 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3 thặng dư gần 624 triệu USD, qua đó nâng mức thặng dư thương mại trong quí I năm 2016 đạt 1,36 tỷ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sơ bộ đạt 76,17 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 38,77 tỷ USD, tăng 6,6% và trị giá nhập khẩu là 37,4 tỷ USD, giảm 4%.
Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 tháng năm 2016 là 49,77 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 65,3% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước đạt 26,4 tỷ USD, giảm 2,8% và chỉ chiếm 34,7%.
Quý đầu của năm 2016, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 13,35 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chính, nhóm hàng điện thoại và linh kiện có tổng trị giá xuất khẩu trong 3 tháng là 8,27 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu các mặt hàng điện thoại và linh kiện từ Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất trong 3 tháng đạt 1,12 tỷ USD, tăng 17,3%.
Theo_An ninh thủ đô
Lý do Việt Nam nên mua JAS 39 hơn là F-16 Tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả so với F-16 để thay thế MiG-21 huyền thoại của Việt Nam. Tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả so với F-16 để thay thế MiG-21 huyền thoại của Việt Nam. Đê đôi pho vơi ke...