Bước đi bất ngờ nhằm xoa dịu căng thẳng vùng Vịnh của Iran
Iran vừa triển khai một nỗ lực “ngoại giao con thoi khu vực” sau khi Mỹ điều động tàu sân bay tấn công và các khí tài quân sự đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Washington- Tehran leo thang.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Ảnh: AP
Đài Sputnik dẫn bài viết trên báo Bloomberg đưa tin trong hôm 26/5, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã có buổi nói chuyện với người đồng cấp Iraq Mohammed al-Hakim tại Baghdad, trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araghchi khởi động chuyến công du một loạt nước Arab vùng Vịnh láng giềng, bao gồm Kuwait, Oman và Qatar.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp người đồng cấp al-Hakim, Ngoại trưởng Zarif đặc biệt kêu gọi thêm các hành động thiết thực để gìn giữ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, có tên gọi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Zarif bắn tín hiệu về quyết tâm của Iran trong việc giải quyết những hành động khiêu khích về mặt kinh tế hoặc quân sự đang nhằm vào quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.
Ngoại trưởng Zarif cũng chỉ ra rằng Teheran sẵn sàng tăng cường mối quan hệ cân bằng với các nước láng giềng trực tiếp ở vùng Vịnh, đề xuất ký kết thỏa thuận không gây hấn với những quốc gia này.
Trước đó, người phát ngôn của Ngoại trưởng Iraq, ông Ahmed Sahaf, nhấn mạnh Baghdad sẵn sàng làm người hòa giải giữa Iran và Mỹ để giúp hai nước cải thiện quan hệ.
Video đang HOT
Nỗ lực ngoại giao con thoi của Iran được đưa ra sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Tehran có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về số phận của thỏa thuận JCPOA.
Ngày 8/5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA,và sau đó nối lại các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt lên Iran.
Đúng một năm sau, Tehran tuyên bố sẽ ngưng tuân thủ một vài quy định trong thỏa thuận, cho các bên ký kết còn lại – các quốc gia châu Âu 60 ngày để đảm bạo lợi ích của Iran được bảo vệ theo như thỏa thuận.
Ngay lập tức, Washington tăng cường áp đặt các lệnh trừng phạt chống Iran, nhằm vào các mặt hàng nhôm, sắt, thép của nước này. Mỹ còn điều động nhóm tàu tấn công do tàu sân bay Abraham Lincoln dẫn đầu và phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Trung Đông nhằm gửi “thông điệp rõ ràng và không hề nhầm lẫn” tới Tehran.
Mỹ cũng tuyên bố triển khai thêm 1.500 binh sĩ tới khu vực này khi chính quyền Tổng thống Trump nhất trí thương vụ vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho các quốc gia bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để ngăn chặn những gì Washington mô tả là các “hoạt động ác tính” của Iran tại Trung Đông.
Tehran đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc, lên án các hành động của Mỹ gây ra “chiến tranh tâm lý”và bày tỏ sẵn sàng trả đũa một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Iran dùng 'di sản Obama' dọa Mỹ, ông Trump lạnh lùng.
Ngoại trưởng Iran khẳng định trước các sức ép từ phía Mỹ, Iran sẽ rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 28/4 cảnh báo Tehran sẽ rút khỏi Hiệp ước NPT sau khi Mỹ siết chặt trừng phạt nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia này.
Kênh truyền hình IRIB dẫn lời Ngoại trưởng Zarif nêu rõ: "Iran đang cân nhắc rất nhiều lựa chọn và một trong đó là rời khỏi NPT. Iran đã từng cân nhắc việc này khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện JCPOA. Mọi sự chống trả thù địch với Iran chỉ khiến Mỹ nhận lại những kết quả không tốt đẹp".
Ngày 22/4, Mỹ đã yêu cầu các các đối tác ngừng mọi hoạt động trao đổi với Iran trước tháng Năm nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt, qua đó chấm dứt sáu tháng miễn trừ trừng phạt vốn cho phép tám đối tác nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, chủ yếu là các quốc gia châu Á, nhập một lượng dầu hạn chế từ quốc gia này.
Trước đó, tháng 11/2018, Mỹ áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran. Điều này làm sản lượng xuất khẩu của Iran bị tác động đáng kể, ước tính giảm hơn 1 triệu thùng dầu/ngày, tác động lớn tới nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này.
Cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu với Iran và thỏa thuận JCPOA (thời Tổng thống Obama)
Việc Iran đe dọa rút khỏi NPT là hành động tiếp theo mà Tehran sử dụng như một biện pháp đe dọa đáp trả hướng đến Mỹ. Tuy nhiên, hành động này không phải là quân bài chiến lược có thể tác động lớn đến chính sách của ông Trump.
Ngược lại, Mỹ có thể dùng chính bước đi này để tiếp tục gia tăng các hành động chống phá vào Iran. Hiệp ước NPT là một cam kết của các quốc gia trong Liên Hợp Quốc. Ra đời từ năm 1968, 187 nước đã cam kết tham gia vào hiệp ước này.
Đây là hiệp ước không giới hạn và không điều kiện, được thiết lập nhằm mục đích hạn chế và tiến tới giải giới các loại vũ khí hạt nhân trong biên chế quân đội mỗi quốc gia.
Đồng thời, NPT cho phép Liên Hợp Quốc được ban bố các lệnh trừng phạt với những quốc gia tự động phát triển năng lượng hạt nhân với mục đích quân sự. Triều Tiên là một trong những quốc gia đang bị LHQ trừng phạt vì chính sách hạt nhân của mình.
Nếu Iran rút khỏi NPT, họ mở đường cho việc phát triển vũ khí hạt nhân, vốn Mỹ vẫn thường cáo buộc Iran đã sở hữu loại vũ khí này. Như vậy, Washington sẽ có lý do kêu gọi Liên Hợp Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt vào Iran. Khi đó, hành động của Mỹ sẽ không còn là đơn phương, mà được sự ủng hộ hợp pháp của LHQ.
Tiếp đến, Iran khi đã rút khỏi NPT, họ đồng nghĩa với việc rút khỏi thỏa thuận JCPOA với nhóm P5 1 gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh Quốc, và Hoa Kỳ, cộng với Đức. Đây là di sản từ thời Tổng thống phe Dân chủ Barack Obama có được với chính quyền Iran.
Tuy nhiên, kể từ ngày nhậm chức 2017 cho đến nay, Tổng thống Trump và đội ngũ cố vấn của mình liên tiếp chỉ trích thỏa thuận này. Cho đến giữa năm 2018, Washington đã đơn phương rút khỏi JCPOA. Điều này cho thấy Mỹ không coi trọng các hiệp ước hạt nhân với Iran.
Trong khi đó, châu Âu đặc biệt quan tâm đến JCPOA. P5 1 đôi khi còn được gọi với tên EU 3. Mối quan hệ giữa châu Âu và Iran được cho là tốt đẹp đến thời điểm này bởi châu Âu đang nỗ lực duy trì thỏa thuận JCPOA có được sau khi Mỹ rút đi. Thậm chí, EU, Nga, Iran đã xúc tiến các biện pháp thanh toán đa dạng để né tránh các trừng phạt mà Mỹ áp đặt, giúp Iran tiếp tục bán dầu cho châu lục này.
Song, nếu Iran để mất di sản cuối cùng thời Obama có với họ, châu Âu có thể ngừng các thiện chí với quốc gia này. Tehran cần cân nhắc khi nước đi liên quan đến hạt nhân của họ chưa chắc đã là đòn phản công hiệu quả với Washington.
Đỗ Tú
Theo baodatviet
Định đóng cửa eo Hormuz, Iran ly gián Nhà Trắng Liên quan đến căng thẳng những ngày qua giữa Iran và Mỹ trong vấn đề tại eo biển Hormuz, Ngoại trưởng Iran đã đưa ra những phát ngôn đáng chú ý. Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Zarif nói rằng Tehran tự tin vào khả năng khắc chế các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đang áp...