Bước chuyển bất ngờ trên chính trường Singapore
Ngày 8/4, Phó Thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt đã công bố quyết định từ chức lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư (4G) của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, mở đường cho việc lựa chọn một người trẻ hơn lãnh đạo đất nước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nghỉ hưu.
Phó Thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt. Ảnh: MCI/TTXVN
Lý do Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt đưa ra là những thách thức lớn và lâu dài của đại dịch COVID-19 cũng như vấn đề tuổi tác và đòi hỏi về công việc của người đứng đầu.
Thủ tướng đầu tiên của Singapore lên nắm quyền khi 35 tuổi, người kế nhiệm ông là Goh Chok Tong ở tuổi 49 và Thủ tướng Lý Hiển Long ở tuổi 52. Vì vậy, Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt, hiện 60 tuổi, cho rằng ông không còn đủ thời gian để chuẩn bị hành trang đảm nhận vị trí lãnh đạo đất nước.
Năm 2018, ông Vương Thụy Kiệt đã được các thành viên đảng PAP chọn là “nhân vật số một” và có khả năng trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí thủ tướng thứ tư của Singapore khi Thủ tướng Lý Hiển Long nghỉ hưu.
Quyết định này của ông có thể được coi là “ cơn địa chấn” trong nền chính trị của “đảo quốc sư tử” vốn coi trọng tiền lệ, trong khi đây lại là diễn biến chưa từng có tiền lệ. Nó cũng tạo ra bước chuyển bất ngờ trên chính trường Singapore.
Từ khi giành độc lập đến nay, Singapore luôn tìm cách thể chế hóa sự kế thừa chính trị thành một quá trình hiệu quả, hợp lý cao và không mang tính cá nhân. Mặc dù lịch trình cho mỗi lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo là khác nhau, nhưng tất cả đều được thực hiện với độ chính xác nhất định. Nhân vật kế nhiệm thường được công bố trước một khoảng thời gian đủ để không gây lo lắng cho các nhà đầu tư và dân chúng. Một khi ứng cử viên cho vị trí thủ tướng được lựa chọn, hầu như không có sự thay đổi giữa chừng, cũng không có kiểu tranh giành quyền lực, hay mâu thuẫn chính trị lớn như đôi khi xảy ra trong các cuộc chuyển giao quyền lực ở các quốc gia khác. Thực tế các lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo trước đây ở Singapore đã chứng minh điều này.
Video đang HOT
Tại lễ mít tinh mừng Quốc khánh Singapore năm 1988, hai năm trước khi trao quyền lãnh đạo, Thủ tướng sáng lập Lý Quang Diệu đã đánh giá công khai các nhà lãnh đạo chủ chốt của thế hệ thứ hai, đưa ra những nhận xét thẳng thắn về tính cách của bốn ứng cử viên là ông Goh Chok Tong, ông Ong Teng Cheong, ông Tony Tan và ông S. Dhanabalan. Sau đó, ông Goh Chok Tong được lựa chọn cho vị trí thủ tướng tiếp theo với sự đồng thuận của các ứng cử viên còn lại và các thành viên trong Ban chấp hành trung ương PAP.
Cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo thứ hai sang thứ ba tại Singapore là dễ dự đoán nhất. Trong bài phát biểu kỷ niệm Quốc khánh 2003, đúng 10 tháng trước khi chuyển giao quyền lực vào tháng 8/2004, Thủ tướng Goh Chok Tong đã tuyên bố rõ rằng cấp phó của ông – ông Lý Hiển Long – sẽ là người kế nhiệm. Ông Lý Hiển Long bước vào hoạt động chính trị năm 1984 và là trợ lý Tổng Thư ký thứ hai của PAP năm 1989 và Phó Thủ tướng năm 1990, đã có một chặng đường dài chuẩn bị cho vị trí đứng đầu.
Tuy nhiên, quá trình lựa chọn ông Lý Hiển Long cũng mang tính bao trùm hơn. Không giống như trường hợp của ông Goh Chok Tong, người được lựa chọn bởi một nhóm nhỏ các bộ trưởng và thành viên Ban chấp hành trung ương PAP – cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng – ông Lý Hiển Long còn cần nhận được sự tán thành của các nghị sĩ PAP. Ý tưởng thu hút các nghị sĩ tham gia lựa chọn và tán thành đã được chính ông Goh Chok Tong thúc đẩy. Đây là một bước tiến quan trọng của hệ thống chính trị Singapore và tạo tiền đề cho quá trình kế thừa lãnh đạo sau này
Chính vì vậy, quá trình lựa chọn ông Vương Thụy Kiệt là người kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long kéo dài hơn sau khi nhận được sự đồng thuận của 32 bộ trưởng và nghị sỹ trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày 23/11/2018. Vào ngày 23/4/2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã bổ nhiệm ông Vương Thụy Kiệt làm cấp phó của mình, có hiệu lực từ ngày 1/5/2019. Chỉ ba năm sau, với việc ông Vương Thụy Kiệt từ chức lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư, câu hỏi về người kế nhiệm lại bị bỏ ngỏ.
Trong tuyên bố sau quyết định rút lui của ông Vương Thụy Kiệt, ban lãnh đạo 4G cho biết họ tôn trọng và chấp nhận quyết định của ông. Tuy nhiên, tuyên bố cũng cho biết sự thay đổi bất ngờ này là một trở ngại cho việc lập kế hoạch kế nhiệm của ban lãnh đạo 4G. Trong hoàn cảnh này, nhóm 4G sẽ cần có thêm thời gian để chọn một nhà lãnh đạo khác trong số họ. Do đó, họ đã yêu cầu Thủ tướng Lý Hiển Long tiếp tục giữ chức Thủ tướng cho đến khi người kế nhiệm mới được chọn và sẵn sàng tiếp quản
Thủ tướng Lý Hiển Long, 69 tuổi, tuyên bố ông sẽ chuyển giao quyền lực ở tuổi 70 vào tháng 2/2022. Nhưng đại dịch COVID-19 dường như đã làm ảnh hưởng đến lịch trình kế nhiệm. Tháng 7/2020, khi Singapore tổ chức tổng tuyển cử, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông muốn chứng kiến Singapore vượt qua khủng hoảng và bàn giao đất nước “nguyên vẹn và hoạt động tốt” cho người kế nhiệm.
Tuy Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt đã rút khỏi vai trò người đứng đầu ban lãnh đạo 4G của Singapore, nhưng với cách thức quản lý đất nước bằng một đội ngũ các nhà lãnh đạo có năng lực, Bộ trưởng Công Thương Singapore Chan Chun Sing khẳng định đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ tư, hệ thống, kế hoạch, tiến trình và các chính sách đang được áp dụng hiện nay không có sự thay đổi, vẫn đảm bảo tính liên tục và ổn định đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục làm việc tích cực để duy trì “đảo quốc sư tử” là điểm đến an toàn và sinh lời cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, giải quyết những thách thức cấp bách trước mắt của Singapore và đảm bảo cho đất nước vươn lên một cách mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh này vẫn là ưu tiên hàng đầu của ban lãnh đạo 4G. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh nội các sẽ tiếp tục làm việc với tư cách một tập thể đoàn kết để vượt qua những thách thức và dẫn dắt đất nước tiến lên phía trước. Ông cho rằng đó là cách duy nhất để duy trì được lòng tin của dân chúng và xây dựng đất nước thành công.
Hiện có 4 ứng cử viên sáng giá cho vị trí của ông Vương Thụy Kiệt là Bộ trưởng Công Thương Chan Chun Sing, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ong Ye Kung, Bộ trưởng Giáo dục Lawrence Wong và Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Desmond Lee. Trước mắt, Bộ trưởng cấp cao Trương Chí Hiền sẽ là Thủ tướng tạm quyền trong thời gian Thủ tướng Lý Hiển Long vắng mặt.
Thủ tướng Singapore kiện người 'phỉ báng' trên Facebook
Thủ tướng Singapore đệ đơn ra tòa án kiện Leong Sze Hian, cáo buộc người này chia sẻ bài báo "phỉ báng" ông trên Facebook.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm nay ngồi xe hơi tới Tòa án Tối cao Singapore, nơi xét xử vụ kiện giữa ông và bị đơn Leong, 66 tuổi, sau khi người này chia sẻ trên Facebook một bài báo của trang Coverage, Malaysia về bê bối rửa tiền của Quỹ đầu tư Nhà nước 1MDB.
Thủ tướng Lý vẫy tay chào mọi người ở bên ngoài, trước khi bước vào tòa án. Phiên tòa chỉ cho phép 20 người tham dự do áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19.
Leong, một chuyên viên tư vấn tài chính, hồi tháng 11/2018 chia sẻ bài báo của Coverage, trong đó cáo buộc cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak đã ký "các thỏa thuận bí mật" với Thủ tướng Lý Hiển Long để nhận lại sự giúp đỡ từ các ngân hàng Singapore, nhằm rửa tiền từ quỹ 1MDB.
Ông Najib đã bị kết án 12 năm tù hồi tháng 7 với tội danh tham nhũng liên quan tới 1MDB.
Thủ tướng Lý Hiển Long tới Tòa án Tối cao Singapore hôm nay. Ảnh: Reuters.
Các luật sư của ông Lý cho rằng bài viết trên Coverage chứa những cáo buộc "sai sự thật và vô căn cứ", cho rằng ông Leong đã chia sẻ bài viết trên "một cách ác ý" nhằm làm tổn hại uy tín thân chủ của họ, dù ông Leong sau đó đã gỡ bài đăng Facebook.
Leong nói ông "chỉ đơn thuần chia sẻ" bài báo mà không thêm bình luận hay thay đổi nội dung bài viết, bác bỏ các cáo buộc ông đã đăng bài viết một cách ác ý. Phiên tòa dự kiến kéo dài cho đến cuối tuần và Thủ tướng Lý sẽ phải đối chất với bị đơn.
Trước Lý Hiển Long, nhiều thành viên cấp cao thuộc đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, gồm cả cố thủ tướng Lý Quang Diệu, từng đệ đơn kiện truyền thông nước ngoài, các đối thủ chính trị và những người bình luận trên mạng vì tội phỉ báng.
Singapore duy trì kiểm soát chặt truyền thông địa phương và ban hành luật chống tin giả vào năm ngoái. Tuy nhiên, chính phủ khẳng định không cản trở những lời chỉ trích chính đáng hay hạn chế tự do ngôn luận.
Mỹ: Trung Quốc thao túng sông Mekong là 'thách thức cấp bách' với Đông Nam Á Quan chức cấp cao Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc thao túng sông Mekong là "thách thức cấp bách" với Đông Nam Á và là "xu hướng đáng lo ngại" ở khu vực này. Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell hôm 4/9 cho biết, việc Trung Quốc thao túng dòng nước ở sông...