Bước đi để lộ thay đổi về chiến lược quân sự của Nga trong xung đột ở Ukraine
Sự trở lại của xe bọc thép chở quân BTR-50 thời Liên Xô cũ ở Ukraine là một lời nhắc nhở rõ ràng về những khó khăn mà quân đội Liên bang Nga đang đối mặt trong cuộc xung đột kéo dài với Kiev, đồng thời cho thấy tính chất chiến tranh đã thay đổi.
Xe bọc thép chở quân BTR-50 thời Liên Xô được quân đội Liên bang Nga nâng cấp và triển khai tại Ukraine, với giáp lồng dây được bổ sung để tăng cường khả năng bảo vệ trước vũ khí chống tăng và giáp trên để phòng thủ trước các mối đ.e dọ.a từ thiết bị bay không người lái. Ảnh: Mạng xã hội Nga
Những hình ảnh gần đây lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội của Liên bang Nga đã thu hút sự chú ý đến việc triển khai xe bọc thép chở quân (APC) BTR-50 từ thời Liên Xô ở Ukraine, đã cho thấy rõ những thách thức mà quân đội Moskva đang phải đối mặt trong cuộc xung đột với Kiev. Động thái này đán.h dấu một sự thay đổi đáng kể trong chiến lược sử dụng xe bọc thép của quân đội Liên bang Nga, khi họ cố gắng bổ sung lực lượng sau những tổn thất nặng nề của các phương tiện bọc thép hiện đại trên chiến trường.
BTR-50 được thiết kế từ những năm 1950 để làm nhiệm vụ của một xe bọc thép chở quân bánh xích và lội nước, từ lâu đã bị hầu hết các quân đội hiện đại loại bỏ.
Tuy nhiên, sự tái xuất hiện của phương tiện này ở chiến trường Ukraine nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng trên chiến trường Ukraine hiện nay mà quân đội Liên bang Nga đang phải đối mặt, đó là việc họ bị mất nhiều xe tăng và xe bọc thép chở quân hiện đại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Đặc điểm của BTR-50
BTR-50 là một xe bọc thép chở quân bánh xích và lội nước, lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong quân đội Liên Xô vào đầu những năm 1950. Dựa trên khung gầm của xe tăng hạng nhẹ lội nước PT-76, xe bọc thép BTR-50 được thiết kế để vận chuyển bộ binh trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau, bao gồm tấ.n côn.g lội nước, chiến tranh đô thị và địa hình rừng rậm.
Thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả của BTR-50 cho phép chiếc xe bọc thép chở quân này hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau, mặc dù theo tiêu chuẩn ngày nay, nó thiếu nhiều tính năng hiện đại như giáp bảo vệ tiên tiến và hệ thống liên lạc hiện đại.
Được trang bị động cơ diesel công suất 240 mã lực, BTR-50 có thể đạt tốc độ tối đa 45 km/h và có tầm hoạt động khoảng 500 km. Tùy thuộc vào cấu hình, BTR-50 có thể được trang bị sún.g máy hạng nặng KPVT 14,5mm hoặc sún.g máy PKT 7,62mm. Vai trò chính của BTR-50 là vận chuyển binh lính ra vào chiến trường, đồng thời cung cấp sự bảo vệ hạn chế trước hỏa lực vũ khí nhỏ và mảnh đạn.
Video đang HOT
Mặc dù phần lớn các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã loại bỏ BTR-50 khỏi biên chế, nhưng loại xe bọc thép chở quân này vẫn còn được sử dụng trong một số đơn vị dự bị, đặc biệt ở những khu vực không có sẵn hoặc không đủ khả năng sở hữu các phương tiện hiện đại hơn.
Lực lượng Hệ thống không người lái của Ukraine đang lắp đặt một thiết bị bay không người lái. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X
Những cải tiến của xe bọc thép chở quân BTR-50
Những hình ảnh mới xuất hiện cho thấy các lực lượng của Liên bang Nga đang thực hiện các cải tiến trên BTR-50 nhằm tăng khả năng sống sót trước các mối đ.e dọ.a hiện đại trên chiến trường, đặc biệt là nguy cơ ngày càng tăng từ thiết bị bay không người lái ( UAV, drone) và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM).
Một trong những cải tiến dễ nhận thấy nhất là việc bổ sung giáp lồng (wire cage armor) quanh thân xe. Giáp lồng là một giải pháp chi phí thấp nhưng hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi trong các khu vực xung đột như Iraq và Syria để chống lại đầu đạn lượng nổ lõm (nhằm tập trung năng lượng vào một điểm) từ sún.g phóng lựu (RPG) và và tên lửa chống tăng có điều khiển. Giáp này hoạt động bằng cách kích nổ đầu đạn ở khoảng cách xa khỏi lớp giáp chính của xe, từ đó giảm hiệu quả của đầu đạn. Mặc dù không thể cung cấp khả năng bảo vệ hoàn toàn trước tất cả các mối đ.e dọ.a chống giáp, nhưng giáp lồng cải thiện đáng kể khả năng sống sót của phương tiện khi bị loại đạn này bắ.n trúng.
Ngoài ra, các xe BTR-50 trong hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội của Liên bang Nga còn được trang bị lớp bảo vệ bổ sung trên nóc xe, có khả năng nhằm chống lại mối đ.e dọ.a ngày càng tăng từ các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái, loại vũ khí nổi bật trên chiến trường hiện đại, có khả năng thực hiện các cuộc tấ.n côn.g chính xác vào các phương tiện bọc thép, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Lớp giáp trên nóc xe có thể được thiết kế để ngăn thiết bị bay không người lái gây ra tổn thất lớn, đồng thời bảo vệ trước các thiết bị nổ cỡ nhỏ được thả từ trên không.
Ý nghĩa của việc triển khai xe bọc thép chở quân BTR-50
Việc sử dụng BTR-50 trên chiến rường Ukraine cho thấy sự căng thẳng mà quân đội Liên bang Nga đang phải chịu do mất mát đáng kể các phương tiện bọc thép hiện đại hơn. Trong suốt cuộc xung đột, Liên bang Nga đã mất hàng trăm phương tiện bọc thép tiên tiến, bao gồm các loại xe tăng chiến đấu chủ lực như T-90 và T-80, cũng như các xe bọc thép chở quân hiện đại như BTR-82 và BMP-3.
Nhu cầu triển khai các phương tiện cũ như BTR-50 có thể phản ánh những khó khăn trong việc duy trì và thay thế các phương tiện tiên tiến này, đặc biệt khi xét đến mức độ thiệt hại do vũ khí chống tăng và thiết bị bay không người lái của Ukraine gây ra.
Sự tái xuất hiện của BTR-50 cũng cho thấy tính chất thay đổi của chiến tranh, nơi mà ngay cả các phương tiện từ hàng thập kỷ trước cũng phải được nâng cấp để tiếp tục hoạt động. Các cải tiến như giáp lồng và hệ thống chống thiết bị bay không người lái có thể giúp BTR-50 đảm nhiệm các vai trò hỗ trợ, mặc dù khả năng chống chịu trước các vũ khí chống tăng tiên tiến vẫn là một điểm yếu lớn.
Kết luận
Việc triển khai BTR-50 được cải tiến không phải là yếu tố thay đổi cục diện, nhưng nó phản ánh sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Liên bang Nga. Bằng cách dựa vào các nền tảng cũ hơn như BTR-50, Liên bang Nga có thể buộc phải giảm quy mô các hoạt động tấ.n côn.g hoặc điều chỉnh chiến thuật để phù hợp với khả năng hạn chế của các phương tiện lỗi thời này.
Đối với các lực lượng của Ukraine, sự xuất hiện của các phương tiện cũ như BTR-50 vừa là cơ hội vừa là thách thức. Một mặt, thiếu giáp bảo vệ và hỏa lực hiện đại khiến BTR-50 trở thành mục tiêu dễ dàng cho các vũ khí chống tăng tiên tiến. Mặt khác, sự hiện diện của những phương tiện này cho thấy các lực lượng của Liên bang Nga có thể đang điều chỉnh chiến thuật và dựa nhiều hơn vào các giải pháp công nghệ thấp để hỗ trợ các hoạt động của họ.
Sự trở lại của BTR-50 ở Ukraine là một lời nhắc nhở rõ ràng về những khó khăn mà quân đội Liên bang Nga đang đối mặt trong cuộc xung đột kéo dài với Ukraine. Mặc dù các cải tiến trên phương tiện này có thể nâng cao hiệu quả trong một số tình huống, nhưng việc sử dụng chúng cũng nhấn mạnh những hạn chế về nguồn lực mà Moskva đang phải đối mặt.
Khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn, cả hai bên có khả năng sẽ tiếp tục thích nghi và đổi mới, sử dụng bất kỳ nguồn lực nào sẵn có để giành lợi thế trên chiến trường. Dù là một di sản của quá khứ, nhưng rõ ràng BTR-50 vẫn còn vai trò nhất định trong những diễn biến phức tạp và không ngừng thay đổi của chiến tranh hiện đại.
Xuất hiện loại vũ khí tạo bước đột phá đặc biệt quan trọng trong xung đột Nga-Ukraine
Các đổi mới công nghệ đang không ngừng định hình lại bản chất của chiến tranh trong cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Một binh sĩ Ukraine điều khiển thiết bị bay không người (UAV). Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X
Một trong những phát triển đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) điều khiển bằng cáp quang của Liên bang Nga, một công nghệ tiên tiến đã nâng cao đáng kể khả năng của các lực lượng của Moskva (Moscow). Những UAV này được trang bị cáp quang, cho phép chúng vượt qua các hệ thống gây nhiễu chiến tranh điện tử (EW) và hoạt động trong môi trường mà các thiết bị bay không người lái truyền thống sẽ bị vô hiệu hóa. Đây là một bước đột phá đặc biệt quan trọng trên chiến trường, nơi mà các cuộc tấ.n côn.g điện tử đã trở thành một chiến thuật chính.
Khác với các thiết bị bay không người lái thông thường dựa vào tín hiệu tần số vô tuyến hoặc hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để liên lạc với người điều khiển, các thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất điều khiển bằng cáp quang sử dụng kết nối có dây để truyền dữ liệu và video. Điều này mang lại một lợi thế chiến thuật lớn, đó là khả năng miễn nhiễm với gây nhiễu. Trong các khu vực xung đột như Ukraine, nơi các hệ thống chiến tranh điện tử thường xuyên được triển khai để vô hiệu hóa các thiết bị bay không người lái, tính năng này làm cho FPV điều khiển bằng cáp quang trở nên vô giá. Khả năng duy trì liên lạc an toàn và liên tục với thiết bị bay không người lái cho phép thực hiện các nhiệm vụ đáng tin cậy và chính xác hơn, ngay cả trong những khu vực bị đ.e dọ.a bởi sự gián đoạn điện tử.
Những thiết bị bay không người lái này thường được thiết kế cho các nhiệm vụ tầm trung đến tầm xa, với khả năng hoạt động lên tới 20 km, tùy thuộc vào chiều dài cáp và cấu hình triển khai.
Chúng đã chứng minh hiệu quả trong các nhiệm vụ trinh sát, giám sát, và tấ.n côn.g chính xác. Thiết kế của chúng cho phép bay thấp và chậm, giúp khó bị phát hiện, đồng thời vẫn cung cấp nguồn video chất lượng cao liên tục để hỗ trợ người điều khiển theo dõi và tấ.n côn.g mục tiêu.
Việc cho ra đời các thiết bị bay không người lái này đã mang lại cho các lực lượng của Liên bang Nga một lợi thế đặc biệt trên chiến trường, đặc biệt là tại khu vực Donbass, nơi đang diễn ra tranh chấp gay gắt ở Ukraine, nơi chiến tranh điện tử đạt đến đỉnh điểm. Khả năng hoạt động mà không lo mất tín hiệu hoặc kiểm soát là một thay đổi lớn, đặc biệt khi so với thiết bị bay không người lái truyền thống phụ thuộc vào các liên lạc không dây dễ bị tấ.n côn.g. Điều này cho phép các lực lượng của Liên bang Nga thực hiện các nhiệm vụ mà các thiết bị bay không người lái truyền thống không thể, mở ra những khả năng mới cho các chiến dịch chiến thuật trong môi trường chiến tranh điện tử dày đặc.
Hiệu quả trong nhiệm vụ phá huỷ xe bọc thép
thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất điều khiển bằng cáp quang đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong kho vũ khí chiến thuật của Liên bang Nga, đặc biệt là trong việc tiê.u diệ.t các phương tiện bọc thép. Một ví dụ đáng chú ý về hiệu quả của chúng là khi lực lượng Nga sử dụng các drone này để tấ.n côn.g và vô hiệu hóa một xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams do Mỹ cung cấp, đán.h dấu một cột mốc quan trọng trong việc sử dụng thiết bị bay không người lái cho các nhiệm vụ chống xe tăng. Những thiết bị bay không người lái này, thường được trang bị đầu đạn nhỏ, đã chứng minh khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy các mục tiêu bọc thép nặng, bao gồm xe tăng, pháo binh, và các phương tiện quân sự được gia cố khác.
Việc sử dụng thiết bị bay không người lái điều khiển bằng cáp quang trong các nhiệm vụ chống xe tăng nhấn mạnh tính linh hoạt và độ chính xác của chúng. Khác với các tên lửa dẫn đường lớn và đắt đỏ, những thiết bị bay không người lái này cung cấp một giải pháp chi phí thấp, công nghệ thấp để tấ.n côn.g các mục tiêu giá trị cao. Khả năng điều khiển thiết bị bay không người lái theo thời gian thực và thực hiện một cú đán.h chính xác vào xe tăng hoặc phương tiện bọc thép khiến chúng trở thành giải pháp lý tưởng để vô hiệu hóa mối đ.e dọ.a trong các khu vực đô thị hoặc được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nơi cả hai bên đều đầu tư mạnh vào công nghệ chống xe tăng hiện đại, các thiết bị bay không người lái điều khiển bằng cáp quang đã cho phép các lực lượng của Liên bang Nga tấ.n côn.g với sự tự tin và thành công lớn hơn. Những drone này có thể xâm nhập vào các tuyến phòng thủ của đối phương và tấ.n côn.g các mục tiêu dễ bị tổn thương mà không lo bị đối phương đán.h chặn, điều thường xảy ra với các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái thông thường.
Những hạn chế và triển vọng tương lai
Tuy nhiên, các thiết bị bay không người lái này không phải không có hạn chế. Điểm yếu chính là tính chất gắn cáp quang, giới hạn phạm vi hoạt động và khả năng cơ động của chúng. Sợi cáp cũng dễ bị cắt hoặc hư hỏng, có thể làm gián đoạn hoạt động của thiết bị bay không người lái trong quá trình nhiệm vụ. Mặc dù có những thách thức này, những lợi thế về độ tin cậy và độ chính xác mà các thiết bị bay không người lái mang lại vẫn vượt trội so với các hạn chế.
Sự thành công của thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất điều khiển bằng cáp quang ở Ukraine cho thấy chúng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai, đặc biệt là trong các môi trường mà chiến tranh điện tử lan rộng. Khi công nghệ phát triển, các thiết bị bay không người lái này có thể được cải tiến với các sợi cáp nhẹ hơn, bền hơn, khả năng mang tải lớn hơn, và phạm vi hoạt động xa hơn. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo và hệ thống điều khiển tự động có thể làm cho các drone này hiệu quả hơn, cho phép độ chính xác cao hơn và giảm sự phụ thuộc vào người điều khiển.
Thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất điều khiển bằng cáp quang đại diện cho một bước tiến lớn trong sự phát triển của các phương tiện bay không người lái, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh điện tử hiện đại. Với khả năng vượt qua các điểm yếu của thiết bị bay không người lái truyền thống, các hệ thống này mang lại sự kiên cường chưa từng có trong các khu vực chiến sự, cho phép các lực lượng quân sự thực hiện các cuộc tấ.n côn.g chính xác và nhiệm vụ giám sát mà các drone thông thường không thể thực hiện. Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục, vai trò của các thiết bị bay không người lái này có khả năng mở rộng, định hình tương lai của chiến tranh trong thế kỷ 21.
Một số yếu tố giúp Iran có thể nắm lợi thế trước Israel Với mạng lưới dân quân thân Iran rộng khắp và vị trí địa lý thuận lợi, Tehran có thể phản ứng nhanh chóng và gây áp lực lớn lên Israel mà không phải đối đầu trực diện. Tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của quân đội Iran tại tỉnh Isfahan, ngày 28/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Arab News (Saudi Arabia) ngày...