Bước ngoặt trong việc điều tra luận tội Tổng thống Trump
Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu luận tội Tổng thống Donald Trump trong ngày 18/12.
Ngày 18/12 là một ngày hệ trọng đối với nước Mỹ khi Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ bỏ phiếu luận tội Tổng thống Donald Trump. Đáng chú ý, phe Dân chủ tại Thượng viện muốn quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney và cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton làm nhân chứng trong phiên luận tội Tổng thống Donald Trump sắp tới. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng quá trình luận tội khi phe Dân chủ ở cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ cùng vào cuộc.
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Deadline
Lãnh đạo phe thiểu số thuộc đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho biết, hôm qua (16/12) đã gửi thư cho ông Mitch McConnell -lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Cộng hòa, đề nghị gửi trát yêu cầu 4 nhân chứng, trong đó có các ông Mulvaney và Bolton tới làm chứng tại phiên xét xử tại Thượng viện đồng thời lưu ý thêm “các phiên xử tại Thượng viện phải có người làm chứng”.
“Chúng tôi lo ngại một phiên tòa không có nhân chứng. Điều đó có nghĩa là đang cố gắng che giấu một điều gì đó. Một phiên tòa mà không có nhân chứng thì cũng sẽ không có ý nghĩa gì. Nếu ông Mulvaney không tổ chức một phiên tòa đầy đủ và công bằng, người dân Mỹ sẽ hỏi ông Mitch McConnell và Tổng thống Donald Trump đang lẩn tránh điều gì?”, ông Schumer nói.
Ông Schumer cũng đề xuất một phiên xét xử luận tội ông Donald Trump tại Thượng viện nên bắt đầu từ ngày 7/1 năm tới.
Động thái mới nhất này từ phe Dân chủ được cho là chống lại các nỗ lực của đảng Cộng hòa nhằm xóa tội cho Tổng thống Donald Trump trong việc chỉ trích cựu Phó Tổng thống Joe Biden về các hoạt động kinh doanh tại Ukraine.
Video đang HOT
Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway phát biểu với báo giới rằng, Nhà Trắng nhận thấy “không có lý do gì” để quyền Chánh văn phòng Mulvaney và 3 nhân chứng khác ra làm chứng trong phiên tòa luận tội của Thượng viện như yêu cầu của các nghị sĩ đảng Dân chủ. Theo bà Conway, ông Schumer giám sát toàn bộ quá trình luận tội bị coi là vi hiến, bất hợp pháp và dối trá này.
Trước đó, cùng ngày, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã công bố toàn bộ báo cáo về việc luận tội Tổng thống Donald Trump. Báo cáo dày 658 trang đánh dấu bước mở đầu của một tuần lễ kịch tính với ông chủ Nhà Trắng.
Trong báo cáo được chia làm 4 phần, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler viết, ông Donald Trump là mối đe doạ đối với Hiến pháp và cần phải bị cách chức.
Phần thứ nhất của báo cáo nêu chi tiết về quá trình điều tra luận tội ông Donald Trump của Ủy ban Tình báo Hạ viện. Phần thứ hai tập trung vào rà soát các tiêu chuẩn luận tội được vạch ra trong Hiến pháp. Phần thứ ba của báo cáo đào sâu vào vấn đề mà đảng Dân chủ đưa ra, đó là chi tiết ông Donald Trump lạm dụng quyền lực để gây sức ép với một chính phủ ngoại quốc là Ukraine, để điều tra đối thủ chính trị và can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Phần cuối của báo cáo đề cập tới vấn đề Tổng thống cản trở hoạt động của Quốc hội khi bác bỏ đề nghị của các nhà điều tra thuộc Hạ viện về việc tiếp cận một số tài liệu và chứng thực.
Quá trình luận tội Tổng thống Mỹ không hề đơn giản. Tổng thống chỉ bị phế truất nếu 2/3 trong 100 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý với các cáo buộc. Tuy nhiên với việc phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện thì khả năng này sẽ khó xảy ra. Phe Dân chủ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ hiểu rõ điều đó nhưng vẫn quyết tâm luận tội ông Donald Trump./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Tổng hợp
Chuyến công du Afghanistan "bí mật đến phút chót" của Tổng thống Donald Trump
Theo các hãng tin Reuters và Fox News, Nhà Trắng đã thực hiện rất nhiều biện pháp an ninh nhằm đảm bảo chuyến đi của Tổng thống Donald Trump tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Afghanistan vào dịp Lễ Tạ ơn được bí mật, bao gồm cả việc cấm nhà báo và quan chức dùng điện thoại.
Vào hôm 27-11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên chuyên cơ Air Force One để bay từ căn cứ không quân Andrews đến Afghanistan. Điện thoại và các thiết bị của phóng viên đều đã bị tịch thu sau khi được thông báo về việc tổng thống đang di chuyển đến một địa điểm bí mật.
Các thiết bị di động thông minh chỉ được trả lại cho phóng viên ít giờ khi máy bay gần tới Afghanistan.
Trong suốt chuyến bay kéo dài 13h, Tổng thống Donald Trump đi cùng Thư kí báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham, quyền Chánh văn phòng Mick Mulvaney và Cố vấn An ninh quốc gia Robert O'Brien.
Không ai trên chuyến bay có quyền sử dụng điện thoại. Ngoài ra, tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump cũng được đặt chế độ hẹn giờ đăng tải dòng tweet chúc mừng Lễ Tạ ơn nhằm không gây ra bất kì sự nghi ngờ nào.
Việc Tổng thống Donald Trump đặt chân đến căn cứ quân sự Bagam ở Afghanistan không chỉ gây ra bất ngờ cho binh lính Mỹ mà thậm chí còn là với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani.
Thư kí báo chi Grisham cho biết, chỉ một vài quan chức bên trong Nhà Trắng biết về chuyến đi này và nó đã được lên kế hoạch một vài tuần với mục tiêu giữ bí mật mức cao nhất có thể.
Vào dịp Giáng sinh năm 2018, rất nhiều người đã biết về chuyến công du của ông Donald Trump đến Iraq sau khi chuyên cơ của ông được nhìn thấy trên bầu trời Anh.
Lần này, Nhà Trắng đã thành công trong việc giữ kín chuyến đi của Tổng thống Donald Trump. Trong chuyến công du, lãnh đạo Mỹ đã thăm hỏi binh sĩ và cho biết, rằng phiến quân Taliban nhiều khả năng đã sẵn sàng ngừng bắn với chính quyền Afghanistan.
Đặng Vũ
Theo anninhthudo.vn/Sputnik
Chuyến bay bí mật chưa từng thấy của ông Trump dịp lễ Tạ ơn Chuyến bay tới Afghanistan thăm binh lính nhân dịp lễ Tạ ơn hôm 27/11 vừa rồi của ông Trump được đặc vụ bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh cho Tổng thống Mỹ. Theo Bloomberg, Tổng thống Trump bay tới Afganistan và quay lại Washington vào tối muộn 27/11 từ một sân bay bí mật sau khi đánh golf tại khu...