Buộc chủ đầu tư chung cư “nhả” 2% phí bảo trì cho ban quản trị nhà
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở vừa được Chính phủ ban hành. Theo các quy định, khoản 2% phí bảo trì trong giá thành mua nhà, chủ đầu tư buộc phải bàn giao lại cho cộng đồng dân cư tại toà nhà mà đại diện là ban quản trị nhà
Nghị định gồm 9 Chương với 88 Điều, quy đinh cu thê cac nôi dung liên quan đến sở hưu nha ơ, phat triên nha ơ; quản lý, sử dụng nhà ở; quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giao dịch nhà ở; sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Trong đó, nghị định quy định cụ thể thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Cụ thể, trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định thì Ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi co nha chung cư để yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí này.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xet, kiểm tra; nêu các bên đã quyết toán số liệu kinh phí bảo trì mà chu đâu tư vẫn chưa ban giao kinh phi bao tri thi UBND cấp tỉnh phai có văn ban yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí cho Ban quản trị. Trong thơi han không qua 7 ngay, kê tư ngay nhân đươc văn ban của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì này.
Khoản 2% phí bảo trì sẽ được cưỡng chế bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư nếu chủ đầu tư không chịu “nhả” tiền.
Trường hợp các bên vẫn chưa lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì thì các bên phải thống nhất quyết toán số liệu và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh.
Video đang HOT
Việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư phải lập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư và đại diện Ban quản trị; sau khi bàn giao kinh phí này, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh biết.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà chu đâu tư vẫn không thực hiện ban giao kinh phi thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hanh quyêt định cương chê thu hôi kinh phi bảo trì để ban giao cho Ban quan tri và gửi quyết định này cho chủ đầu tư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản. Trong quyết định cưỡng chế, UBND cấp tỉnh phải ghi rõ số kinh phí chủ đầu tư phải bàn giao sau khi trừ kinh phí mà chủ đầu tư phải sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung (nếu có), thời hạn bàn giao, biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm của các bên liên quan để thực hiện quyết định này.
Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì bao gồm việc buộc chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì được gửi từ tài khoản đã lập theo quy định hoặc chuyển kinh phí từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị quản lý hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Viêc cương chê bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư đươc thưc hiên trong thơi han 30 ngay, kê tư ngay ban hanh quyêt đinh cương chê. Kinh phi phải ban giao là toàn bộ số tiền bảo trì (cả gốc và lãi) theo số liệu kinh phí mà các bên đã quyết toán; nếu các bên không thống nhất quyết toán số liệu thì bàn giao theo số liệu ghi trong quyết định cưỡng chế của UBND cấp tỉnh.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế của UBND cấp tỉnh, tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư hoặc quản lý tài khoản khác của chủ đầu tư theo quyết định cưỡng chế có trách nhiệm chuyển kinh phí sang tài khoản do Ban quản trị lập để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở và quyết định cưỡng chế; trường hợp phải xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trị thì trong quyết định cưỡng chế, UBND cấp tỉnh phải nêu rõ biện pháp xử lý tài sản, trách nhiệm của đơn vị xử lý tài sản, hình thức xử lý và việc chuyển giao kinh phí thu hồi cho Ban quản trị.
Trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì UBND cấp tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư va đại diện Ban quản trị; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định thì phai có thêm xác nhận của bên tô chưc cương chê va đại diện tô chưc tin dung thực hiện chuyển kinh phí này hoặc đại diện của bên xử lý tài sản của chủ đầu tư (nếu có xử lý tài sản của chủ đầu tư).
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2015.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: Giá dịch vụ nhà chung cư cao nhất 16.000 đồng/m2
Theo khung giá dịch vụ nhà chung cư vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, nhà không có thang máy mức thu tối thiểu 450 đồng/m2, mức tối đa 5.000 đồng/m2. Với chung cư có thang máy mức thu tối thiểu 800 đồng/m2, tối đa 16.500 đồng/m2.
UBND TP Hà Nội vừa công bố khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn. Ban quản trị nhà chung cư có vai trò quyết định giá dịch vụ trong khung giá nhà không có thang máy mức thu tối thiểu 450 đồng/m2, mức tối đa 5.000 đồng/m2. Với chung cư có thang máy mức thu tối thiểu 800 đồng/m2, tối đa 16.500 đồng/m2.
Giá dịch vụ chung cư ở Hà Nội thấp nhất 450 đồng/m2, cao nhất là 16.500 đồng/m2
Theo UBND TP Hà Nội khung giá trên chưa có các dịch vụ cao cấp khác như tắm hơi, bể bơi, sân tennis hoặc các dịch vụ cao cấp khác.
Đối với tòa nhà chưa thành lập được ban quản trị, theo quy định của UBND TP Hà Nội, quyết định mức giá dịch vụ phải được sự chấp thuận bằng văn bản trên 50% số hộ dân đang cư trú tại nhà chung cư.
Trong trường hợp có nguồn thu từ kinh doanh các dịch vụ khác thuộc phần sở hữu chung của tòa nhà thì phải được tính để bù đắp chi phí dịch vụ nhằm mục đích giảm giá dịch vụ nhà chung cư.
Hà Nội cũng lý giải mức giá trên dựa theo quy định tại Điều 2, Thông tư 37 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư.
Quyết định trên của UBND TP Hà Nội có hiệu lực từ ngày 9/7.
Quang Phong
Theo Dantri
Vẫn còn nợ đọng 90 văn bản "Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, tuy nhiên trong tháng 8/2015, công tác này tiến triển còn rất chậm. Số lượng nợ đọng còn rất lớn, với 90 văn bản, tăng 51 văn bản so với tháng 8/2014". Tình hình nợ...