Bước ngoặt chuyển sàn của LPB
Việc chuyển sàn HOSE được dự báo là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu của LPB trong ngắn hạn.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sẽ niêm yết trên HOSE trong năm 2020. Ảnh: TL
Bước ngoặt chuyển sàn
Trong đại hội cổ đông năm 2020, Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (UPCoM: LPB) đã cam kết sẽ chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) từ Sàn chứng khoán UPCOM trong năm nay.
Phía Ngân hàng cho biết, bước đi này nhằm nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông khi chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Video đang HOT
Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá rằng, việc chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE sẽ là yếu tố thúc đẩy giá của cổ phiếu LPB trong ngắn hạn.
Cổ phiếu LPB được niêm yết trên sàn vào năm 2017 ở vùng giá quanh 11.320 đồng/cổ phiếu. Vào tháng 4.2018, cổ phiếu LPB đã từng lập đỉnh quanh mức giá 15.900 đồng/cổ phiếu. Vào thời điểm này, cũng là lúc VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt vùng đỉnh 1.200 điểm của quá khứ. Tuy nhiên, sau đó thị trường lại trải qua một sự sụt giảm mạnh, theo đó, giá cổ phiếu LPB cũng trên đà lao dốc.
Trong hơn 3 năm được niêm yết và giao dịch trên UPCoM, mức giá thấp nhất của cổ phiếu LPB ở quanh khu vực 5.300 đồng/cổ phiếu hình thành vào hồi tháng 3.2020. Đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đợt bán tháo của nhà đầu tư trong bối cảnh COVID-19 hoành hành. Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, chỉ số VN-Index giảm về vùng 652 điểm. Thời điểm ấy, không riêng gì LPB mà tới 90% các cổ phiếu trên thị trường đều giảm từ 30-40% giá.
Tuy nhiên, kể từ khi thiết lập vùng đáy hồi tháng 3.2020 cổ phiếu LPB đã có sự hồi phục mạnh mẽ và diễn biến tăng giá liên tục trong suốt 5 tháng qua. Kể từ vùng đáy tháng 3 đến nay (11.9), giá cổ phiếu LPB đã tăng hơn 73,6% với thanh khoản cải thiện mạnh. So với vùng giá hồi đầu năm, LPB đã tăng hơn 46%.
Giá cổ phiếu LPB đã tăng liên tiếp 5 tháng qua. Ảnh: FireAnt.
Kế hoạch tăng vốn
Bên cạnh kế hoạch chuyển sàn niêm yết trên HOSE, LPB cũng có kế hoạch tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, kế hoạch tăng vốn điều lệ được thực hiện thành 2 đợt: Đợt 1 Ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 10%, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Đợt 2 Ngân hàng thực hiện tăng vốn thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỉ lệ chào bán không quá 4,99%.
Theo Ngân hàng, việc tăng vốn là cần thiết giúp Ngân hàng tuân thủ các quy định chặt chẽ về chỉ số an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông lệ của Basel II.
Số liệu thống kê của VNDirect, LPB xếp hạng thứ 13 trong danh sách những ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản. Tuy nhiên, LPB chỉ chiếm 2% thị phần cho vay và 1,7% thị phần tiền gửi của khách hàng vào cuối năm 2019. Mặc dù có quy mô không lớn nhưng ngân hàng lại có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng cùng ngành nhờ hệ thống hoạt động chuyên nghiệp. Sau khi mua lại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, LPB đã có quyền tiếp cận hơn 600 phòng giao dịch bưu điện (PTOs) trên toàn quốc.
Tính đến cuối quý II/2020, LPB có 539 chi nhánh và điểm giao dịch, đứng thứ 6 trong khối ngân hàng về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, con số này chưa bao gồm 673 phòng giao dịch bưu điện của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Theo VNDirect, bằng cách tận dụng mạng lưới hiện có, LPB có thể tiếp cận khu vực nông thôn, nơi mà sự xuất hiện của ngân hàng còn đang hạn chế với chi phí thấp hơn so với việc mở các phòng giao dịch mới.
Về kết quả kinh doanh, năm 2019, Ngân hàng ghi nhận hơn 2.039 tỉ đồng lãi trước thuế, tăng trưởng 68% so với năm 2018. Được biết, đây là mức lợi nhuận cao nhất mà Ngân hàng đạt được kể từ khi thành lập đến nay. Trong đó, mảng dịch vụ ghi nhận kết quả ấn tượng, đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (bancassurance) với mức tăng trương đột biến 217%, góp phần đưa kết quả thu dịch vụ cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2018.
Bước sang năm 2020, khi chịu tác động của COVID-19, kết quả kinh doanh của LPB có phần suy giảm so với cùng kỳ 2019. Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, LPB đạt hơn 2.901 tỉ đồng thu nhập lãi thuần và hơn 806 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm lần lượt 2,1% và 10,2% so với cùng kỳ 2019.
LienVietPostBank ưu đãi lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch
LienVietPostBank ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, vượt qua thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Giao dịch tại LienVietPostBank. (Ảnh: Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) triển khai chương trình "Ưu đãi lãi vay-Đánh bay COVID" dành cho tất cả các khách hàng với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn từ nay đến hết 31/12.
Đây là chương trình được LienVietPostBank xây dựng nhằm giúp khách hàng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, vượt qua thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đồng thời thúc đẩy tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo đó, trong chương trình đặc biệt này, LienVietPostBank áp dụng ưu đãi lãi suất cho nhiều mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể, đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, xây lắp, khách hàng doanh nghiệp được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm với thời gian vay từ 6 tháng trở xuống và 8,5%/năm với thời gian vay từ hơn 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân cũng được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm với thời gian vay từ 6 tháng trở xuống và 9%/năm với thời gian vay từ hơn 6 tháng đến dưới 12 tháng đối với các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, phát triển nông nghiệp nông thôn và vật liệu xây dựng.
Các trường hợp vay mua nhà đất, xây sửa chữa nhà để ở sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm. Mức cho vay tối đa 100% nhu cầu vốn, thời gian xét hoàn vốn tối đa 12 tháng kể từ ngày xây sửa nhà.
Với các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, mức lãi suất chỉ từ 8,2%/năm. Riêng đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên chức vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 10,7%/năm.
Năm 2020 đánh dấu năm hoạt động thứ 12 của LienVietPostBank. Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, để thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, LienVietPostbank tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới giao dịch tới tận các huyện xã vùng sâu vùng xa trải rộng khắp cả nước.
Tính đến tháng Tám, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của LienVietPostBank đã lên tới 542 điểm, là ngân hàng cổ phần có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Dự kiến trong năm nay, ngân hàng sẽ hoàn thành việc phủ sóng phòng giao dịch tới tất cả các huyện tại 63 tỉnh, thành trên cả nước./.
LienvietPostBank sắp chuyển sàn: Cổ phiếu gần bét bảng, nợ xấu tăng vọt Cổ phiếu LBP của LienvietPostBank sắp chuyển sàn sang HoSE nhưng liệu động thái này có giúp LPB thoát được kiếp cổ phiếu gần bét bảng và nợ xấu tăng vọt. Một trong những động thái được chú ý trong "làng" cổ phiếu ngân hàng gần đây chính là loạt cổ phiếu như LPB (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, mã chứng...