Bước chuyển mạnh mẽ
Trình độ, nhận thức và hiệu quả công tác của các đội nghiệp vụ CAH tăng lên; tính chuyên nghiệp của lực lượng Công an xã chuyển biến rõ rệt; ANTT ở nhiều xã, thôn được đảm bảo ổn định, giảm hẳn những vụ việc vi phạm… Đó là những đúc kết ngắn gọn của Thượng tá Nguyễn Hồng Thái – Trưởng CAH Phú Xuyên.
Liên lực lượng CAH Phú Xuyên phối hợp tuần tra khép kín địa bàn
Nhận thức tốt để hành động hiệu quả
“Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được Đảng ủy, BCH và toàn lực lượng CAH Phú Xuyên xác định, đó chính là điều kiện quý để những địa bàn ngoại thành, cửa ngõ như Phú Xuyên thêm bài bản, chính quy và hiệu quả”, Thượng tá Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
Video đang HOT
Từng là một trong những huyện xa nhất của tỉnh Hà Tây (cũ), và sự xa ấy vẫn giữ nguyên sau khi địa giới Thủ đô mở rộng; Đường sắt Bắc – Nam, các tuyến sông Hồng, sông Nhuệ, sông Lương, tuyến quốc lộ 1A; Trình độ dân trí chưa cao, đời sống kinh tế của người dân ở nhiều xã còn khó khăn, và đặc biệt nhận thức, chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn kém… là những tồn tại huyện Phú Xuyên “mang theo” khi “về” Hà Nội. Và đó cũng lại chính là những vấn đề đầu tiên mà chỉ huy CAH Phú Xuyên nhìn nhận tập trung giải quyết. “Xác định được nhận thức rồi, Đảng ủy, BCH CAH ưu tiên số 1 đối với công tác cán bộ; từ tác phong, tư thế, đến việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác cán bộ làm đồng bộ, và đề ra những yêu cầu cụ thể không chỉ với CBCS các đội nghiệp vụ, mà cả lực lượng Công an xã”, Thượng tá Vũ Đại Đồng – Phó trưởng CAH Phú Xuyên cho biết. Mọi chủ trương, kế hoạch lớn phải được bàn bạc, xây dựng thống nhất trong BCH CAH; từ đó xây dựng biện pháp thực hiện chi tiết, có giám sát, có sơ kết, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những khâu, những vị trí chưa “chuẩn”.
Thu hẹp dần “khoảng cách”
“Dứt khoát không hình thành tâm lý chờ việc. Các chỉ tiêu công tác tối thiểu phải hoàn thành, đồng thời chủ động xây dựng biện pháp rà soát, quản lý chặt các đối tượng, địa bàn “nổi” về ANTT”, Thượng tá Đặng Ngọc Hân – Phó trưởng CAH Phú Xuyên nhấn mạnh những yêu cầu mà BCH CAH từng đặt ra đối với CBCS, các đội nghiệp vụ, ngay từ thời điểm Hà Nội mở rộng.
Những tính chất phức tạp của địa bàn “cửa ngõ”, mọi hoạt động của tội phạm, công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân, nhất là thanh thiếu niên, luôn được CAH Phú Xuyên chủ động nhìn nhận và chú trọng biện pháp hóa giải. Chặng đường 5 năm, CAH Phú Xuyên khám phá trên 94% số vụ phạm pháp hình sự. Riêng những tháng đầu năm 2013, 17 trên tổng số 18 vụ phạm pháp hình sự xảy ra ở địa bàn huyện Phú Xuyên đã tìm được “đáp số”, bắt giữ đối tượng gây án. Tỷ lệ khám phá, xử lý các vụ về tệ nạn xã hội, ma túy, kinh tế, đều vượt từ 100% đến 200% chỉ tiêu CATP giao. Nói như Thượng tá Đặng Ngọc Hân, những thông số này cho thấy, các lực lượng CAH Phú Xuyên đã từng bước hòa nhập, ăn khớp, rút ngắn “khoảng cách” về nhận thức, trình độ so với 28 quận, huyện, thị xã.
Sự bình yên ở Phú Xuyên thời gian gần đây cũng là những dấu hiệu tích cực trong quá trình 5 năm “hội nhập” có vai trò tích cực của lực lượng Công an. Những “cánh tay nối dài” của lực lượng Công an chính quy, như đội ngũ Công an viên, đội viên dân phòng, hay mô hình người dân tham gia bảo vệ ANTQ được quan tâm, củng cố. Sau 5 năm, từ vai trò tham mưu và trực tiếp tham gia thực hiện của lực lượng Công an, huyện Phú Xuyên đã xuất hiện những mô hình điển hình, những cách làm hay về hòa giải mâu thuẫn nội bộ nhân dân ngay từ cấp cơ sở; tuần tra đêm trên các tuyến đường liên thôn, liên xã; hay quản lý người tạm trú, tạm vắng. Những công việc nhỏ nhất liên quan đến ANTT, đến công tác Công an, đều được quan tâm và hoàn thành tốt nhất. Đó là phương châm mà Đảng ủy, BCH CAH Phú Xuyên đặt ra, và đã làm được…
Minh Hà
Theo ANTD
Hà Nội xây mới, mở rộng nhiều khu xử lý chất thải
Từ nay đến 2020, Hà Nội sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn.
Hướng đến môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, Hà Nội sẽ xây mới và mở rộng thêm nhiều
khu vực xử lý chất thải (Ảnh minh họa)
Trong phiên làm việc diễn ra sáng 6-12, HĐND TP.Hà Nội (kỳ họp 6, khóa XIV) đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Theo đó, quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại, thu gom và xử lý theo các công nghệ: tái chế, sản xuất phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh theo 3 vùng: Vùng 1 gồm đô thị nội đô lịch sử khu vực từ vành đai 2 đến sông Nhuệ, khu đô thị Mê Linh - Đông Anh, khu đô thị Đông Anh, khu đô thị Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm, khu đô thị Sóc Sơn, thị trấn Kim Hoa, thị trấn Nỉ, thị trấn Phù Đổng, khu vực nông thôn huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Chất thải rắn vùng 1 được xử lý tại các khu xử lý: Nam Sơn, Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng, Cầu Diễn.
Vùng 2 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, quận Hà Đông), đô thị Phú Xuyên, các thị trấn Thường Tín, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa và khu vực nông thôn các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Rác vùng này được xử lý tại các khu Cao Dương, Châu Can, Mỹ Thành, Hợp Thanh, Vân Đình, Đông Lỗ.
Vùng 3 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức), đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai các thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn các thị trấn Tây Đằng, Phùng, Liên Quan, Phúc Thọ cũ và các khu vực nông thôn các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, ngoại thị Thị xã Sơn Tây. Rác thải vùng này được xử lý tại các khu Đồng Ké, Núi Thoong, Lại Thượng, Đan Phượng, Xuân Sơn.
Hà Nội dự kiến quy hoạch 17 khu xử lý chất thải rắn cho toàn thành phố và 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải. Đồng thời, xây dựng 6 trạm trung chuyển chất thải rắn phục vụ cho các loại chất thải rắn. Sử dụng công nghệ tiên tiến (đốt, tái chế) đảm bảo vệ sinh môi trường phù hợp với từng loại chất thải rắn, hạn chế việc chôn lấp nhằm giảm nhu cầu đất cho chôn lấp. Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2020, Thành phố sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn.
Dự kiến, tổng mức đầu tư để thực hiện Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 107.573 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động tổng hợp từ các nguồn lực đầu tư: vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại từ Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển của TP Hà Nội, mở rộng các hình thức BOO, BOT, PPP.
Theo ANTD
"Đánh mạnh" tội phạm dịp cuối năm Theo Thượng tá Phan Văn Kiểm - Phó trưởng CATX Sơn Tây, qua 5 tháng thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công các băng nhóm tội phạm, tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn tiếp tục tục được giữ vững, tuyệt đối không xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ hoặc để hình thành, phát sinh "điểm nóng". Giảm...