Bước ngoặt nhập tịch của Nhật Bản ở U23 châu Á
Thủ thành U23 Zion Suzuki là hiện thân cho chính sách dụng người tài của Nhật Bản. Thủ môn mang hai dòng máu Nhật – Ghana đang chơi đặc biệt ấn tượng tại giải U23 Châu Á 2022.
Kể từ năm 1998, Nhật Bản luôn là một trong những anh cả của bóng đá Châu Á. Đội bóng xứ sở hoa anh đào luôn góp mặt tại sân chơi World Cup ở 6 lần gần nhất. Họ sẽ tiếp tục hành quân tới Qatar vào cuối năm nay cùng sự tự tin cao độ.
Chính sách săn tìm và trọng dụng nhân tài là điều mà Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) luôn đề cao. Không chỉ tạo điều kiện cho các tài năng trẻ có cơ hội được thử sức tại Châu Âu từ rất sớm, nền bóng đá nước này còn rất sốt sắng trong việc thu nhập những cầu thủ mang hai dòng máu kể từ khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Wagner Lopes là biểu tượng cho chính sách trọng dụng cầu thủ nhập tịch trong quá khứ của bóng đá Nhật Bản.
Thay đổi trong cách đào tạo
Trong quá khứ, không ít cầu thủ cầu thủ gốc Nam Mỹ đã có cơ hội khoác áo tuyển Nhật Bản. Một trong số đó là Wagner Lopes, nhân tố chủ chốt đưa “ Samurai Xanh” lần đầu được tham dự World Cup vào năm 1998.
Tiền đạo sinh ra ở Brazil đóng vai trò kiến tạo để Masashi Nakayama ghi bàn đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản tại sân chơi lớn nhất thế giới. Wagner Lopes kết thúc sự nghiệp với 20 lần khoác áo ĐTQG, ghi 5 bàn thắng.
Một cái tên khác có chung xuất phát điểm như Wagner Lopes là Alessandro Santos. Tiền vệ gốc Brazil đóng vai trò quan trọng trong lực lượng của tuyển Nhật Bản tại World Cup 2002 và 2006, có tới 82 lần ra sân.
Điểm chung của cách làm bóng đá này chính là tạo điều kiện cho các CLB chiêu mộ một lượng lớn ngoại binh, qua đó giúp các cầu thủ vốn không có gốc gác Nhật Bản sở hữu quốc tịch thứ hai sau ít nhất 5 năm sinh sống.
Đây chính là lý do Wagner Lopes hay Alessandro Santos phải tới năm 28 và 25 tuổi mới có lần đầu khoác áo ĐT Nhật Bản. Cái tên muộn nhất từng được triệu tập lên ĐTQG là Ruy Ramos. Tiền vệ sinh ra ở Rio De Janeiro có lần đầu khoác áo “Samurai xanh” ở tuổi 33, kết thúc sự nghiệp với 32 lần ra sân cho tuyển quốc gia.
Chính sách nhập tịch này thực tế chỉ mang đến lợi ích ngắn hạn. Giờ đây, chúng ta có thể thấy rất rõ sự thay đổi trong cách đào tạo con người của bóng đá Nhật Bản. JFA không còn nhập tịch những ngôi sao tới từ Nam Mỹ đang làm mưa làm gió tại sân chơi J1 League nữa.
Thay vì thế, họ nhắm tới việc tìm kiếm những cầu thủ mang dòng máu Nhật và quốc gia khác từ khi còn là những cậu bé, tạo cơ hội cho họ thể hiện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khoác lên mình màu áo “Samurai xanh” ngay tại các lứa U.
Trao cơ hội cho “Nhật kiều”
Zion Suzuki là một trong những điển hình cho cách làm bóng đá kiểu mới của xứ sở mặt trời mọc. Thủ thành sinh năm 2002 có bố là người Nhật, mẹ là người Ghana, sinh ra tại Mỹ và đang bắt rất hay cho U23 Nhật Bản tại giải đấu diễn ra ở Uzbekistan.
Suzuki bắt ở ba trận quan trọng nhất của thầy trò HLV Go Oiwa tới lúc này và chỉ để lọt lưới có một bàn. Tham vọng của U23 Nhật Bản năm nay là rất lớn, nhất là sau khi họ đã hạ bệ nhà đương kim vô địch U23 Hàn Quốc với tỷ số 3-0 tại tứ kết.
Bản thân Zion Suzuki cũng có thừa kinh nghiệm và bản lĩnh tại những sân chơi cao nhất của bóng đá trẻ Nhật Bản. Anh từng đeo băng đội trưởng lứa U20 tham dự World Cup trẻ 2019. Hai năm sau, Suzuki là thành viên trẻ tuổi nhất góp mặt trong đội hình dự Olympic trên sân nhà.
Tại giải U23 Châu Á 2022, Zion Suzuki không phải cầu thủ “Nhật kiều” duy nhất trong đội hình U23 Nhật Bản. HLV Go Oiwa còn có Anrie Chase, trung vệ mới bước sang tuổi 17 nhưng đã đá chính ở 3 trong 4 từ đầu giải.
Thủ môn Zion Suzuki đang bắt cực hay tại VCK U23 châu Á. Ảnh: AFC.
Thể chất vượt trội là điều Zion Suzuki và Anrie Chase có lợi thế so với bạn bè Nhật Bản đồng trang lứa. Thủ thành lai Ghana cao tới 1,9 m trong khi đó trung vệ trẻ lai Mỹ cao 1,87 m.
Sự có mặt của những cầu thủ với thể hình ấn tượng sẽ giúp các đội tuyển châu Á, mà cụ thể đây là Nhật Bản, xô đổ bức tường thể hình vốn đã ngăn họ tiến tới đẳng cấp bóng đá cao nhất suốt một thời gian dài.
Thành công tại những sân chơi trẻ là minh chứng rõ ràng nhất cho cách làm bóng đá của người Nhật ở giai đoạn gần đây. Việc sẵn sàng tạo cơ hội cho những Nhật kiều từ U15 đến U23 là tiền đề quan trọng để xây dựng một ĐTQG lớn mạnh trong tương lai.
Zion Suzuki là một ví dụ. Anh đã trải qua tất cả các cấp độ trẻ của bóng đá Nhật Bản. Thủ thành đang chơi cho Urawa Reds càng chơi càng hay tại giải U23 Châu Á trên đất Uzbekistan. Không chỉ có những pha cứu thua xuất thần, khả năng đóng góp vào lối chơi bóng ngắn chung của Suzuki giúp U23 Nhật bản dễ dàng hơn trong việc triển khai bóng.
Trước mắt Zion Suzuki sẽ là trận bán kết gặp chủ nhà U23 Uzbekistan. Đội chủ nhà đã cho thấy sức mạnh đáng sợ khi nhận được sự cổ vũ và động viên tới từ cầu thủ thứ 12 trên khán đài. Đó sẽ là một bài kiểm tra tâm lý thực thụ với U23 Nhật Bản nếu muốn tiến tới ngôi vô địch.
Danh hiệu tại đấu trường U23 Châu Á không chỉ là lời khẳng định của một tập thể đồng đều và đầy tính kỷ luật. Đó còn là trái ngọt của những người làm bóng đá trẻ Nhật Bản sau một quá trình tìm kiếm và bổ sung mà không bỏ sót bất cứ nhân tài nào.
Wenger xuất hiện tạo sức ép cho HLV tuyển Nhật Bản
Sự xuất hiện vô tình của ông Arsene Wenger trong trận đấu giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Qatar khiến dư luận bắt đầu bàn tán về vị trí của HLV Hajime Moriyasu ở Samurai xanh.
Đáp lại những ý kiến đó, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) Kozo Tashima buộc phải lên tiếng. Ông Tashima khẳng định JFA tin tưởng năng lực của HLV Moriyasu. Nhà cầm quân sinh năm 1968 đang chịu áp lực sau chiến thắng 1-0 trước Trung Quốc hôm 7/9.
"Chúng tôi không dao động mà hoàn toàn tin tưởng vào ông ấy. Chỉ trích kết quả không giúp được gì vào lúc này. Cầu thủ đều muốn thắng 7-0, 10-0 nhưng đây là vòng loại thứ ba. Khoảng cách các đội ở vòng này rất khác nhau", ông Tashima nói trên Sponichi Anex .
Hình ảnh ông Wenger trên khán đài sân Khalid ở Qatar hôm 7/9. Ảnh: Getty Images.
Nhiều người hâm mộ Nhật Bản cũng không hài lòng với sự thể hiện của đội tuyển nước nhà. Nhật bất ngờ thua Oman 0-1 trên sân nhà và chỉ thắng Trung Quốc một bàn cách biệt ở sân khách.
Trang Sina của Trung Quốc tổng hợp thông tin cho thấy CĐV Nhật Bản đang muốn ông Moriyasu từ chức. Họ không hài lòng với màn thể hiện của các cầu thủ Nhật Bản trong tay một HLV nội địa.
"Truyền thông và CĐV Nhật Bản đang đặt dấu hỏi về tương lai của ông Moriyasu. Dù giành được 3 điểm trước Trung Quốc, Nhật Bản không làm thỏa mãn kỳ vọng trong trận thắng", Sina bình luận.
Không dừng lại ở đó, ngay cả việc HLV Wenger xuất hiện trên khán đài cũng mang tới nhiều hy vọng. Nhiều CĐV Nhật Bản muốn cựu HLV Arsenal dẫn dắt đội tuyển thay cho ông Moriyasu.
Nhà cầm quân sinh năm 1949 đang tự do, không dẫn dắt đội bóng nào từ khi rời Arsenal hồi năm 2018. Wenger từng có mùa giải 1995/96 ở CLB Nagoya Grampus Eight tại Nhật Bản. "Giáo sư" được kỳ vọng hiểu con người, kỹ thuật, cá tính của người Nhật.
Trên thực tế, ông Wenger được Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) mời đến Qatar để thảo luận về kế hoạch tổ chức World Cup 2 năm một lần. Hội nghị của FIFA có 80 cựu cầu thủ, HLV trên toàn thế giới tham dự, đóng góp ý kiến.
Sau hội nghị, ông Wenger cùng Chủ tịch FIFA Gianni Infantino có mặt ở sân Khalid, cùng xem trận thắng 1-0 của Nhật Bản trước Trung Quốc. Chừng đó cũng khiến ghế HLV tuyển Nhật "nóng lên".
Nhật Bản đang xếp thứ ba với 3 điểm sau hai trận tại bảng B vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. Họ chỉ ghi được 1 bàn và xếp sau Australia cùng Saudi Arabia (cùng có 6 điểm).
Highlights trận thua đậm của Trung Quốc ở vòng loại World Cup Trung Quốc đứng cuối bảng B vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á sau thất bại 0-3 trước Australia rạng sáng 3/9 (giờ Hà Nội).
VCK U23 châu Á 2022: Bóng đá Thái Lan trả giá vì nguồn lực Thái kiều Bóng đá Thái Lan lại đi trên 'vết xe đổ' của Malaysia khi Liên đoàn bóng đá Thái Lan đã gọi đến 9 cầu thủ Thái kiều đang chơi bóng ở châu Âu về thi đấu tại vòng chung kết U23 châu Á 2022. Một pha tranh bóng trong trận đấu giữa U23 Hàn Quốc và U23 Thái Lan. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bị loại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Huyền thoại Matthaus: "Ronaldo làm hại đội tuyển Bồ Đào Nha"

Messi được mời đặt dấu chân tại 'thánh địa' của Brazil

Tottenham đau đầu khi sao World Cup chấn thương

AFF Cup: Singapore đặt quyết tâm cao, dù thiếu nhân sự nghiêm trọng

Việc giành danh hiệu vẫn sẽ không khiến Ten Hag hài lòng

Tin mới nhất bóng đá trưa 21/12: Cựu sao MU Van Persie đính chính vụ đăng 'clip'

Các thương hiệu hợp tác với Lionel Messi tăng hơn 1,2 triệu tỷ đồng trong 1 tháng diễn ra World Cup 2022

Quỷ đỏ gia hạn hợp đồng cho hàng loạt trụ cột

Ronaldo được bình chọn vào đội hình 'đặc biệt' tại World Cup 2022

Messi ngồi xe vợ lái về thăm quê nhà

FIFA thắng lớn ở World Cup 2022

Zidane hết kiên nhẫn với tuyển Pháp
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá nhóm "Lợn rừng" bảo kê xây dựng ở Hà Nội
Pháp luật
11:00:14 15/04/2025
Cẩm nang du lịch Huế từ A-Z cho du khách trải nghiệm trọn vẹn nhất
Du lịch
10:58:46 15/04/2025
Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa
Tin nổi bật
10:53:58 15/04/2025
Apple chở 600 tấn iPhone sang Mỹ để tránh thuế
Thế giới số
10:49:21 15/04/2025
DeepSeek len lỏi mọi ngóc ngách của Trung Quốc
Thế giới
10:47:10 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Cả nhà biết bí mật, càng thương Việt hơn
Phim việt
10:32:38 15/04/2025
Đẹp hơn với 4 kiểu chân váy sành điệu
Thời trang
10:32:21 15/04/2025
Phim "Địa Đạo" đạt 130 tỷ đồng, doanh thu vẫn chưa hòa vốn?
Hậu trường phim
10:28:31 15/04/2025
Giá nhà Thủ đô đắt đỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định về tỉnh lẻ mua nhà 46m2: Nhìn căn bếp thôi ai cũng mê
Sáng tạo
10:26:22 15/04/2025
Diễm My 9X sau khi sinh: Sắc vóc gợi cảm, mẹ chồng hỗ trợ chăm con
Sao việt
10:25:52 15/04/2025