Buộc chồng phải ghi sổ nợ, viết giấy vay khi mượn tiền vợ
Trong lúc tôi đang đau đầu chuyện tiền bạc thì vợ vẫn vui vẻ đi mua sắm, đi chơi cùng bạn bè, chi tiêu rất thoải mái.
Trên đường trở về nhà sau kỳ nghỉ lễ, tôi nhún nhường hỏi vợ: “Việc chú Út mượn tiền sửa nhà, chắc vợ chồng phải sắp xếp chứ từ chối sao được!”. Vợ lạnh lùng: “Anh có tiền thì cứ việc cho chú ấy mượn, hỏi em làm gì”.
Tôi giải thích: “Anh có khoản tiền riêng nào đâu, thu nhập bao nhiêu thì trang trải hết rồi”. Vợ thủng thẳng: “Nếu muốn mượn tiền của em thì viết giấy nợ”. Nghe vợ nói thế, tôi đứng hình, im lặng.
Khi cưới nhau, vợ đã đề xuất chúng tôi “độc lập tài chính” (Ảnh minh họa)
Vợ tôi là một người mạnh mẽ, tự chủ và kiếm ra tiền. Trước khi cưới, vợ đề xuất chúng tôi sẽ độc lập tài chính, tiền ai người nấy giữ, chỉ đóng góp những khoản chi tiêu và tiết kiệm chung. Lúc đó, công việc của tôi ổn định, thu nhập khá nên vui vẻ đồng ý.
Quả nhiên với cách này, vợ chồng rất thoải mái, ít lăn tăn về chuyện tiền bạc. Hằng tháng, chúng tôi thống nhất chia đôi mọi khoản chi phí: tiền thuê nhà, điện nước, tiền chợ, tiền gửi con… và bỏ vào tài khoản tiết kiệm chung một số tiền nhất định. Chuyện nhà ngoại từ thăm hỏi đau ốm, cưới xin, ma chay… vợ sẽ tự lo còn tôi lo việc nhà nội. Nếu cả nhà về ngoại chơi, vợ sẽ chi trả toàn bộ chi phí đến quà cáp và ngược lại.
Video đang HOT
2 năm vừa rồi, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc của tôi gặp khó khăn, thu nhập giảm nên sau khi đóng góp vào các khoản chung, tôi gần như không còn đồng nào.
Trong khi đó, công việc của vợ có chiều hướng phát triển, tiền kiếm được nhiều hơn. Để có tiền chi tiêu, tôi phải hỏi mượn vợ và lần nào, cô ấy cũng ghi sổ rõ ràng. Vợ dường như không quan tâm tôi chi tiêu như thế nào, thiếu thốn ra sao.
Lễ vừa rồi, chúng tôi về thăm nhà ngoại trước khi về nhà nội. Vợ mua rất nhiều quà cáp cho cha mẹ cô ấy rồi mời cả gia đình đi ăn nhà hàng sang trọng. Đến khi về nhà nội, tôi chỉ đủ tiền mua trái cây thắp nhang nhưng vợ cũng không hề đả động gì. Tôi biết do thỏa thuận từ đầu nên không thể trách vợ nhưng thấy buồn vì vợ không chia sẻ khó khăn.
Đợt này, em trai tôi có dự định sửa sang lại nhà cửa. Do em ở chung với bố mẹ nên mấy anh chị em bàn nhau sẽ phụ thêm tiền. Em hỏi mượn mỗi người 50 triệu đồng, nhưng anh chị nào cũng hứa sẽ cho một nửa số tiền.
Mỗi lần thiếu tiền, tôi phải mượn tiền vợ và cô ấy đều ghi sổ (ảnh minh họa)
Hiện tại tôi không có xu nào, nên mới hỏi mượn vợ nhưng cô ấy lạnh lùng nói tôi phải viết giấy vay tiền mới cho mượn, vì đó là tiền riêng của vợ. Cô ấy cũng ra điều kiện, tôi phải thanh toán hết các khoản nợ trước mới đồng ý cho mượn tiếp.
Trong lúc tôi đang đau đầu chuyện tiền bạc thì vợ vẫn vui vẻ đi mua sắm, đi chơi cùng bạn bè, chi tiêu rất thoải mái. Phải nói thêm, trước khi cưới, bố mẹ vợ cho một căn chung cư nhưng vợ nhất quyết không ở mà buộc tôi đi thuê nhà. Còn căn nhà đó, vợ cho thuê và thu tiền hàng tháng.
Vợ nói, nếu ở nhà đó tôi sẽ ỷ lại, phải cố gắng làm việc để hai vợ chồng tự lực mua nhà từ khoản tiết kiệm chung. Bởi vậy, mỗi lần tôi than thở chuyện tiền bạc, thay vì chia sẻ, vợ luôn bảo: “Phải tìm cách tăng thu nhập chứ kêu ca được ích gì”. Tôi hiểu vợ muốn tôi có động lực để làm việc nhưng khi khó khăn về tiền bạc, tôi lại thấy vợ lạnh lùng quá.
Trong ngày cưới, khách mời sửng sốt khi thấy cô dâu quỳ xuống cảm ơn 1 người
Tôi cầm hoa cưới, trong bộ váy cưới cô dâu đi thẳng xuống bên dưới rồi quỳ xuống trước sự kinh ngạc của mọi người dự tiệc.
Ảnh minh họa
Mẹ tôi mất khi tôi còn rất nhỏ, còn chưa hiểu được thế nào là tình thương của một người mẹ. Tôi sống với cha. Ông dù có thương yêu con gái thì vẫn là một người đàn ông, cách cư xử làm sao dịu dàng bằng một người phụ nữ. Vì thế, tôi thích có một người mẹ lắm.
Ngày sinh nhật 5 tuổi của tôi, cha dẫn mẹ kế về ra mắt. Tôi vì thích có mẹ nên mừng lắm, cứ bám lấy bà không thôi. Nhưng ông bà ngoại tôi thì lại không thích sự xuất hiện của mẹ kế và mỗi lần tôi về chơi, ông bà lại nói những lời không hay về mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng. Thời tôi còn nhỏ, còn chưa nhận thức được nhiều thì những lời đó chưa ảnh hưởng nhiều đến tôi. Hơn nữa, mẹ kế rất hiền, thương yêu tôi hết mực.
Nhưng đến tuổi dậy thì, ngỗ nghịch, tôi bắt đầu chống đối lại mẹ kế. Nhiều lần tôi cãi nhau với mẹ, có lần còn hét to lên rằng bà không sinh ra tôi thì không được quyền dạy dỗ tôi. Lần đó, tôi thấy mẹ kế khóc nức nở ở trong phòng.
Về sau, tôi luôn giữ khoảng cách với bà. Năm tôi đậu đại học, mẹ kế tặng tôi sợi dây chuyền vàng và một cái laptop. Khi biết nguồn gốc số tiền mua những vật ấy, tôi đã rơi nước mắt. Bà đã bán hết vàng cưới là của hồi môn ở nhà mẹ đẻ cho khi theo cha tôi về bên này. Theo cha về ở chứ chẳng được tổ chức một cái đám cưới nào hết.
Lớn rồi hiểu chuyện hơn, tôi bắt đầu cải thiện mối quan hệ với bà. Tôi đưa bà đi mua sắm, đi chơi, thường hay trò chuyện cùng bà. Mẹ kế vui vẻ hẳn ra. Bà nói bà không sinh được con cái nên xem tôi như con đẻ, đối xử với tôi hết lòng hết dạ. Bà cũng không mong tôi có thể xem bà là mẹ ruột, chỉ mong tôi đừng bài xích, xa lánh bà là đủ mừng rồi. Nghe những lời gan ruột của mẹ kế, tôi nghẹn ngào ôm lấy bà.
Hôm qua là ngày cưới của tôi. Trong thiệp cưới, tôi để tên hai người mẹ: một là mẹ ruột có công sinh ra tôi và một là mẹ kế, người đã nuôi dưỡng tôi suốt 23 năm. Lúc mời rượu cha mẹ hai bên, mẹ kế không chịu lên lễ đường. Tôi đã cầm ly rượu, trong bộ váy cưới đi thẳng xuống chỗ mẹ ngồi, quỳ xuống cảm ơn rồi mời rượu bà.
Mọi người đều sửng sốt, có vài người xì xầm bàn tán nhưng tôi mặc kệ. Mẹ kế lúng túng rồi nhanh chóng mỉm cười nhận lấy ly rượu, đỡ tôi đứng dậy. Tôi ôm lấy bà, cảm ơn bà một lần nữa vì những hi sinh và tình cảm đã dành cho tôi. Không biết từ khi nào, với tôi, bà chính là mẹ ruột rồi. Thật hạnh phúc khi cuộc đời tôi có sự xuất hiện của mẹ.
Giờ tôi đang ấp ủ tư tưởng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới cho cha và mẹ kế. Tôi muốn mẹ cũng được mặc váy cưới, cũng có một ngày cưới như những người phụ nữ khác. Nhưng chỉ sợ mẹ không đồng ý thôi, bà vốn rất hiểu chuyện và nhút nhát. Tôi nên tổ chức bất ngờ hay thông báo với mẹ kế, thuyết phục bà nhỉ?
Chưa cần nhan sắc, đây mới là 4 điều làm nên khí chất của người phụ nữ Không có "sắc" thì phải có "thần", muốn vậy, người phụ nữ nhất định phải cố gắng làm cho được 4 điều dưới đây. Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, phụ nữ có khí chất không hẳn là tướng mạo phải xinh đẹp xuất chúng. Tất cả thể hiện từ những lời nói, cách ứng xử hay thậm chí chỉ từ...