Bước đột phá chiến lược của VietinBank
Triển khai Phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018-2020, VietinBank có 3 bước đột phá là đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới phương thức kinh doanh và quản trị chi phí hiệu quả.
Bước đột phá về chất lượng hoạt động
Trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của VietinBank chuyển đổi mạnh mẽ từ dựa vào tăng trưởng quy mô tín dụng là chủ yếu sang đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hiệu quả, trên cơ sở nền tảng ngân hàng (NH) hiện đại và đa dịch vụ.
Đặc biệt với việc tăng trưởng quy mô hợp lý đi đôi với kiểm soát chất lượng tăng trưởng, cơ cấu dư nợ, hiệu quả kinh doanh, cơ cấu thu nhập của VietinBank trong năm 2019 đã được cải thiện mạnh mẽ nhiều chỉ tiêu tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay, vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản hợp nhất của VietinBank tăng 6,6% đạt 1,24 triệu tỷ đồng; dư nợ tăng 7,3% so với năm 2018, đạt 953 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng kiểm soát chặt chẽ tuân thủ quy định pháp luật và các giới hạn an toàn của NHNN, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,2%.
Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2019 đạt 11.461 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2018, đạt 127% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 79,6% so với năm 2018 đạt 124% kế hoạch năm. Chi phí hoạt động được kiểm soát hiệu quả, chi phí hoạt động hợp nhất tăng 11,7% thấp hơn tốc độ tăng 42,4% của thu nhập hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động CIR năm 2019 tiếp tục giảm về mức 38,8% thấp nhất trong 10 năm qua.
Không chỉ cung ứng đủ vốn và đáp ứng các dịch vụ tối ưu cho người dân và DN, trong năm 2019, VietinBank đã giảm lãi suất cho vay và luôn duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp DN và người dân thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ NH với chi phí thấp nhất. Tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngành nghề, DN có lợi thế và tiềm năng phát triển thuộc đối tượng được Chính phủ và NHNN khuyến khích. Các chương trình tín dụng đồng hành cùng các ngành, vùng, và các địa phương đã góp phần khơi dậy những tiềm năng riêng có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
VietinBank giữ vững vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột trong nền kinh tế
Tiền đề để tăng tốc
Bước sang năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động cung ứng tín dụng, dịch vụ NH nói chung và VietinBank nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo. Song với quan điểm đây là giai đoạn toàn nền kinh tế phải đoàn kết vượt qua khó khăn, “việc hi sinh một phần thu nhập của VietinBank trong giai đoạn này là hành động cần thiết phải thực hiện, thực hiện đúng vai trò đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của ngành NH đối với khách hàng DN, cá nhân theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cộng sinh cùng nhau vượt khó và phát triển của DN và NH” – Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ nhận định.
Kết quả của sự chia sẻ này dự kiến sẽ làm giảm lợi nhuận của VietinBank trong năm 2020. Song bức tranh hoạt động tổng thể của VietinBank quý I/2020 cũng cho thấy những điểm tựa để NH có thể phục hồi tốc độ tăng trưởng bứt phá sau dịch như cơ cấu khách hàng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và SMEs chiếm tỷ trọng khoảng 56% tổng dư nợ (năm 2018 chỉ chiếm 49%).
Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank đạt 10.685 tỷ đồng, tăng 10,93% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu thu nhập từng bước được cải thiện, tỷ trọng thu ngoài lãi đã tăng từ 20% lên 23% tổng thu nhập hoạt động. Lũy kế 3 tháng năm 2020, thu nhập ngoài lãi (bao gồm cả bảo lãnh) của VietinBank đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế 3 tháng năm 2020 đạt 2.974 tỷ đồng. Đây là một kết quả kinh doanh khả quan trong bối cảnh VietinBank dành rất nhiều ưu đãi và hỗ trợ cho DN, người dân cũng như nền kinh tế.
Đây cũng là kết quả từ sự chủ động ngay từ đầu năm của VietinBank trong việc xây dựng các kịch bản hành động để ứng phó với tình hình diễn biến dịch bệnh và có kế hoạch phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh sau khi dịch bệnh kết thúc.
Video đang HOT
VietinBank tiên phong trong thực hiện các chính sách của Chính phủ và NHNN đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước
VietinBank có kế hoạch tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy và việc này đang được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để thực hiện. Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đảm bảo tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng chính đáng của nền kinh tế.
Về chỉ tiêu lợi nhuận, VietinBank đang trình NHNN và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, VietinBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 bảo đảm hiệu quả kinh doanh và cải thiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiếp tục bám sát diễn biến và tác động của dịch Covid-19 dựa trên cơ sở phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Qua đó chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, đảm bảo cân bằng giữa vai trò, trách nhiệm của NHTM NN trụ cột, chủ lực của nền kinh tế và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư và người lao động.
Tình thế của VietinBank: Đi trước, về sau
Có nhiều lý do để nhìn lại, khi bốn năm qua Quốc hội vẫn không thay đổi cơ chế tăng vốn tại VietinBank.
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, một trong những nội dung được giới đầu tư chú ý là phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, gồm các thành viên mà Nhà nước nắm trên 50% cổ phần.
Nếu Agribank có tờ trình cụ thể của Chính phủ về phương án bố trí khoảng 3.500 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, thì ba thành viên còn lại (gồm Vietcombank , BIDV và VietinBank ) chưa có thông tin công bố chi tiết về nội dung trình Quốc hội hay không; cụ thể tại từng trường hợp như thế nào.
Cụ thể tại từng trường hợp, vì trong nhóm trên ("Big 4") có những đặc điểm khác nhau. Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) khá đặc biệt.
Khẩu phần của cơ chế
Từ trước và cho đến nay, trong "Big 4", VietinBank là thành viên duy nhất đã sớm hoàn chỉnh mô hình sau cổ phần hóa.
Sau khi cổ phần hóa, giai đoạn từ 2009, ngân hàng này nhanh chóng lần lượt dùng hết các dư địa mà mô hình - cơ chế Nhà nước cho phép. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lấp đầy; giới hạn tỷ lệ sở hữu của Nhà nước khai thác tối đa, xuống còn gần 65%.
Những đặc điểm trên khiến VietinBank trở nên đặc biệt trong nhóm, khi đặt ra yêu cầu tăng vốn gắn với cơ chế.
Sau khi dùng hết các giới hạn trên, vốn chủ sở hữu "Thánh Gióng", ngân hàng này nhanh chóng mở rộng quy mô tín dụng, tổng tài sản. Một so sánh, nếu nhìn cả quá trình nhiều năm qua, VietinBank từng có lợi nhuận thấp hơn nhiều lần so với Vietcombank; nhưng sau cổ phần hóa, giai đoạn trên, đây trở thành hiện tượng rút ngắn và gia tăng lợi nhuận, thậm chí có những năm vươn lên dẫn đầu toàn hệ thống.
Thế nhưng, cũng nhìn cả một quá trình, nhất là khi đặt trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 mà Thủ tướng đã phê duyệt, VietinBank nằm ở tình thế đi trước, về sau.
Cụ thể, họ đi trước về việc sử dụng hết các khẩu phần cơ chế trong tăng vốn và các giới hạn về sở hữu, nhưng lại về sau (và hiện chưa rõ khi nào đến đích) ở các chỉ tiêu quan trọng.
Đó là, từ năm 2016, Vietcombank đã tất toán xong toàn bộ nợ bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sau đó đến lượt BIDV, rồi ngay cả Agribank cũng cán đích này dù khó khăn về vốn nổi bật hơn (quy mô thấp nhất trong nhóm và nợ xấu từng ở mức cao).
Tiếp đến, từ 2018 rồi 2019, đầu 2020, một loạt khoảng 20 ngân hàng thương mại đã đáp ứng xong yêu cầu đủ vốn, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II, thậm chí một số thành viên còn chủ động cả 3 trụ cột của Basel II.
Còn VietinBank, đi trước và nhanh chóng tích tụ được nguồn lực lớn mà cơ chế - mô hình cổ phần hóa mang lại, nhưng đến nay vẫn chưa rõ khi nào về được hai đích quan trọng trên.
Điểm được chú ý, cơ chế của chính sách cho các ngân hàng sau cổ phần hóa đều công bằng như nhau, khẩu phần như nhau. Và có lẽ đây là một trong những lý do mà Quốc hội chưa có thay đổi để "tạo điều kiện" hay không.
Giai đoạn môi trường rủi ro và nhiều bất ổn bộc lộ trong nền kinh tế, VietinBank vận động nhiều và liên tục tăng mạnh tổng tài sản - Nguồn: VietinBank
Nguyên do của nội tại
Sẽ hợp lý nếu như VietinBank là thành viên đầu tiên cán được hai đích trên. Vì họ là trường hợp đầu tiên, sớm và duy nhất dùng hết cơ chế cho phép. Họ cũng đã sớm tích tụ được nguồn lực vốn chủ sở hữu rất lớn, tăng rất nhanh sau cổ phần hóa.
Nhưng nguyên do vì sao đi trước, về sau? Có phải vì cơ chế không đáp ứng yêu cầu tăng vốn cho họ hay không?
Trả lời những câu hỏi trên, có một miếng ghép thuộc về nội tại ngân hàng.
Năm 2009, VietinBank cổ phần hóa, niêm yết cổ phiếu trên sàn, lấp đầy "room" sở hữu nước ngoài... Nguồn lực vốn chủ sở hữu từ 18.170 tỷ đồng năm 2010 đột biến lên 55.013 tỷ đồng sau 4 năm. Quá trình tăng tốc của ngân hàng này nằm ở đây.
Nhưng, có một điểm về bối cảnh. Đó cũng là giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, rồi ngay sau đó là bất ổn hệ thống ngân hàng và môi trường kinh doanh, với nóng bỏng lạm phát, tỷ giá, thị trường vàng, rồi nợ xấu 2010-2014.
Thời điểm này, khi yêu cầu tăng vốn cho VietinBank đặt ra và được cho là cấp bách, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội vừa trải qua.
Khi dịch bùng phát, phản ứng thông thường của người dân là hạn chế đi lạ, hạn chế tiếp xúc và giao kết. Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2010-2014 nói trên cũng vậy, môi trường rủi ro bộc lộ, nhiều ngân hàng tạm chững lãi, phòng thủ thay vì đẩy mạnh, mở rộng mạnh mẽ các hoạt động, như một lựa chọn để hạn chế khả năng "lây nhiễm" nợ xấu, rủi ro...
Thế nhưng, đó lại chính là giai đoạn VietinBank tăng trưởng bùng nổ các hoạt động.
Dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng hơn gấp đôi trong giai đoạn đó... Nguồn: VietinBank
Cụ thể, tổng tài sản của họ năm 2010 mới 367.731 tỷ đồng thì chỉ sau 4 năm đã vọt lên tới 661.132 tỷ đồng, tăng trưởng gần 80%.
Dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng hơn gấp đôi, từ 234.205 tỷ đồng năm 2010 lên tới 542.685 tỷ đồng năm 2014.
Nhìn sang hiệu quả, trong khi tổng tài sản và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng lợi nhuận trước thuế của VietinBank lại... sụt giảm liên tiếp ba năm 2012, 2013 và 2014.
Thế nhưng, lợi nhuận lại không tăng theo mà liên tiếp sụt giảm - Nguồn: VietinBank
Khi mà tổng tài sản tăng rất mạnh, tín dụng tăng rất mạnh, nhưng lợi nhuận lại liên tiếp sụt giảm thì dẫn đến một góc nhìn: chất lượng tài sản có vấn đề. Theo đó, phản ứng phòng thủ trong môi trường xấu để hạn chế bị "lây nhiễm" nợ xấu, rủi ro mà nhiều ngân hàng khác thực hiện được xem là một dẫn chiếu tham khảo. Còn VietinBank, như trên, lại khác.
Môi trường ô nhiễm, càng vận động mạnh và vận động nhiều thì cơ thể càng hứng chịu. Với ngân hàng, khi vận động nhiều mà chất lượng tài sản kém đi, lợi nhuận càng giảm sút thì có vấn đề, một mặt tác động ngay và rõ dần ở tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Việc xử lý chất lượng tài sản sau đó kéo dài, cải thiện CAR vì thế cũng lâu dài. Tại VietinBank, đến nay CAR đang là điểm yếu chính.
Như vậy, khi nhìn vào nội tại ngân hàng cả một quá trình, nguyên do khó khăn và tình thế của VietinBank hiện nay không hẳn do cơ chế Nhà nước thiết lập eo hẹp, hoặc không tạo điều kiện.
Cơ chế là công bằng giữa các thành viên. Nếu khác đi ở một trường hợp nào đó sẽ dẫn đến lệch về công bằng cạnh tranh.
Cho đến nay, Quốc hội vẫn chưa từng có thông tin nào gợi mở là sẽ sửa cơ chế hoặc tạo điều kiện nào đó cụ thể. Bởi như trên, không hẳn khó khăn, yêu cầu cấp bách là do cơ chế Nhà nước.
HDBank bổ nhiệm các vị trí quan trọng Ông Nguyễn Hữu Đặng đảm nhận vị trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT và ông Phạm Quốc Thanh đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của HDBank. Ông Nguyễn Hữu Đặng (trái), ông Phạm Quốc Thanh (phải). Ngày 02/4/2020, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã có quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc ngân hàng...