Bước đột phá trong phát triển tế bào gốc tạo máu
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở thành phố Melbourne (Australia) đã đạt được bước đột phá khi tạo ra các tế bào gốc tạo máu được nuôi trong phòng thí nghiệm gần giống với các tế bào trong cơ thể con người.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới có thể giúp tìm ra các phương pháp điều trị một số chứng rối loạn. Các tế bào gốc tạo máu này có thể cấy ghép được, mở ra cơ hội điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu và rối loạn suy tủy xương.
Cấy ghép tế bào gốc, còn được gọi là ghép tủy xương, thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư bạch cầu và rối loạn tủy xương do khả năng tự sao chép và tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của tế bào gốc. Tuy nhiên, việc tìm được người hiến tặng phù hợp để cấy ghép thường rất khó khăn.
Công trình trên đánh dấu lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát triển được tế bào gốc tạo máu trong phòng thí nghiệm gần giống với tế bào trong phôi thai và có thể được sử dụng để điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào.
Nhà nghiên cứu Elizabeth Ng cho biết khả năng lấy bất kỳ tế bào nào từ bệnh nhân, tái tạo thành tế bào gốc và sau đó biến chúng thành tế bào máu phù hợp để cấy ghép sẽ có tác động lớn đến cuộc sống của những bệnh nhân dễ bị tổn thương này. Điều quan trọng là những tế bào này phải được tạo ra ở quy mô cần thiết và đảm bảo khỏe mạnh để sử dụng trong lâm sàng.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm tế bào gốc tạo máu được tạo ra trong phòng thí nghiệm vào những con chuột bị suy giảm miễn dịch. Họ phát hiện ra rằng các tế bào này đã trở thành tủy xương có chức năng ở mức độ tương tự như trong các ca cấy ghép dây rốn. Họ cũng phát hiện ra rằng các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể được đông lạnh trước khi cấy vào chuột, mô phỏng quá trình bảo quản tế bào của người hiến tặng trước khi cấy vào bệnh nhân.
Nhà nghiên cứu Andrew Elefanty cho biết việc phát triển các tế bào máu dành riêng cho từng bệnh nhân sẽ ngăn ngừa các biến chứng của việc cấy ghép từ người hiến tặng cho bệnh nhân, giải quyết tình trạng thiếu người hiến tặng và giúp khắc phục các nguyên nhân cơ bản của các bệnh về máu. Ông cho biết bước tiếp theo, có thể trong vòng 5 năm, là tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để kiểm tra mức độ an toàn của việc sử dụng các tế bào được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở người.
Cần làm gì để phát hiện suy tủy xương?
Suy tủy xương là một bệnh lý của tế bào gốc sinh máu, gây ra bởi sự giảm sinh máu ở tủy xương, do tổn thương tế bào gốc và vi môi trường sinh máu của tủy xương.
Video đang HOT
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Theo các nghiên cứu trên thế giới, bệnh thường gặp ở hai nhóm tuổi: từ 15 đến dưới 30 tuổi và trên 60 tuổi. Hậu quả là giảm 3 dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
Suy tủy xương là một bệnh lý của tế bào gốc sinh máu, gây ra bởi sự giảm sinh máu ở tủy xương, do tổn thương tế bào gốc và vi môi trường sinh máu của tủy xương. Ảnh minh họa
Triệu chứng suy tủy xương
Suy tủy xương được gây nên do sự giảm sinh các tế bào máu, chính vì vậy dẫn đến các triệu chứng lâm sàng:
Thiếu máu là triệu chứng phổ biến nhất, thường là thiếu máu mạn tính. Biểu hiện là: khi thay đổi tư thế bị hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi, đặc biệt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang thì cảm thấy khó thở.
Chảy máu. Biểu hiện đa dạng như xuất huyết dưới da thành các chấm, nốt, mảng, đám; chảy máu niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa...
Nhiễm trùng: thường là nhiễm trùng cơ hội do giảm nặng số lượng bạch cầu hạt trung tính, biểu hiện sốt, ho, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.
Gan, lách, hạch không to.
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán suy tủy xương
Có 3 xét nghiệm để chẩn đoán bệnh suy tủy xương:
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Ở người bệnh suy tủy xương, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, chỉ số hồng cầu lưới giảm. Số lượng tiểu cầu, bạch cầu giảm. Trong công thức bạch cầu, tỉ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp và tăng tỉ lệ bạch cầu lympho.
Xét nghiệm tủy đồ (xét nghiệm chọc hút tủy xương). Người bệnh suy tủy xương có số lượng tế bào tủy xương giảm, có sự giảm sinh của các tế bào sinh máu trong tủy xương (giảm sinh dòng hồng cầu, tiểu cầu, dòng bạch cầu hạt). Trong tủy thường chỉ gặp bạch cầu lympho trưởng thành.
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán xác định bệnh suy tủy xương và mức độ nặng của bệnh.
Suy tủy xương là bệnh máu lành tính. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể gặp những biến chứng khác nhau.
Biến chứng, điều trị và phòng tránh suy tủy xương
Suy tủy xương là bệnh máu lành tính. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể gặp những biến chứng khác nhau như: Nhiễm trùng cơ hội do bạch cầu hạt trung tính thấp; tình trạng xuất huyết nặng do tiểu cầu thấp; biến chứng suy tim do thiếu máu nặng; Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết do giảm bạch cầu; Xuất huyết não - màng não, xuất huyết tiêu hóa do giảm tiểu cầu.
Đối với bệnh nhân suy tủy xương, thiếu máu là triệu chứng phổ biến do tủy xương không sản sinh được tế bào máu. Vì vậy thường đi kèm với hiện tượng thừa sắt. Thừa sắt ở bệnh nhân mắc bệnh này do cơ thể không sử dụng được nguyên liệu để tổng hợp hồng cầu.
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ khuyên dùng các phác đồ điều trị như :
Ghép tế bào gốc tạo máu: Là phương pháp điều trị đặc hiệu hiệu quả nhất hiện tại.
Điều trị ức chế miễn dịch
Điều trị hỗ trợ. Truyền máu, kiểm soát nhiễm trùng, sử dụng các chất kích thích sinh máu, thải sắt, điều trị tác dụng phụ của thuốc.
Mắc suy tủy xương, bệnh nhân thiếu máu nhưng thừa sắt không nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò hoặc các loại thịt đỏ. Bệnh nhân có thể lựa chọn cá, các loại thịt trắng, rau có màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Hạn chế tiếp xúc với các nguồn tác nhân gây nguy cơ bệnh như: virus, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Ăn uống khoa học, thường xuyên thể dục thể thao
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng- 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.
Có cần xét nghiệm máu hàng năm? Xét nghiệm máu thường xuyên rất quan trọng để theo dõi sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe tiềm ẩn... Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) Công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm toàn diện nhằm đánh giá các thành phần khác nhau trong máu, bao gồm hồng cầu (RBC), bạch cầu...