Bước cuối cùng để đưa đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành từ ngày 1/5
Dự kiến ngày 28/4, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ được cấp chứng nhận an toàn hệ thống của đơn vị tư vấn của Pháp (ACT). Đây là bước cuối cùng để chuẩn bị đưa dự án chính thức vận hành từ ngày 1/5.
Bộ GTVT vừa có Báo cáo số 3638/BC-BGTVT về công tác đánh giá an toàn hệ thống đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, gửi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
Bộ GTVT cho hay, chứng nhận an toàn hệ thống này được phê duyệt và nội dung Hợp đồng đã ký kết bám theo yêu cầu chung của Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT.
Trong thời gian qua, cơ quan này và Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với lãnh đạo Tổng thầu yêu cầu cung cấp hồ sơ an toàn cho đoàn tàu (điện kéo và phanh điện).
Dự án đường sát Cát Linh tiếp tục bị trì hoãn đưa vào vận hành từ ngày 31/3 tới nay
Trong hai ngày 1/4 và 2/4/2021, Tổng thầu khẳng định không cấp thêm tài liệu an toàn đoàn tàu, với lý do Trung Quốc không có quy định đánh giá an toàn với đoàn tàu có người lái (kèm theo bằng chứng các thư ngày 7/4/2021 của Tổng thầu xác nhận chịu trách nhiệm về chất lượng đoàn tàu, Thư cam kết của Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh, Công ty TNHH quản lý xây dựng GTĐS TP Bắc Kinh).
Video đang HOT
Đến nay, Bộ GTVT và Ban Quản lý Dự án đường sắt đã gấp rút hoàn thiện các thủ tục để cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án này, nhằm sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào khai thác.
Ngày 23/4/2021, Bộ GTVT có thư số 3619/BGTVT-CQLXD gửi Tư vấn ACT về việc khẩn trương xem xét để cấp chứng nhận an toàn hệ thống. Dự kiến ngày 28/4 Tư vấn sẽ hoàn thành việc cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án.
Bộ GTVT khẳng định, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành công tác vận hành toàn hệ thống cuối năm 2020, sau đó Tổng thầu phối hợp với Metro Hà Nội duy trì chạy 2 đôi tàu trên tuyến để tiếp tục kiểm tra, đánh giá tính ổn định của hệ thống thiết bị.
Hiện nay, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện theo khuyến cáo thứ 3 do tư vấn ACT khuyến nghị, đồng thời thống nhất với UBND TP Hà Nội về việc bổ sung nhân sự để tiếp nhận vận hành dự án làm cơ sở xem xét phê duyệt bổ sung vào quy trình vận hành khai thác.
Người dân tham gia chạy thử nghiệm dự án
Ban QLDA Đường sắt, Tổng thầu, TVGS đã hoàn thành công tác nghiệm thu công trình, đang thực hiện kiểm đếm, chuyển giao hồ sơ và các công việc phục vụ cho công tác bàn giao với Công ty Metro Hà Nội.
Trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu hoàn thành dự án, chứng nhận an toàn hệ thống, kèm theo 16 vấn đề khuyến cáo đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản số 3445/BGTVT-CQLXD ngày 19/4/2021 và ý kiến của UBND TP Hà Nội tại văn bản số 1185/UBND-ĐT ngày 22/4/2021, Bộ GTVT đề nghị Hội đồng kiểm tra Nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình dự án của chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, sau khi có chứng nhận an toàn hệ thống của tư vấn ACT Pháp cộng với việc chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành, Bộ GTVT đề nghị Hội đồng kiểm tra Nhà nước xem xét ban hành thông báo kiểm tra công tác nghiệm thu dự án để kịp thực hiện bàn giao, vận hành khai thác dịp 1/5/2021, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần đây nhất, Bộ GTVT đã chỉ đạo lùi thời gian bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông từ 31/3/2021 sang tháng 4/2021. Trong tháng 1/2021, tư vấn ACT đã phát hành chứng nhận kiểm tra kèm theo báo cáo về phần hệ thống thiết bị tư vấn, trong đó nêu ra 16 khuyến nghị bao gồm nhóm liên quan đến hồ sơ tài liệu; nhóm liên quan đến thiết kế cần khắc phục hiện trường và có thể tiếp tục cải tiến, nâng cao mức độ an toàn trong tương lai; nhóm liên quan đến sự sẵn sàng vận hành của các nhân sự.
Trên cơ sở đó, Bộ chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương khắc phục các khuyến nghị, hoàn tất các thủ tục theo ý kiến của Tư vấn ACT thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và Tổng thầu Trung Quốc phải thực hiện.
Trong tháng 4, các đơn vị liên quan sẽ hoàn thiện công tác kiểm đếm để thực hiện chuyển giao. Cùng với đó, các đơn vị cũng khắc phục các khuyến cáo của tư vấn đánh giá an toàn hệ thống.
Trước đó theo chỉ đạo của Thủ tướng, đến hạn chót là ngày 31/3/2021, dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông phải hoàn thành đi vào khai thác và Bộ GTVT phải hoàn thiện các thủ tục để bàn giao cho UBND TP. Hà Nội quản lý, vận hành.
Hạn chót cho Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Cái giá của lãng phí
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 31/3/2021 là hạn chót Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành đi vào khai thác và Bộ GTVT phải hoàn thiện các thủ tục để bàn giao cho UBND TP Hà Nội quản lý, vận hành. Tuy nhiên, dự án này vừa chính thức đi qua một cột mốc quan trọng nữa với điệp khúc "lỡ hẹn" quen thuộc.
Hạn chót cho Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Cái giá của lãng phí
Trong buổi kiểm tra hiện trường và trả lời báo chí vào sáng 31/3, đại diện Bộ GTVT thông tin, đây mới là thời điểm bắt đầu cho việc kiểm đếm, tiếp nhận hồ sơ để tiến tới hoàn thành công tác bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông về cho UBND TP Hà Nội trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến một tháng tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân Thủ đô sẽ phải đợi thêm, ít nhất là khoảng một tháng nữa để có thể được đi lại trên tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước.Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin, công việc còn lại của dự án là công tác đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. Đây không phải là vướng mắc mà do tư vấn ATC của Pháp đưa ra các khuyến cáo chủ yếu liên quan đến tiếp tục xử lý, diễn tập các tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Đáng chú ý, ông Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án thí điểm, được thực hiện trong điều kiện khó khăn như hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa có, chưa đồng bộ kể cả quản lý, đơn giá, năng lực quản lý, điều hành dự án còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến dự án này không thể "về đích" như kế hoạch ban đầu.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể rút ra nhiều bài học cho tương lai. Trong đó có một bài học "nhãn tiền" là phải đưa người đi học trước ở nước ngoài, nắm rõ về những loại hình công nghệ mới rồi về mới triển khai đầu tư. Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo Bộ GTVT lên tiếng lý giải về những vướng mắc gặp phải tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khiến cho công trình này liên tục "trễ hẹn".
Khách quan mà nói, quan điểm của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông không sai. Đúng là dự án được triển khai trong bối cảnh như hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa có, chưa đồng bộ. Nói một cách nôm na, quá trình triển khai dự án này giống như kiểu vừa đi vừa dò đường, vướng đâu thì gỡ đó, mắc chỗ nào thì tháo chỗ đó. Chỉ có điều, với tổng vốn đầu tư (sau khi bị đội vốn) lên tới 18.000 tỷ đồng thì đường sắt Cát Linh - Hà Đông càng kéo dài, thiệt hại sẽ càng lớn, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.
18.000 tỷ đồng là đắt hay rẻ? Đương nhiên, trong bối cảnh hiện tại, hay nói như cách của các bạn trẻ là "đến tầm này" rồi thì có đào sâu, mổ xẻ những vấn đề tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng chẳng thể giúp dự án này "về đích" sớm hơn. Điều quan trọng lúc này là tất cả phải cùng đồng lòng, chung sức để cùng đẩy đoàn tàu này ra khỏi nơi mắc cạn.
Điều này chúng ta đã và đang có. Đó là sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ, là sự nỗ lực của Bộ GTVT, sự phối hợp hết mức của TP Hà Nội. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, việc liên tục phải nghe cái điệp khúc "lỡ hẹn" rồi "lùi tiến độ" khiến cho cảm xúc đi từ háo hức, chờ đợi đến thất vọng là cảm giác chẳng dễ chịu một chút nào đối với bất kỳ người dân Thủ đô hay người dân Việt Nam trong thời gian qua. Rồi mọi người cũng không thể không đặt câu hỏi: Liệu cái mốc thời gian 3 tuần đến một tháng mà Bộ GTVT vừa đưa ra có đáng tin cậy nữa hay không?!
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy 6 phút/chuyến Khi dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, cứ 6 - 10 phút sẽ có chuyến tàu cập ở các ga để đón trả khách. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được bàn giao để đưa vào khai thác thương mại. Theo kế hoạch khai thác, giờ cao điểm cứ 6...