Bước chuyển quan trọng
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại một lần nữa khẳng định chủ ý tăng cường vai trò chính trị an ninh và quân sự ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ với ý tưởng về phòng vệ tập thể.
Ảnh minh họa
Điều 51 của Hiến chương LHQ quy định cụ thể về quyền phòng vệ cá nhân và phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, cho tới nay, Nhật hiểu và vận dụng điều 9 trong hiến pháp nước này theo hướng không sử dụng quyền phòng vệ tập thể như quy định trong điều 51 của Hiến chương LHQ.
Nội dung mấu chốt của phòng vệ tập thể, theo định nghĩa của LHQ là nước này giúp nước kia tự phòng vệ. Trong trường hợp Nhật, chủ ý của ông Abe không phải là sửa đổi hiến pháp hiện hành nhằm thực hiện quyền phòng vệ tập thể mà tìm cách hiểu hiến pháp hiện hành theo hướng có thể hợp pháp hóa được chuyện phòng vệ tập thể. Ông Abe không giấu diếm ý định thúc đẩy sửa đổi hiến pháp bị áp đặt từ sau Thế chiến thứ hai để mở rộng phạm vi hoạt động cho quân đội. Ông Abe nhìn nhận trong sự mở rộng đó cơ hội để gây dựng vai trò chính trị an ninh khu vực và thế giới. Tuy ông Abe không nêu cụ thể sẽ giúp ai tự phòng vệ nhưng có thể dễ dàng xác định được diện đối tượng hàng đầu là những đồng minh và đối tác chiến lược, chẳng hạn như Mỹ và ở khu vực Đông Bắc Á có Hàn Quốc.
Về phương diện định hướng chính sách thì cả việc đề cập đến và lựa chọn quyền phòng vệ tập thể này là bước chuyển rất quan trọng trong chiến lược đối ngoại, an ninh và quân sự của Nhật Bản.
Theo TNO
Video đang HOT
Thế chiến I "đốt nóng" đấu khẩu Trung-Nhật trên diễn đàn quốc tế
Thế chiến I đã được nhắc tới trong cuộc tranh cãi ngoại giao Trung-Nhật khi Bắc Kinh ngày 24/1 đáp trả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về một phép so sánh rằng các căng thẳng hiện thời ở Hoa Đông tương tự như các căng thẳng giữa Anh và Mỹ trước thềm Thế chiến I.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Davos, Thụy Sĩ.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ này 24/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ông tin rằng sự so sánh mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhắc tới là không đúng.
Trong màn "đấu khẩu" mới nhất của cuộc tranh cãi ngoại giao căng thẳng giữa hai nước, ông Vương đã nhắc lại sự giận dữ của Bắc Kinh đối với chuyến thăm gần đây của ông Abe tới đền Yasukuni, nơi thờ 14 tội phạm và hàng triệu người Nhật chết trong chiến tranh.
"Tuyên bố của ông ấy hơi lỗi thời vì thời đại hiện này là một thế giới khác với tình hình 100 năm trước", ông Vương phát biểu trước các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp tại WEF.
Trước đó, phát biểu tại WEF, Thủ tướng Nhật đã so sánh căng thẳng Nhật-Trung hiện nay với sự đối đầu giữa Anh và Đức trước thềm Thế chiến I.
Sự so sánh của ông Abe về tình hình hiện thời tại Đông Á với tình hình châu Âu đầu thế kỷ 20 là để thấy rằng quan hệ kinh tế phát triển giữa Anh và Đức đã không ngăn nổi hai nước lâm vào chiến tranh, ám chỉ rằng một điều gì đó tương tự có thể xảy ra giữa Tokyo và Bắc Kinh trong thời kỳ hiện đại bất chấp quan hệ thương mại và đầu tư trị giá hàng tỷ USD giữa hai nước.
Các bình luận của ông Abe là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm cảnh báo với thế giới về sự bành trướng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc. Nhật Bản xem đó là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh của nước này.
Trong khi đó, ông Vương lại nói rằng bài học lịch sử nên nhắc tới cuộc xâm lược quân sự của Nhật Bản chống lại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác trong quá khứ.
"Xem xét lại các giai đoạn này của lịch sử sẽ thấy rõ ai là người gây ra chiến tranh và ai là kẻ gây rối", Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Theo ông Vương, Bắc Kinh coi chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới đền Yasukuni tháng 12 năm ngoái là vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ song phương, miêu tả chuyến thăm là tôn vinh chủ nghĩa quân phiệt, biện minh cho các hành động gây hấn trong quá khứ và vinh danh các tội phạm chiến tranh.
"Khi một nhà lãnh đạo Nhật đặt hoa tại một ngôi đền như vậy, ông ấy đã vượt qua vạch giới hạn, xúc phạm lương tâm của con người và luật pháp quốc tế. Ông ấy đang tranh cãi kết quả của Thế chiến II và trật tự quốc tế", ông Vương nói.
Mỹ và Anh đã lên tiếng chỉ trích ông Abe về chuyến thăm đền Yasukuni và chuyến thăm cũng làm bùng phát phản ứng giận dữ từ Hàn Quốc.
Trung Quốc muốn lập cơ chế khiểm soát khủng hoảng
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn đẩy cao vấn đề vì điều đó có lợi cho Bắc Kinh, khi vụ việc ảnh hưởng tới các nhìn nhận của thế giới đối với các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng, trong đó có cuộc tranh chấp với Nhật Bản vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Tokyo hiện kiểm soát quần đảo không người ở, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định rằng chúng thuộc sở hữu của mình. Đã xảy ra hàng loạt cuộc đối đầu căng thẳng liên quan tới các lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang trong những năm gần đây.
Trung Quốc đổ lỗi cho Nhật Bản làm gia tăng căng thẳng bằng cách tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác là phải đáp trả động thái của Nhật Bản. Chúng tôi đã đề nghị đàm phán nhưng Tokyo từ chối thảo luận quần đảo vì, trong quan điểm của họ, quần đảo không phải là lãnh thổ tranh chấp", ông Vương nói.
"Hãy để tôi một lần nữa đưa ra đề nghị: Chúng ta nên bắt đầu tiến hành một cuộc đàm phán song phương về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để thiết lập một cơ chế khiểm soát khủng hoảng".
Trước khi nói về các vấn đề liên quan tới Nhật Bản, ông Wang đã nói về cam kết của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với một làn sóng cải cách mới, vốn đưa quốc gia đông dân nhất thế giới đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.
Ông Vương cho hay, Trung Quốc muốn "sát cánh nhiều hơn trong các trọng trách quốc tế" bằng cách tích cực trợ giúp xoa dịu "các vấn đề nóng" khắp thế giới.
Theo Dantri
Bộ trưởng Nhật thăm đền chiến tranh gây tranh cãi Một Bộ trưởng trong Nội các Nhật hôm nay 18/10 đã thăm ngôi đền chiến tranh thờ cả những người bị kết án là tội phạm chiến tranh ở Tokyo. Động thái chắc chắn sẽ gây phản ứng giận dữ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Yoshitaka Shindo Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin...