Buộc dân đi tiêm vắc xin phải có giấy xét nghiệm âm tính, phường đã sửa sai
Liên quan đến vụ ‘Đồng Nai nói dân đi tiêm vắc xin mà chính quyền cơ sở bắt xét nghiệm là sai’, ngày 11-8, UBND phường Trảng Dài, TP Biên Hòa đã có văn bản bỏ quy định bắt trình giấy xét nghiệm âm tính.
Văn bản mới đã bỏ quy định phải có giấy xét nghiệm trong vòng 72 giờ – Ảnh: H.M.
Theo đó, ông Võ Trường Hải – chủ tịch UBND phường Trảng Dài – đã ký văn bản mới gửi các chốt kiểm soát tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức đi tiêm vắc xin mà không cần phải trình giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày như quy định trước đây của UBND phường.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND phường Trảng Dài cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân có giấy mời tiêm vắc xin trước khi đến nơi tiêm vắc xin cần chuẩn bị các giấy tờ như chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân khác), giấy mời tiêm vắc xin hoặc lịch tiêm kèm danh sách đi tiêm của đơn vị chủ quản (có thể kiểm tra giấy mời trên điện thoại, không cần có bản giấy) và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, thực hiện đúng lộ trình, thời gian…
Các tổ chức, cá nhân khi tiêm vắc xin xong trở về địa bàn phải xuất trình giấy đã tiêm vắc xin tại các chốt kiểm tra.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trước đó, UBND phường Trảng Dài đã quy định đi tiêm vắc xin phải trình giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày vấp phải sự phản ứng của không ít người dân sống trên địa bàn.
Video đang HOT
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai – cho hay Bộ Y tế và tỉnh không có chủ trương trên nên một số phường, xã trên địa bàn yêu cầu người dân khi đi tiêm vắc xin phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày là “sai quy định”.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên – chủ tịch UBND TP Biên Hòa – cũng khẳng định việc chính quyền cơ sở tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để phòng chống dịch là rất cần thiết, nhất là các phường đang phong tỏa rộng hoặc toàn phường.
Tuy nhiên, một số phường yêu cầu người dân phải có giấy xét nghiệm âm tính mới cấp giấy đi đường để tiêm vắc xin là không đúng các quy định của tỉnh nên đã được nhắc nhở.
Quét mã code để đăng ký tiêm vắc xin
Ngày 11-8, UBND TP Biên Hòa đã có thông báo yêu cầu công dân từ 18 tuổi trở lên cư trú tại địa bàn chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19 thì đăng ký tiêm bằng cách quét mã code.
Trong ngày, TP Biên Hòa cũng bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin cho gần 13.500 người đang làm việc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.
Hơn 15.500 người liên quan bệnh nhân Tân Sơn Nhất xét nghiệm âm tính
HCDC ngày 15/2 thông báo 5.512 F1 và F2, 10.176 trường hợp tầm soát cộng đồng liên quan các bệnh nhân Tân Sơn Nhất, âm tính nCoV, còn 442 người chờ kết quả.
Cụ thể:
- Trong 2.127 trường hợp tiếp xúc diện F1, còn 3 trường hợp chờ kết quả.
- Trong số 3.477 trường hợp F2, 86 người đang chờ kết quả.
- Lấy mẫu 10.529 trường hợp tầm soát cộng đồng tại các địa điểm liên quan các bệnh nhân, trong đó 10.176 âm tính, 353 đang cập nhật kết quả.
Từ đêm 30 Tết (11/2) đến mùng 3 Tết (14/2), các nhân viên y tế thực hiện khẩn mở rộng lấy mẫu xét nghiệm các nhóm nguy cơ cao từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân, bến xe, chợ, để giám sát, đánh giá nhanh tình hình dịch bệnh. Trong 6.551 mẫu được lấy, ghi nhận 6.414 mẫu âm tính, 137 đang chờ kết quả.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cũng xét nghiệm giám sát tại các bệnh viện. Tổng cộng đã lấy 8.531 mẫu nhân viên y tế, người phục vụ, bệnh nhân mạn tính điều trị nội trú tại các bệnh viện quận, huyện, thành phố từ 15/9/2020 đến nay. Hiện tất cả đều kết quả âm tính.
Ngày 14/2, báo cáo theo dõi điều trị từ Bệnh viện Dã chiến Củ Chi ghi nhận, 35 bệnh nhân liên quan ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất đa số đều không triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, nhanh chóng âm tính sau vài ngày điều trị. Không trường hợp nào có dấu hiệu nặng trong chùm bệnh nhân này.
Theo HCDC, "chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được cơ bản kiểm soát". TP HCM đang tiếp tục các biện pháp để cắt đứt hoàn toàn chuỗi lây nhiễm, bên cạnh việc tiến hành hoạt động tầm soát rộng ở cộng đồng để đánh gia nguy cơ dịch bệnh.
HCDC phối hợp với các bệnh viện điều trị và các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia để thu thập các dữ liệu về dịch tễ, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, giải trình tự gene... để có thể đánh giá sâu hơn về chùm ca bệnh này.
Hiện TP HCM ghi nhận 35 ca nhiễm từ cụm dịch Tân Sơn Nhất. Các ca nhiễm được phát hiện nhờ quá trình lấy mẫu giám sát toàn bộ nhân viên sân bay, triển khai từ 30/1. Các ca bệnh đều là nhân viên sân bay hoặc người nhà của những nhân viên này. Ngay khi ghi nhận những ca đầu tiên, ngành y tế đã truy vết thần tốc tất cả những người tiếp xúc, đồng thời mở rộng xét nghiệm ở cộng đồng để vừa giám sát chủ động ca bệnh vừa đánh giá toàn diện nguy cơ dịch bệnh.
Chiều 12/2, kết quả giải trình tự gene mẫu dịch mũi họng "bệnh nhân 1979" - ca đầu tiên của ổ dịch, và hai bệnh nhân thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất cho thấy thuộc chủng A.23.1 ở Rwanda, châu Phi. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận xuất hiện chủng A.23.1 Rwanda, cũng là lần đầu ghi nhận chủng này tại Đông Nam Á.
Để đảm bảo hành khách đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhân viên sân bay phải xét nghiệm trước một ngày vào ca, có kết quả âm tính nCoV mới được làm việc. Hơn 1.600 hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS cũng được yêu cầu xét nghiệm tầm soát từ ngày 10/2.
HCDC khuyến cáo người dân hạn chế đến nơi đông người, vui Tết tại nhà. Theo dõi thông tin chính thức từ ngành y tế, vui Tết nhưng không quên thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K.
Nhân viên Trung tâm y tế quận Phú Nhuận lấy mẫu giám sát tại các khu nhà trọ trên địa bàn, tối mùng Một Tết. Ảnh: HCDC.
109 người TP HCM tiếp xúc bệnh nhân công chứng xét nghiệm âm tính CDC TP HCM ngày 6/2 thông báo đã truy vết được 112 người tiếp xúc "bệnh nhân 1883" (công chứng viên) ở Hà Nội, hiện 109 người xét nghiệm âm tính. Trong số các F có 35 người tiếp xúc tại TP HCM, 57 người đi cùng trên chuyến bay VN7245, 20 người trên chuyến bay QH242. Hiện 109 trường hợp có kết...